Bệnh tăng huyết áp: cần hạn chế sử dụng muối ăn

A- A+

Muối (Natri) rất cần thiết cho cơ thể, thông thường nồng độ muối được thận kiểm soát. Nhưng khi lượng muối được đưa vào quá nhiều thận sẽ không thể bài tiết kịp, khiến cơ thể bị tích nước, làm tăng khối lượng máu và do đó làm tăng huyết áp.

Người bệnh tăng huyết áp cần hạn chế muối ăn

Người bệnh tăng huyết áp cần hạn chế muối ăn

Sự nhạy cảm với muối ăn ở mỗi người là khác nhau. Ở một số người, ăn nhiều muối có thể khiến huyết áp tăng cao, nhưng ở nhiều người khác lại không có sự thay đổi lớn. Người Mỹ gốc Phi, người già và những người có bệnh tiểu đường thường khá nhạy cảm với muối. Tuy nhiên, dù bạn là đối tượng nào, nhưng nếu bạn bị huyết áp cao, thì điều cần thiết là giảm lượng muối ăn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Lời khuyên cho người bệnh tăng huyết áp

Giảm lượng muối ăn hàng ngày

Người Việt Nam thường tiêu thụ từ 18 - 22g mỗi ngày, nhưng theo khuyến cáo mỗi người trưởng thành chỉ nên sử dụng ít hơn 6 gam muối/ngày (tương đương khoảng một thìa cà phê). Vì vậy, điều cần thiết là giảm ngay lượng muối ăn hằng ngày khi bạn hoặc người nhà bị tăng huyết áp.

* Bên cạnh chế độ ăn giảm muối, có thể bạn nên xem thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp làm giảm nặng ngực, khó thở và phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp.

Các thực phẩm cần tránh

Muối chứa trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, dưa cà muối, sốt, phô mai, thịt nguội, ôliu, nước canh, các đồ hộp,… vì vậy bạn nên tránh các đồ ăn này. Khi mua thực phẩm, cần kiểm tra hàm lượng Natri trên nhãn để có thể chọn lựa đồ ăn phù hợp. Tốt nhất nên chọn các loại thực phẩm tự nhiên và hạn chế sử dụng muối ăn trong quá trình chế biến.

Gợi ý chế độ ăn uống dành cho người tăng huyết áp

Một trong những biện pháp đơn giản giúp giảm được tình trạng huyết áp cao của bạn là bắt đầu với chế độ ăn kiêng DASH. DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) là viết tắt của phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn bệnh tăng huyết áp. Chế độ ăn uống này rất đơn giản, chỉ có một số lưu ý nhỏ sau đây: 

- Ăn nhiều trái cây, rau, và thực phẩm ít chất béo.
- Giảm bớt thức ăn có nhiều cholesterol, mỡ động vật.
- Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, cá, gia cầm.
- Hạn chế lượng muối, đường trong thức ăn, giảm đồ ngọt, đồ uống có gas và các loại thịt đỏ.

Người bệnh tăng huyết áp cần hạn chế muối ăn

chế độ ăn DASH cho người bệnh tăng huyết áp 

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có chế độ ăn DASH giảm được huyết áp của họ chỉ trong vòng 2 tuần.
Nên duy trì chế độ ăn DASH với khẩu phần khuyến cáo:

- Ngũ cốc: 7-8 phần ăn /ngày (1 phần = 1/2 chén cơm hoặc ngũ cốc khác)
- Rau quả: 4-5 phần ăn / ngày (1 phần = 1 chén rau cải tươi sống)
- Trái cây: 4-5 phần ăn/ ngày (1 phần = 1 miếng trái cây trung bình)
- Sữa ít béo (sữa gầy): 2-3 phần ăn hàng ngày (1 phần = 1 cốc sữa 200ml)
- Thịt, gia cầm, cá: < 2 phần ăn/ ngày. (1 phần ~ 100g thịt nấu chín)
- Các loại hạt và đậu khô: 4-5 phần ăn/ tuần (1 phần = 1/2 chén đậu nấu chín)
- Chất béo và dầu: 2-3 phần ăn/ ngày (1 phần = 1 muỗng cà phê dầu ô liu)
- Chất ngọt và đường: cố gắng hạn chế đến dưới 5 phần ăn/ tuần. (1 phần = 1 thìa canh đường) 

Theo WebMD

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang - giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp

TPCN Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch