Trầm cảm càng nặng thì nguy cơ bị suy tim càng cao

A- A+

Những người thường xuyên bị trầm cảm, căng thẳng, stress… sẽ có nguy cơ cao phát triển các bệnh lý tim mạch, dẫn đến suy tim hơn so với người bình thường.

Trầm cảm nặng nguy cơ bị suy tim cao

Theo một công bố mới nhất được trình bày tại hội nghị Chăm sóc Sức khỏe Tim mạch châu Âu năm 2014 tại Stavanger, Na Uy, các nhà khoa học đã phát hiện ra một mối liên hệ giữa mức độ trầm cảm và nguy cơ suy tim: “Trầm cảm càng nặng thì nguy cơ bị suy tim càng cao”.

tram-cam-tang-nguy-co-suy-tim

Trầm cảm càng nặng thì nguy cơ bị suy tim càng cao

Đây là một trong những nghiên cứu lớn và tiềm năng đầu tiên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của trầm cảm với  nguy cơ phát triển suy tim. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu trong một nghiên cứu dịch tễ học lớn ở quận Nord - Trondelag, Na Uy, có gần 63.000 người trong số 97.000 người dân ở quận đồng ý tham gia. Nghiên cứu bắt đầu thực hiện vào năm 1995, thông tin được thu thập bao gồm các chỉ số trọng lượng cơ thể, hoạt động thể chất, thói quen hút thuốc lá và huyết áp. Mức độ trầm cảm được đánh giá thông qua các triệu chứng lo âu, căng thẳng. 

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi trong khoảng thời gian 11 năm và ghi nhận được gần 1.500 người phát triển suy tim mạn tính. Kết quả thống kê cho thấy, những người có triệu chứng trầm cảm nhẹ có nguy cơ suy tim cao hơn 5% so với người không bị trầm cảm, và những người trầm cảm nặng có nguy cơ suy tim cao hơn tới 40%.

Bà Lise Tuset Gustad - một chuyên viên chăm sóc sức khỏe đặc biệt tại Bệnh viện Levanger, Na Uy, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: "Điều đó có nghĩa là bạn càng cảm thấy chán nản thì càng có nguy cơ bị suy tim nhiều hơn. Bởi vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm, bạn nên sớm tới gặp bác sĩ để nhận được một số lời khuyên nhằm giảm trầm cảm và phòng tránh suy tim sung huyết."

Bà Gustad cũng chia sẻ thêm: "Trầm cảm làm tăng nguy cơ phát triển suy tim và làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. Những người càng trầm cảm lại càng có lối sống kém lành mạnh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, vậy nên rất cần có sự hợp tác, giúp đỡ của những người xung quanh. Các triệu chứng ban đầu của bệnh trầm cảm bao gồm mất hứng thú và mất niềm vui trong cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy như thế, hãy chia sẻ với bạn bè của bạn. Trường hợp những cảm giác đó kéo dài trong một tháng hãy tới gặp bác sĩ. Trầm cảm có thể được điều trị dễ dàng trong giai đoạn đầu bằng các phương pháp tâm lý trị liệu mà không cần phải dùng đến thuốc."

Trích nguồn: http://www.sciencedaily.com

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang - giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

TPCN Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch