Điều trị suy tim do tăng huyết áp, bệnh van tim

A- A+

Khi bị suy tim do bệnh tăng huyết áp, hẹp, hở van tim, nhiều người bệnh cảm thấy băn khoăn lo lắng, không chỉ vì tình trạng mệt mỏi, khó thở triền miên, mà còn có đến hàng trăm, hàng nghìn vấn đề họ có thể gặp phải trong quá trình chữa trị, trong mỗi giai đoạn phát triển của bệnh.

Dưới đây là những vấn đề thường gặp nhất được Gs.Phạm Gia Khải – nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến ngày 22/9/2017, chúng tôi chắt lọc lại và giới thiệu ở dưới đây.

Ảnh Gs.Khải cùng Mc của chương trình trước khi bắt đầu buổi GLTT

Ảnh Gs.Khải cùng Mc của chương trình trước khi bắt đầu buổi GLTT

Suy tim do tăng huyết áp cần điều trị, ăn uống, tập thể dục như thế nào?

Câu hỏi từ bạn Hà Bình: Mẹ em bị suy tim độ 3, tăng huyết áp, EF 23%, đau ngực nhiều, khó thở, khó tiểu, hoạt động đi lại khó khăn. Những triệu chứng của mẹ em có phải do suy tim không? Mẹ em cần điều trị, ăn uống và luyện tập như thế nào để giảm bệnh?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

EF bình thường từ 50% trở lên, nếu EF 23% thì mẹ bạn đã suy tim, mặc dù không rõ đường kính thất trái của mẹ bạn là bao nhiêu. Theo tôi nghĩ trước mắt cần phải biết nguyên nhân gây suy tim là gì, sau khi tìm nguyên nhân rồi sẽ cho thuốc phù hợp. Nếu do rung nhĩ và nhịp nhanh thì nên dùng các loại trợ tim ví dụ như Digoxin và lợi tiểu như Lasix, Furosemid, hoặc là Natrilix.

Hiện mẹ bạn không đi tiểu được, nên dùng thuốc lợi tiểu, theo tôi nghĩ lúc đầu là Lasix, sau đó là Furosemid và cho Digoxin nếu có nhịp tim nhanh. Nhưng mẹ bạn cần nên khám kỹ xem tại sao suy tim, lúc đó bác sĩ chuyên khoa sẽ làm các xét nghiệm cần thiết, có thể chữa khỏi được nhưng cần biết nguyên nhân.

Nếu đã suy tim rồi, ăn uống cần phải ăn bớt mặn, uống ít nước, một ngày dưới 1 lít, tất nhiên trừ những hôm trời nóng quá thì lượng nước đưa vào sẽ tăng đôi chút, nhưng thường thì dưới 1 lít. Mẹ bạn nên ăn nhạt. Rất khó để đo một ngày, một người nên ăn bao nhiêu gam muối được, nhưng vẫn cần giảm lượng muối, mắm ăn hàng ngày.

Câu hỏi  từ bạn Kim Chi: Những người suy tim độ 3, độ 4 hay bị tụt huyết áp, nhưng nếu nguyên nhân suy tim là tăng huyết áp thì có nên uống hạ huyết áp hay không? và nếu tụt huyết áp thì có cần dùng thuốc để nâng huyết áp lên hay không?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Huyết áp tụt ở giai đoạn suy tim độ 4 rất hay gặp, vì sức bóp của tim cũng là thành tố của huyết áp, khi tim bóp kém rồi thì huyết áp sẽ xuống. Khắc phục làm cho tim bóp mạnh hơn, cần dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc trợ tim. Nhưng dùng thuốc trợ timthì chưa chắc đã tốt bởi vì làm cho tim hoạt động nhiều. Trước mắt, cần phải xem nhịp tim của người bệnh có đều không, nếu nhịp tim đều thì có thể cho tim bóp mạnh hơn bằng các thuốc như Vastarel, Vastarel thải chậm chẳng hạn. Cũng có thể cho mẹ bạn dùng Digoxin nếu tim loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ, hoặc các thuốc làm cho tim bóp mạnh hơn lên.

Suy tim giai đoạn 4 thường thường có huyết áp xuống, nhưng nếu huyết áp vẫn cao, thì người bệnh cần uống thuốc giảm huyết áp.

Suy tim do hở van tim cần phải chữa trị nguyên nhân

Câu hỏi  từ bạn Kiều Oanh: Thưa giáo sư mẹ cháu thời gian đầu là bị hở van tim 2 lá, giờ đi kiểm tra lại thì bị suy tim và bác sĩ cho thuốc uống. Suy tim uống thuốc có khỏe được không?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Nếu hở van 2 lá mà suy tim xảy ra tương đối sớm, nên xem nguyên nhân gây hở van là gì. Nếu hở van 2 lá do thấp tim thì rất lâu mới dẫn đến suy tim. Còn nếu hở van 2 lá mà do giãn cơ tim, hoặc do bệnh suy mạch vành, tắc động mạch vành thì chuyển sang suy tim rất nhanh. Suy tim do hở van 2 lá có thể chữa được nhưng phải biết được nguyên nhân. Vì vậy cần biết trước tiên là nguyên nhân hở van 2 lá, đó có thể do thấp tim hoặc không do thấp tim.

Suy tim độ 4 do hẹp, hở van tim cần điều trị như thế nào?

Câu hỏi từ bạn Danh Bảo Khang Trịnh: Thưa bác sỹ tôi bị hở van 2 lá, 3 lá, suy tim độ 4, tôi còn bị rung nhĩ và đã đặt máy tạo nhịp. Bây giờ tôi thường hay mệt mỏi. Xin hỏi bác sỹ nên uống thuốc gì và điều trị như thế nào để cải thiện sức khỏe.

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Nếu bạn đã đặt máy tạo nhịp rồi vẫn còn mệt, cần xem nguyên nhân mệt mỏi là vì nhịp chậm hay vì nhịp nhanh?

Rung nhĩ có nhiều trường hợp đặt máy tạo nhịp, nhưng đặt máy tạo nhịp không có nghĩa là đặt xong thì người bệnh khỏi hết tất cả các triệu chứng. Do đó, bạn cần phải xem nhịp tim của bạn là bao nhiêu, nếu đặt máy tạo nhịp rồi mà nhịp tim vẫn nhanh thì bác sỹ cần cho thuốc Digoxin để làm chậm nhịp tim lại. Nếu nhịp tim có lúc nhanh lúc chậm, thì cần dùng thêm Digoxin, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông.

Trường hợp của bạn nên đi khám lại thầy thuốc, bởi vì rung nhĩ mà đặt máy tạo nhịp tức là phải mổ tim rồi, diễn biến của bệnh không biết trước được điều gì. Vì vậy, bạn cần khám lại tại nơi đã đặt máy tạo nhịp cho mình, chứ tôi không thể nói chung chung như vậy được.

Suy tim độ 3 do hở van tim, có nên phẫu thuật thay van tim?

Câu hỏi từ bạn Le Phuong Linh: Ba cháu năm nay 65 tuổi, bị suy tim độ 3, hở van 2 lá 3/4. Đã đặt một stent cách đây 3 năm. Hàng tháng đều đi lấy thuốc và tái khám theo bảo hiểm. Vừa rồi có đi siêu âm tim, kết quả chẩn đoán, ngoài suy tim còn bị tăng áp phổi. Và bác sĩ ở bệnh viện đề nghị thay van tim. Hiện gia đình cháu không đủ điều kiện để thực hiện. Xin Gs tư vấn cách chữa trị hoặc cho lời khuyên có nên thay van tim hay không?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Hở van 2 lá 3/4 mà có tăng áp lực động mạch phổi, thì phải xem van có tổn thương nhiều không, nếu mà chưa có tổn thương nhiều và chưa thay được van thì ta phải dùng thuốc trước. Thay van tim nên thay ở cơ sở nào có kinh nghiệm.

Thay van tim là biện pháp cuối cùng để giải quyết cơ học, chứ không phải giải pháp đầu tiên. Nếu gia đình không có kinh phí để thay van tim, thì chúng ta phải dùng điều kiện hiện có. Không có rung nhĩ, thì dùng lợi tiểu là chính, ức chế men chuyển angiotensin (ví dụ như Captopril, Lisinopril, Coversyl), hoặc thuốc có tác dụng chẹn thụ thể của.

Khi nào điều trị nội khoa mà không hiệu quả, vẫn khó thở thì lúc đó thay van tim. Lợi tiểu, trợ tim đều không giải quyết được, cần phải thay van tim, không nên trì hoãn thêm.

Bạn có thể lắng nghe trực tiếp câu trả lời của Gs. Khải trong trường hợp của bạn Le Phuong Linh tại video sau:

Gs.Khải tư vấn trường hợp bạn Le Phuong Linh

Câu hỏi từ bạn Hoa Thị Nguyễn: Tôi năm nay 50 tuổi, bị suy tim độ 3, cơ tim giãn. Hở van 2 lá 2/4, hở van 3 lá 4/4. Xin Gs tư vấn giúp nên điều trị ở đâu tốt nhất. Hiện tôi đang chờ Viện tim Thành Phố hội chẩn định ngày mổ, có trì hoãn được phẫu thuật không?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Bạn ở Tpc HCM và đang khám, điều trị ở Viện tim Thành Phố, nên phẫu thuật ở đó là tốt nhất.Càng phẫu thuật muộn bao nhiêu càng rủi ro bấy nhiêu. Còn vấn đề trì hoãn, tùy từng khả năng chịu của từng bệnh nhân.

Suy tim do hở van 2 lá, rung nhĩ điều trị bệnh nào trước?

Câu hỏi từ bạn Võ Trung An: Cha của em 52 tuổi, hở van 2 lá hơn 2 năm nhưng vẫn không thuyên giảm. Mới gần đây khám lại, và được bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi, suy tim, rung nhĩ, hở van 2 lá. Vậy cần điều trị như thế nào, điều trị bệnh nào trước? Ngoài uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì có cần kết hợp với loại thực phẩm chức năng nào không?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Ông nhà vừa bị rung nhĩ, vừa bị hở hai lá thì bệnh rung nhĩ mới quan trọng. Nếu kèm theo COPD thì bệnh tương đối nặng.

Hiện tại, phải phối hợp chữa nhiều thứ bệnh liền một lúc. Trước mắt cần xem ông nhà huyết áp có cao không? Nhưng có một điều là không được dùng chẹn beta giao cảm vì nếu dùng có thể gây co thắt phế quản, bệnh nhân dễ tử vong. Do đó, nếu nhịp tim nhanh thì nên dùng thuốc chống nhịp tim nhanh là Procoralan, thuốc ức chế kênh IF, rất là tốt. Còn thực phẩm chức năng thì cũng có thể dùng được để nâng cao hiệu quả điều trị điển hình như bạn có thể sử dụng Tpcn Ích Tâm Khang, nhưng Tpcn không thể thay thế thuốc chữa bệnh nên bạn cần chữa bệnh chính bằng thuốc điều trị trước.

Suy tim sau phẫu thuật thay van, sửa van tim điều trị như thế nào?

Câu hỏi từ bạn My Cuc: Thưa giáo sư tôi bi hẹp hở van tim nặng đã phẫu thuật thay van 2 lá, van cơ học và sửa van 3 lá. Sau phẫu thuật tôi bị suy tim độ 2. Vậy tôi cần uống thuốc gì để cải thiện sức khỏe, xin giáo sư tư vấn giúp.

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Khi bạn được mổ tim để thay van 2 lá hoặc sửa van 3 lá, tim phải ngừng đập một thời gian. Đặc biệt khi cơ tim đã có tổn thương từ trước, sau khi mổ tim người bệnh rất dễ bị loạn nhịp tim, suy tim. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, sau khi mổ rồi thì bạn sẽ được dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu để đưa nhịp tim về mức 70 - 80 nhịp/phút, dần dần sẽ ổn định. Bạn cần chú ý đến vết mổ có bị nhiễm khuẩn hay không?

Về chế độ ăn uống, bạn không nên ăn mặn quá, hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể, tuân thủ chế độ ăn cho người suy tim. Sau một thời gian uống thuốc trợ tim, lợi tiểu, các triệu chứng của bệnh sẽ khỏi. Nhưng nếu bạn vẫn có biểu hiện đau ở vết mổ thì cần 1 thời gian mới có thể cải thiện được, bạn cũng cần chú ý đến môi trường sống, tránh để bị nhiễm khuẩn.

Quan điểm của Gs Khải về sử dụng đông y hỗ trợ bệnh tim

Trước khi có phương pháp điều trị bằng thuốc tây y hay phẫu thuật, đông y đã từng là nền tảng trong điều trị. Và cho đến này, chưa một chuyên gia nào có thể phủ định được vai trò của đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng bạn nên nhớ rằng các thuốc từ thảo dược hay thực phẩm chức năng chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị, không thay thế thuốc điều trị - Gs. Phạm Gia Khải trả lời phỏng vấn của “Chương trình nhịp sống đỏ” trên VTC 14.

Khi được hỏi về vai trò của thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với bệnh tim mạch, Gs. Phạm Gia Khải đã cho biết: “Ích Tâm Khang vừa là thực phẩm chức năng, vừa là thuốc. Thực phẩm ở đây tức là ăn uống, nếu mà ngon thì người ta mới ăn. Đây không phải là thuốc cấp cứu cho bệnh suy tim, nhưng Ích Tâm Khang có tác dụng trợ lực, mà không gây nguy hại gì cả. Phần lớn các thành phần Ích Tâm Khang chứa các chất có trong cơ thể, thảo dược nhiều, ít nguy hiểm cho bệnh nhân

Trong buổi tư vấn trực tuyến về bệnh mạch vành tháng 6.2017, Giáo sư. Phạm Gia Khải cũng đã chia sẻ, bản thân Ông cũng bị bệnh mạch vành đã đặt 5 stent và cũng đang dùng Ích Tâm Khang để nâng đỡ thể trạng.

Đánh giá của Gs.Khải về Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim

MỜI BẠN XEM TIẾP

Phần 1: Chuyên gia tư vấn: Phòng và điều trị suy tim do bệnh tim mạch

Phần 2: Điều trị hẹp hở van tim, sau thay van tim – Tư vấn bởi Gs. Khải

Phần 4: Phòng và điều trị suy tim do thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành

Đặt hàng
ƯU ĐÃI MUA 6 TẶNG 1
Tổng tiền: 0 VNĐ