Cách điều trị bệnh hở van tim: Khi nào dùng thuốc, khi nào thay van?

A- A+

Cách điều trị bệnh hở van tim bao gồm sử dụng thuốc, can thiệp bằng phẫu thuật như sửa van tim, thay van tim... Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ hở người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị van tim phù hợp. Vậy cụ thể từng cách chữa tim hở van như thế nào? Hãy tham khảo ngay.

Bệnh hở van tim là tình trạng van tim đóng không kín làm cho dòng máu trào ngược trở lại buồng tim trước đó trong thời kỳ đóng van. Khi van tim bị hở, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược. Chính vì vậy, nếu không được điều trị sớm hoặc không kiểm soát tốt, hở van tim sẽ tiến triển thành các bệnh lý nặng hơn như: rung nhĩ, suy tim hay nhồi máu cơ tim. 

Bác sĩ sẽ là người quyết định và tư vấn cho bạn hướng điều trị nào tối ưu nhất để làm giảm các triệu chứng hở van tim như hồi hộp, khó thở, đau ngực, mệt mỏi...và phòng ngừa biến chứng của bệnh. 

Cách điều trị bệnh hở van tim nhẹ và trung bình

Hở van tim nhẹ và trung bình được định nghĩa là hở van tim 1/4 và 2/4. Đối hở van tim 2 lá, hở van tim 3 lá và hở van động mạch phổi mức độ 1/4, 2/4 chưa có triệu chứng, người bệnh chưa cần sử dụng thuốc mà chỉ cần định kỳ tái khám kết hợp với các giải pháp không dùng thuốc. Khi có triệu chứng hoặc hở van tim kèm các bệnh lý khác (bệnh mạch vành, tăng huyết áp…), bác sĩ sẽ kê đơn thêm thuốc điều trị.

Riêng đối với van động mạch chủ thì dù hở nhẹ - hở 1/4 - cũng cần được theo dõi thường xuyên và điều trị các triệu chứng như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đau ngực… theo chỉ định của bác sĩ. 

Dùng thuốc điều trị hở van tim

Dùng thuốc là cách điều trị bệnh hở van tim được áp dụng phổ biến

Dùng thuốc là cách điều trị bệnh hở van tim được áp dụng phổ biến

Thuốc không thể giúp van tim đóng kín trở lại nhưng sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Các thuốc điều trị hẹp hở van tim thường dùng gồm:

  • Thuốc chẹn beta: Giúp thư giãn mạch máu, làm giảm huyết áp, giảm nhịp tim và giảm gánh nặng cho van tim.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Giúp giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của cơ tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Giúp giãn mạch, giảm huyết áp, giảm áp lực cho tim.
  • Thuốc lợi tiểu: giúp giảm huyết áp và giảm phù.
  • Thuốc chống đông: Khi van tim bị hở máu sẽ bị ứ đọng tại các buồng tim và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó bạn có thể cần phải sử dụng các loại thuốc chống đông để giúp giảm thiểu rủi ro này.

Thuốc chống loạn nhịp tim: Giúp bạn kiểm soát nhịp tim trong trường hợp có rối loạn nhịp

Bác sĩ sẽ là người quyết định bạn cần sử dụng những loại thuốc nào sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh hở van và các bệnh khác mắc kèm. Vì vậy bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh hở van tim có thể gặp 1 số tác dụng phụ không mong muốn. Để được tư vấn kỹ hơn về các tác dụng phụ này cũng như cách phòng ngừa chúng, hãy gọi cho chuyên gia theo số 0983.103.844.

Cách kiểm soát hở van tim không dùng thuốc

Các cách kiểm soát hở van tim không dùng thuốc như chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, sử dụng sản phẩm hỗ trợ không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị. Tuy nhiên chúng sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, đạt được hiệu quả điều trị cao hơn và ít gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bệnh hở van tim nên ăn gì là thắc mắc chung của tất cả người bệnh, bởi chế độ ăn phù hợp sẽ góp phần làm giảm nhẹ triệu chứng gặp phải. Về cơ bản, chế độ ăn cho người bệnh hở van tim cũng không có gì khác biệt với hầu hết các bệnh tim mạch khác. Người bệnh có van tim bị hở vẫn cần:

  • Không ăn nhiều muối (không quá 2 g muối/ngày), hạn chế tối đa những thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa muối, cà muối…
  • Hạn chế ăn nhiều chất béo: đặc biệt là các chất béo bão hòa, trans có trong mỡ, gan, phủ tạng động vật… Nên ăn chất béo thực vật dầu oliu, dầu cải, dầu đậu nành hoặc chất béo từ cá.
  • Ăn nhiều các loại rau quả, các loại hạt ngũ cốc nguyên cám,…
  • Thay vì ăn thịt có màu đỏ, bạn nên ăn cá trong bữa ăn, tối thiểu 2 bữa cá/ tuần, và nên chọn những loại cá có chứa nhiều omega 3 như cá hồi. Bạn vẫn có thể ăn thịt gà, nhưng nên chọn phần ức là phần thịt trắng và bỏ da, sẽ chứa ít cholesterol hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

Chế độ ăn khoa học giúp tăng hiệu quả điều trị hở van tim

Chế độ ăn khoa học giúp tăng hiệu quả điều trị hở van tim

Tập thể dục thường xuyên

Với nhiều người hở van tim do tim phải hoạt động nhiều hơn nên cơ thể dễ bị mệt mỏi, vì thế việc ngại tập thể dục là điều khó tránh khỏi. Nhưng tập thể dục thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông ra vào tim tốt hơn, giảm áp lực lên van tim.

Tập thể dục nên duy trì hàng ngày khoảng 30 phút, tốt nhất nên tập những bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội và đi xe đạp tránh hoạt động gắng sức. Tập trong phong thái thoải mái, không nên tập thể dục với mục đích hơn thua. Trong quá trình luyện tập nếu thấy khó thở, đau ngực cần nghỉ ngơi ngay và giảm dần cường độ luyện tập trong những ngày sau.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Các chuyên gia tim mạch đầu ngành cho biết, sự kết hợp giữa thuốc điều trị và thực phẩm chức năng tốt cho tim sẽ giúp hỗ trợ, bổ sung cho nhau mang lại hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh. 

Trong số các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ cho người bệnh tim mạch nói chung, hở van tim nói riêng, chỉ có duy nhất TPCN Ích Tâm Khang. Khi sử dụng sản phẩm này kết hợp với phác đồ điều trị sau phẫu thuật của bác sĩ sẽ có những tác dụng sau đây:

  • Giảm các triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau thắt ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi… và giảm tần suất nhập viện. Hiệu quả này cũng được công bố và  đăng tải trên tạp chí quốc tế năm 2014.
  • Tăng cường lưu thông máu qua van, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và tăng năng lượng cho tim. 
  • Giúp trì hoãn phẫu thuật, ngăn hở van tiến triển và phòng nguy cơ huyết khối, suy tim.

Có rất nhiều người bệnh bị hở van tim đã lấy lại sức khỏe và trì hoãn được phẫu thuật sau khi sử dụng giải pháp này. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một người bệnh qua video sau:

Bà Huệ - Tp Hồ Chí Minh chia sẻ trải nghiệm của mình về Ích Tâm Khang

Xem thêm: Chia sẻ từ những người bệnh van tim khác đã tìm được hướng điều trị phù hợp để trở về cuộc sống bình thường

Cách điều trị khi van tim bị hở nặng

Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật hở van tim khi mức độ hở nặng từ 3/4 trở lên hoặc khi thuống điều trị tim hở van đã không còn đáp ứng được. Hai phương pháp được chỉ định chủ yếu trong điều trị hở van tim hiện nay là sửa van tim và phẫu thuật thay van tim. 

Riêng với điều trị hở van 3 lá, rất hiếm trường hợp bác sĩ chỉ định thay thế van mà chủ yếu là sửa van vì sau thay van ba lá nguy cơ hình thành huyết khối rất cao.

Phẫu thuật sửa chữa van tim

Được áp dụng trong trường hợp van tim chưa bị tổn thương nhiều, vẫn còn tận dụng được. Với phương pháp này, van tim sẽ được phục hồi lại chức năng nhiều nhất có thể và ít có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng van tim hơn thay van. Bác sĩ sẽ tiến hành nối lại các lá van, tách dính lá van, loại bỏ các mô van dư thừa, hoặc thay thế vòng van để giúp các lá van bị hở có thể khép kín lại với nhau.

Phẫu thuật thay van tim

Nếu van tim bị hư hỏng nặng và không thể sửa chữa, nó cần được thay thế bằng một van tim nhân tạo là van cơ học, van sinh học hoặc van tự thân.

+ Van tim cơ học: Là van tim bằng kim loại, có độ bền và tuổi thọ cao vì vậy thường được sử dụng cho những người trẻ tuổi. Nhược điểm của van cơ học là phải dùng thuốc chống đông suốt đời với các nguy cơ tai biến như kẹt van cơ học, xuất huyết…

+ Van tim sinh học: Được lấy từ van tim động vật (như lợn, bò) hoặc người hiến tặng. Van sinh học có nhược điểm là tuổi thọ thấp hơn van kim loại nhưng khi thay van tim sinh học sẽ không cần phải dùng thuốc chống đông suốt đời. Loại van này phù hợp với người cao tuổi.

+ Van tự thân: Sử dụng chính màng ngoài tim của người bệnh để tái tạo thành van tim. Van này chỉ dùng để thay thế cho van động mạch chủ.

Xem thêm: Bảng giá phẫu thuật thay van tim

Hở van tim nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim

Hở van tim nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim

Can thiệp sửa hoặc thay van tim bằng ống thông

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách luồn một ống thông từ động mạch đùi đến động mạch chủ qua da, đi tới vị trí van tim bị tổn thương và tiến hành điều trị, nhờ đó giúp sửa chữa hoặc thay thế van tim bị hỏng mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này phù hợp cho người bệnh lớn tuổi, không đủ sức khỏe để phẫu thuật mổ hở, giúp người bệnh nhân tránh được nhiều biến chứng. 

Tỷ lệ thành công của phương pháp can thiệp sửa hoặc thay van tim bằng ống thông khá cao. Thời gian hồi phục sau can thiệp cũng nhanh hơn so với phẫu thuật mổ hở. Chỉ sau 12 giờ mổ, người bệnh có thể ngồi dậy và đi lại bình thường.

Cũng giống như bất kỳ một ca can thiệp phẫu thuật nào khác, can thiệp, phẫu thuật hở van tim cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, sau phẫu thuật người bệnh sẽ được nằm tại phòng hồi sức bệnh viện để theo dõi trong một thời gian nhất định trước khi được xuất viện. Một số biến chứng trong và sau can thiệp, phẫu thuật hở van van tim mà người bệnh có thể gặp phải gồm:

  • Chảy máu tim, chảy máu dạ dày, ruột.
  • Sốt, nhiễm trùng: Bao gồm những biến chứng nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vết mổ, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng trung thất, nhiễm trùng xương ức, nhiễm trùng qua catheter, nhiễm trùng tiểu (ít gặp). 
  • Rối loạn nhịp tim sẽ làm ảnh hưởng đến lượng máu lên tim cũng như huyết áp. 
  • Biến chứng trên đường hô hấp: Có thể xảy ra trên khoảng 8% người bệnh sau phẫu thuật tim mạch. 
  • Những biến chứng khác ít gặp nhưng nguy hiểm có thể kể đến như suy thận, đột quỵ, tử vong.  suy thận, thậm chí tử vong.

Vì những rủi ro này, phẫu thuật điều trị hở van tim thường chỉ được xem là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị nội khoa thất bại. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về các rủi ro này tại bài viết: Những biến chứng sau thay van tim khiến người bệnh dễ gặp rủi ro

Cách điều trị bệnh hở van tim sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp người bệnh. Điều trị đúng cách, đúng lúc, đúng thời điểm thì sẽ đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó bạn cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ăn uống giảm mỡ, muối, tránh chất kích thích, tránh căng thẳng. Đồng thời tránh để bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hay nhiễm trùng răng miệng vì chúng dễ gây viêm nội tâm mạc làm nặng thêm tình trạng hở van.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.wikihow.com

https://www.hopkinsmedicine.org

https://stanfordhealthcare.org