Người hở van tim nên ăn gì và kiêng gì? Tư vấn bởi chuyên gia

A- A+

Người bệnh hở van tim nên ăn gì, ăn như như thế nào mới tốt? Điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng đối những người có bệnh van tim. Bởi lẽ lựa chọn thực phẩm không phù hợp, ăn uống không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.

Với mỗi giai đoạn của bệnh, câu hỏi vbệnh van tim nên ăn gì lại có những đáp án khác nhau. Khi bị hở van tim nặng, hoặc sau thay van, chế độ ăn cần phải lựa chọn kỹ càng hơn để không làm giảm tác dụng của thuốc chống đông. 

Nhưng cho dù vậy thì lời khuyên chung về chế độ ăn uống với người bệnh tim mạch nói chung và hở van nói riêng, vẫn phải đảm bảo việc cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, giúp người bệnh có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.

Để làm được điều này, đừng bỏ qua danh sách thực phẩm tốt mà người bệnh hở van tim nên ăn dưới đây.

Những thực phẩm người bị hở van tim nên ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị hở van tim nên ăn tăng thêm trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc, hạn chế ăn thực phẩm giàu cholesterol xấu, chất béo trans hoặc thức ăn chế biến sẵn để giúp cải thiện triệu chứng, tránh biến chứng do hở van gây nên. 

Trái cây, rau củ - cung cấp chất chống oxy hóa cho tim

Một trong những nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích trong vấn đề bệnh hở van tim nên ăn gì chính là các loại trái cây, củ quả và rau xanh.

Trong các loại rau xanh, trái cây tươi có chứa rất nhiều vitamin, chất xơchất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chúng giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch và phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim do bệnh hở van tim.

Các thực phẩm tốt trong nhóm này có thể kể đến như những loại quả mọng (việt quất, dâu tây, mâm xôi, cherry), cà chua, trà xanh,... 

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho người bệnh hở van tim

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho người bệnh hở van tim

* Cách sử dụng:

- Bạn nên ăn từ 300 gam rau xanh, 100 – 200 gam hoa quả mỗi ngày. Tốt nhất nên lựa chọn trái cây hoặc rau củ quả tươi, tránh đồ đóng hộp hoặc muối chua vì chúng thường chứa nhiều natri không tốt cho sức khỏe tim mạch.

- Lưu ý đối với trà xanh: Trà xanh giúp tăng đốt cháy chất béo, cải thiện độ nhạy insulin của tế bào, từ đó bảo vệ cơ thể phần nào nguy cơ bệnh tim mạch. Loại đồ uống này cũng chứa nhiều polyphenol và catechin có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và bảo vệ sức khỏe trái tim. Tuy nhiên trong trà xanh có chứa caffein gây kích thích thần kinh nên bạn chỉ nên uống trà loãng, một lượng vừa phải khoảng 200ml mỗi ngày.

Gia vị làm giảm cholesterol có trong máu

Những loại gia vị như hạt tiêu, ớt, gừng, hồi quế, tỏi,.. đều tốt cho tim mạch được các chuyên gia tim mạch khuyến khích sử dụng. Trong đó, tỏi là gia vị có tác dụng tốt giúp ích cho việc giảm huyết áp, cholesterol, giảm nguy cơ đông máu và đột quỵ

* Cách sử dụng:

Để tỏi phát huy được tác dụng tốt nhất, bạn nên ăn tỏi sống (3 - 4 tép/ngày) hoặc nghiền nát trước khi nấu để thúc đẩy phản ứng hình thành allicin. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi đen để tăng cường lợi ích với sức khỏe tim mạch, tuy nhiên, nên lựa chọn sản phẩm tỏi đen của đơn vị uy tín, ví dụ như Tỏi Kim Cương (công ty Đông Á).

Tỏi có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch tuyệt vời, rất tốt cho người hở van tim

Tỏi có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch tuyệt vời, rất tốt cho người hở van tim

Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu giúp giảm xơ vữa động mạch

Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin B và chất xơ hơn so với ngũ cốc tinh chế, từ đó giúp giảm lượng cholesterol máu xấu – thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch.

Nghiên cứu của các chuyên gia tim mạch cho thấy rằng ăn ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày làm giảm 22% nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đồng thời làm giảm huyết áp và giảm 25% nguy cơ đột quỵ khoảng.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến như: lúa mì đen, gạo nâu, yến mạch, lúa mạch đen, quinoa...

Các loại đậu giàu Protein như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành… đều là thực phẩm tiêu hóa chậm chứa nhiều chất xơ, protein có thể thay thế cho các loại thịt, giúp cơ thể no lâu hơn, ngoài ra trong đậu có lượng đường tương đối thấp sẽ ngăn insulin tiết ra gây cảm giác đói, từ đó giúp giảm chất béo bão hòa cholesterol, giảm xơ vữa động mạch,... 

* Cách sử dụng

Có thể sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu giàu Protein trong chế độ ăn hàng ngày như:

- Ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho cơm trắng để sử dụng hàng ngày hoặc chế biến thành các loại sữa hạt thay thế bữa ăn sáng, bữa chính.

- Chế biến các loại đậu như món ăn hàng ngày thay thế cho một phần thịt trong bữa ăn.

Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu giúp giảm xơ vữa động mạch

Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu giúp giảm xơ vữa động mạch

Sữa chua, sữa ít béo có lợi cho người bệnh tim mạch

Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tách chất béo (chứa 1% chất béo), chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol hơn các loại sữa nguyên chất. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ 30% đau tim ở người tăng huyết áp (Theo tạp chí American Journal of Hypertension)

* Cách sử dụng:

Bạn có thể ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày là đủ. Nên chọn sữa chua không đường, sữa chua hy lạp.

Người bệnh hở van tim nên ăn sữa chua hoặc sữa ít béo

Người bệnh hở van tim nên ăn sữa chua hoặc sữa ít béo

Dầu thực vật, cá và bơ - giảm nguy cơ huyết khối

Các loại dầu thực vật (dầu oliu, hạnh nhân, óc chó) chứa nhiều chất béo không bão hòa. Đây là loại chất béo “tốt”, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giúp giảm rủi ro biến chứng do bệnh tim mạch, nhất là ở người bệnh hở van tim.

Đặc biệt chất béo tốt Omega 3 có trong các loại cá ở vùng biển sâu hoặc có trong cá hồi, có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông, làm giảm nguy cơ gây nhồi máu cơ tim ở người bệnh hở van tim. 

Quả bơ cũng là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh cho tim, giảm mỡ máu xấu, hạn chế thừa cân và béo phì; giảm huyết áp trung bình cũng như hạn chế đến 15% nguy cơ đột quỵ cho người bị hở van tim 2 lá.

* Cách sử dụng:

- Dầu thực vật: Có thế sử dụng trong chế biến đồ ăn hàng ngày như chiên xào hoặc trộn salad. 

- Đối với các loại cá giàu Omega 3: Các tổ chức y tế khuyến cáo rằng nên sử dụng tối thiểu khoảng 250 mg omega 3 mỗi ngày và có thể sử dụng tới 5.000 mg/ngày (Báo cáo của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu).

- Quả Bơ: Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Ấn Độ cho rằng, mỗi ngày nên ăn 1 quả bơ và chia làm 2 buổi sẽ rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Cá, trái bơ, các loại hạt là các thực phẩm tốt cho người bệnh hở van tim

Cá, trái bơ, các loại hạt là các thực phẩm tốt cho người bệnh hở van tim

Thịt gia cầm bỏ da -  Giảm chất béo bão hòa vào cơ thể

Dùng thịt gia cầm nạc thay cho thịt lợn, thịt bò cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho người hở van tim. Khi chọn thịt, tốt nhất nên bỏ phần da đi để giảm tối đa lượng chất béo bão hòa đưa vào cơ thể.

Người hở van tim nên tránh 3 nhóm thực phẩm sau

3 nhóm thực phẩm người bị hở van tim không nên sử dụng, bao gồm nhóm đồ uống có cồn, cafein, có đường; nhóm thực phẩm có nhiều hương liệu, chất tạo ngọt nhân tạo; muối. Cụ thể như sau:

Cafe, trà, nước ngọt và đồ uống có cồn 

Cafein trong cà phê, trà sẽ gây kích thích hệ thống thần kinh tim làm tăng huyết áp, nhịp tim... Điều này không tốt cho người bị hở van tim vì nó gây rối loạn nhịp tim, làm tăng gánh nặng cho tim và trầm trọng thêm tình trạng hở van tim.

Tương tự, rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác đều làm tăng nhịp tim và cũng làm tăng thêm gánh nặng cho tim, nghiêm trọng hơn có thể gây ra có thể gây ra bệnh cơ tim (giãn cơ tim, tổn thương cơ tim, suy giảm chức năng tim). Vì vậy, người hở van tim tốt nhất nên tránh xa các 2 nhóm thực phẩm này..

Người bị hở van tim không nên uống rượu bia để tránh bị tăng nhịp tim

Người bị hở van tim không nên uống rượu bia để tránh bị tăng nhịp tim

Socola, Bánh kẹo và nước ngọt 

Thành phần chính trong socola là cacao và đường, làm tăng đường huyết đột ngột. Điều này có thể gây rối loạn nhịp tim, tăng rủi ro tim mạch.

Bánh kẹo công nghiệp hoặc đồ uống có gas thường chứa hương liệu, màu, đường và các chất làm ngọt nhân tạo khác không tốt cho sức khỏe tim mạch. Riêng socola đen nguyên chất chưa qua tinh chế giúp làm giảm stress, tốt cho người bệnh tim mạch.

Muối - tăng gánh nặng cho tim

Không chỉ với người bị hở van tim mà nhiều người mắc các bệnh tim mạch khác (suy tim, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, hẹp van tim…) cũng cần hạn chế muối, bởi ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến cho bệnh hở van nặng hơn.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn khoảng 2 – 4 gam muối. Tuy nhiên thực tế cho thấy rất khó để tính toán được lượng muối chính xác. Do vậy, bạn nên ăn giảm mặn nhất có thể theo các cách sau:

  • Không sử dụng thêm đồ chấm mặn (muối, nước mắm, xì dầu… ) trong các bữa ăn.
  • Hạn chế nêm thêm muối vào đồ ăn, thay vào đó có thể sử dụng các loại gia vị tươi hoặc khô hay các loại thảo mộc như quế, gừng, vỏ chanh… để làm tăng hương vị cho món ăn.
  • Nên chế biến món ăn dạng hấp, luộc, thay vì các món kho, xào, tẩm ướp có chứa nhiều muối.
  • Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn gồm các loại: Thịt hộp, cá hộp, rau củ muối chua, xúc xích, thịt hun khói, bim bim...

Người bị hở van tim có thể thay thế muối bằng các loại bột thảo mộc khi chế biến thức ăn

Người bị hở van tim có thể thay thế muối bằng các loại bột thảo mộc khi chế biến thức ăn

Thực hiện một chế độ ăn khoa học là bước đầu tiên giúp bạn bảo vệ van tim của mình. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dùng thuốc theo hướng dẫn, tập thể dục, giữ tâm lý lạc quan. Một trong số những thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng tim như Ích Tâm Khang cũng là giải pháp hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng giúp giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ngăn hở van tiến triển. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0983.103.844.

gọi điẹn

Xem thêm: Chia sẻ của nhiều người bệnh hở van tim về kinh nghiệm điều trị bệnh hiệu quả

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ bệnh hở van tim nên ăn gì, kiêng gì và sớm áp dụng để bảo vệ van tim của mình.

Tham khảo: healthguides, secondscount, mvpresource, svhhearthealth

 *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.