Cho đến bây giờ, ông Đặng Đình Nịnh (thôn Trưng Trắc, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) vẫn chưa hoàn hồn, cũng chỉ vì bị chẩn đoán nhầm là bệnh tắc phế quản, ông Nịnh phải nhập viện cấp cứu khi suy tim độ 3 đã chuyển sang giai đoạn nguy cấp - chỉ chậm một chút thôi, có thể ông không còn được gặp vợ con nữa. Chẳng ai tin, giờ ông lại khỏe re như chưa từng có bệnh …
Ông Nịnh cùng vợ mình chia sẻ câu chuyện điều trị suy tim của ông
Với vóc dáng dong dỏng ông Nịnh trông rắn rỏi, nhanh nhẹn và trẻ hơn nhiều so với tuổi 60, dù có nước da ngăm đen đặc trưng của một người dãi dầu mưa nắng. Nhìn người đàn ông này, chúng tôi nửa tin nửa ngờ rằng, liệu có đúng là ông từng mắc bệnh tim hay không? Như hiểu được điều đó, ông mở tủ lấy ra một xấp sổ khám bệnh, phiếu siêu âm các loại để làm “bằng chứng”. Đến khi tận mắt đọc được chẩn đoán của bác sỹ: “Suy tim độ 3, suy van 2 lá, EF(*) 20%” vào 25/12/2017, chúng tôi mới tin đó là thật.
Vừa lật giở cuốn sổ khám bệnh, ông Nịnh vừa bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.
“Khoảng tháng 10 âm năm ngoái tức là vào tháng 12 dương, hôm đó đang cho lợn ăn, tôi bị ho và khó thở nên đến trạm y tế xã. Người ta bảo tôi bị tắc phế quản, tiêm thuốc giãn phế quản rồi cho về nhà. Về được khoảng 1 tiếng, tôi vẫn thấy khó thở, mồ hôi vã ra, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Việt Bun”
Hồi tưởng ngược thời gian, ông Nịnh kể - “Cấp cứu vài tiếng sau thì tôi hồi lại, thấy dễ thở hơn nhưng vẫn còn mệt. Bác sĩ nói EF (Chỉ số đánh giá chức năng bơm máu của tim) của tôi còn có 20% thôi, trung bình là 70%, giảm 5% nữa là chết, tim ngừng đập; Bản thân tôi cũng lo, vợ con thì suy sụp”.
Xuất viện trở về nhà, ông uống thuốc theo đúng lời khuyên của bác sỹ nhưng bệnh tật vẫn cứ đeo bám. “Suy tim chỉ có chết thôi” cứ mãi ám ảnh ông Nịnh suốt một thời gian dài.
Ngày 25 tháng 12 năm 2017, ông Nịnh được kết luận bị suy tim độ 3 do hở van 2 lá, chỉ số EF chỉ còn 20%
Cho tới bây giờ ông Nịnh vẫn tự trách mình là đã không phát hiện sớm suy tim khi thường xuyên ho khan, đau rát ngực, khó thở đến nỗi “chỉ đi từ đầu sân đến cuối sân, xách hai thùng nước là bắt đầu không thở được. Mỗi lần như vậy tôi ngồi sụp xuống, thẳng người chứ không dám cúi”, ông vẫn nghĩ là do viêm phế quản. Chỉ tới khi vào tới bệnh viện được Bác sĩ giải thích ông mới vỡ ra: Ho khan dai dẳng, khó thở kèm theo đau rát ngực, ăn uống kém, hay bị đầy bụng khó tiêu là dấu hiệu cảnh báo trái tim ông đã bị suy yếu từ lâu rồi.
Ông Nịnh nói rằng, nếu biết sớm đó là triệu chứng suy tim, ông đã chẳng đợi đến khi không thở nổi mới đến bệnh viện, mà sẽ đi khám và điều trị ngay từ đầu.
Vẫn biết sinh, lão, bệnh, tử là điều không thể tránh khỏi nhưng ông Nịnh vẫn cho rằng số mình chưa đến lúc phải chết. Ông và gia đình tìm mọi cách để cải thiện sức khỏe cho mình và đã thực sự chạm được vào may mắn khi ông biết được một sản phẩm dành cho người bệnh suy tim đã được nghiên cứu khoa học ở bệnh viện.
“Tôi xem trên mạng thấy có một số ông bà cũng bị bệnh tim như tôi sử dụng TPCN Ích Tâm Khang nên tôi cũng mua về uống thử. Một tháng đầu uống hết 4 hộp, không thấy chuyển biến gì nên cũng bán tín bán nghi. Tôi mới hỏi người quen thì được động viên là cứ tin tưởng dùng tiếp. Sang đến hộp thứ 6, thứ 7 là thấy chuyển biến rõ rệt: Người nhẹ hẳn đi, tháng 3/2018 cho đến tháng 7/2018, chỉ số EF nâng dần từ 20 lên tới 62% – ông Nịnh mừng rỡ nói.
Khi chỉ số EF cải thiện các triệu chứng cũng thuyên giảm đi nhiều: “Giờ tôi có thể đi bộ 4 – 5 cây số vẫn thấy bình thường, không bị khó thở và mệt như trước. Các cơn ho khan không còn. Ngủ ngon hơn và một mạch tới sáng luôn, không còn mê sảng nữa”.
Kết quả khám của ông Nịnh từ ngày 25 tháng 7 năm 2018 cho thấy EF đã lên 62%, chức năng tim trở về bình thường
Thấy sức khỏe cải thiện, ông Nịnh ngừng uống Ích Tâm Khang 1 tháng thì cơ thể bắt đầu “biểu tình” – người mệt mỏi, đau tức ngực trở lại, ăn uống kém, ngủ cũng khó. Nhưng khi quay lại uống Ích Tâm Khang, chỉ nửa tháng sau là ông thấy bình thường trở lại. Đó là lúc ông quyết định sẽ “trung thành” với sản phẩm này.
Làm nghề nấu cỗ, công việc vất vả nên khi bị bệnh ông đã phải nghỉ mất 2 năm, bây giờ khi sức khỏe trở lại ông lại tiếp tục làm nghề, tối tối đi bộ. Mặc dù nghề làm cỗ vất vả vì đôi lúc còn khiêng vác, lôi lợn – giữ lợn, chạy việc vặt trong bếp hoặc lên mấy tầng cầu thang ông thấy mình vẫn đủ sức.
Ông Nịnh giờ đây có thể đi làm cỗ cưới, làm những việc lặt vặt ở nhà
Mặc dù phát hiện muộn, tưởng trọng bệnh không chữa được, nhưng không chỉ ông mà đến cả bác sĩ cũng không ngờ vì tim của ông lại hồi phục nhanh như thế! Ông thầm mỉm cười vì thấy mình may mắn và tự nhủ sẽ có một ngày ông chia sẻ với bác sĩ điều trị về giải pháp hỗ trợ điều trị Ích Tâm Khang mà ông đã dùng bấy lâu nay.
(*)EF: Viết tắt của phân suất tống máu. Đây là chỉ số được dùng để đánh giá chức năng thất trái, thể hiện lượng máu thực tế được bơm ra khỏi thất trái sau mỗi nhát bóp so với toàn bộ lượng máu chứa trong buồng tim trái. Theo Viện tim mạch Việt Nam, phân suất tống máu bình thường của người Việt Nam là vào khoảng 56 - 70%. Khi chỉ số EF xuống thấp hơn chỉ số bình thường nghĩa là trái tim đã có dấu hiệu suy yếu rõ ràng và đặc biệt khi chỉ số này thấp dưới 35%.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người; tình trạng bệnh hiện tại. Nhưng điều kỳ diệu sẽ xảy ra với những người kiên trì sử dụng.
TPBVSK Ích Tâm Khang đã có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu khoa học được Báo VnEpress.net đã đăng tải sự kiện này: https://vnexpress.net/suc-khoe/nghien-cuu-ich-tam-khang-duoc-dang-tren-tap-chi-quoc-te-3094018.html
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.