Động mạch vành nhánh phải tắc hoàn toàn, nhánh trái hẹp 70%, vậy mà ông Phùng Trợ (Hà Nội) chưa phải đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu trong 6 năm qua.
Bị bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao từ lâu nhưng ông Phùng Trợ, 85 tuổi (Hà Nội) chưa bao giờ nghĩ mình bị bệnh mạch vành vì chưa từng có cơn đau thắt ngực như các bệnh nhân khác.
10 năm trước, ở tuổi 75, ông đã thấy sức khỏe có biểu hiệu xuống dốc: sức bền kém, khó thở, ăn uống khó tiêu, ăn vào hay bị mệt khiến ông không duy trì được những hoạt động thể chất bình thường. Năm 2013, ở tuổi 78 ông phải nhập viện vì đau do zona thần kinh, các bác sỹ mới cho chụp chiếu mạch vành và phát hiện bị tắc hẹp nặng. Trong đó, nhánh phải động mạch vành tắc hoàn toàn cả đoạn dài 7.8cm, nhánh trái có một điểm tắc hẹp 70%.
Do nhánh phải tắc nghẽn nặng nên không thể đặt stent, chỉ còn cách duy nhất là là phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành, nhưng tỷ lệ thành công là 50/50 vì ông cao tuổi và sức khỏe yếu. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc các yếu tố rủi ro, ông Trợ và gia đình đã quyết định không phẫu thuật và xin điều trị tại nhà theo phác đồ của bác sĩ.
Theo đó, dưới sự tư vấn của bác sĩ, ông Trợ tuân thủ 4 bí quyết sau nhằm tăng khả năng gắng sức, giảm mệt, khó thở khi bị mạch vành:
Điều quan trọng nhất để làm bệnh mạch vành không nặng lên đó là hạn chế cholesterol xấu. Vì vậy, người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu như mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt lợn, bò, dê), thực phẩm đóng gói, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn… Thay vào đó là cá, thịt gia cầm (bỏ da), nên ăn nhiều rau củ quả, dùng gạo lật thay cho gạo trắng. Ngoài ra cần lưu ý giảm muối trong chế biến món ăn, hạn chế tối đa rượu bia.
Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, thái cực dưỡng sinh,... Đặc biệt, đi bộ tăng dần thời gian và mức độ gắng sức là bài tập được khuyến cáo cho người bệnh mạch vành để phát triển tuần hoàn bàng hệ (mạch máu mới được sinh ra dưới điểm tắc hẹp), giảm nguy cơ tim mạch.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị của nhiều người bệnh suy tim khác
Ngoài vận động thể lực, loại bỏ trọng lượng dư thừa thì bỏ hút thuốc lá và các chất kích thích cũng góp phần cải thiện. Chất nicotine trong thuốc lá gây hại cho hệ tim mạch, đặc biệt là có tác động xấu lên hệ thống mạch vành tim.
Hầu hết các trường hợp nhồi máu cơ tim ở người bệnh mạch vành được ghi nhận có liên quan đến biến cố tâm lý, thường là cơn giận dữ quá mức của người bệnh. Vì vậy, biết cách thư giãn và đối mặt với mọi chuyện một cách nhẹ nhàng là điều rất quan trọng để cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn có thể thư giãn bằng nhiều cách như đọc sách, nghe nhạc, câu cá, ngồi thiền, trò chuyện cùng người thân...
Bên cạnh thuốc uống theo đơn, ông Trợ cho biết “chưa một ngày nào tôi dám bỏ uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang trong suốt 6 năm qua”. TPBVSK Ích Tâm Khang, với Đan sâm, Hoàng đằng, L - Caitin, Cao Natto giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch; hỗ trợ làm giảm đáng kể các triệu chứng đau thắt ngực, đau tim, khó thở, phù. Nhờ kiên trì thực hiện 4 điều trên, giờ đây khả năng đi bộ của ông đã tốt hơn nhiều, sức khỏe cải thiện. Các chỉ số mỡ máu, huyết áp đều ổn định, chức năng tim được cải thiện, đặc biệt là tuần hoàn bàng hệ (mạch máu mới sinh dưới điểm tắc hẹp) phát triển rất tốt nên tim không bị thiếu máu nặng như trước.