Trong điều trị bệnh suy tim, có rất nhiều điều cần lưu ý, ngoài sử dụng thuốc đúng cách chế độ ăn, tập luyện khoa học cũng giúp làm giảm gánh nặng bệnh tật. Tuy nhiên trong thực tế, không ít người bệnh đã vô tình làm cho tình trạng khó thở, mệt mỏi, vốn đã có sẵn, nay lại càng tăng nặng chỉ vì những sai lầm do thiếu hiểu biết về bệnh. Sau đây là hướng dẫn của Gs. Phạm Gia Khải - chuyên gia đầu ngành tim mạch, về vấn đề này.
Gs.Ts Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cùng Mc trong buổi phỏng vấn
Theo GS. Phạm Gia Khải, để dùng thuốc phù hợp, đầu tiên là phải tìm nguyên nhân gây ra suy tim. Nếu suy tim do tăng huyết áp thì sử dụng thuốc hạ áp. Nếu suy tim do bệnh hẹp van hai lá thì nong bằng bóng qua da hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim đều đặn. Tùy theo thể trạng và mức độ bệnh mà có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu điều trị tốt người bệnh suy tim có khả năng sinh hoạt gần như bình thường.
Trong hầu hết các trường hợp, thuốc điều trị suy tim đều có thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông, nhưng đáp ứng của người bệnh đối với các thuốc đó có thể khác nhau. Vì thế trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh phải nghe ngóng cơ thể mình. Đa số dùng thuốc không sao nhưng một số ít lại có phản ứng, chỉ 1-2 ngày đã thấy khó chịu. Khi đó người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ điều trị biết. Đồng thời, bác sĩ cũng cần phải theo dõi quá trình sử dụng, đáp ứng của người bệnh.
Gs. Khải cũng nhấn mạnh rằng, giữa thầy thuốc và bệnh nhân luôn luôn phải giữ liên hệ và trao đổi thường xuyên để tìm ra thuốc và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Gs. Phạm Gia Khải hướng dẫn cách sử dụng thuốc điều trị suy tim để tránh rủi ro
Hiểu về tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh suy tim, sẽ giúp bạn lựa chọn được thực phẩm có lợi cho sức tim và tránh xa những loại thực phẩm có hại, nhằm đảm bảo sức khỏe và giảm nhẹ bệnh tật. Ăn gì bổ đấy là một lối suy nghĩ sai lầm tai hại mà nhiều người vẫn đang mắc phải, cần phải thay đổi.
Thưa GS, nhiều người cho rằng khi suy tim, cơ thể mệt mỏi, nên cần phải bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng, như thịt bò, nội tạng động vật, trứng, sữa… Đây có phải là chế độ ăn tốt cho tim không thưa ông?
Nếu chúng ta bồi bổ nhiều quá, cơ thể tăng cân thì tim buộc phải hoạt động co bóp nhiều hơn mới đủ bơm máu đi nuôi cơ thể. Đó là chưa kể nếu bụng to ra, đẩy cơ hoành lên làm tim khó giãn ra khiến công năng kém đi. Như vậy việc bồi bổ lại trở thành không có lợi.
Nhiều người trong chúng ta có một thói xấu đó là: Mắc bệnh gì thì ăn cơ quan nội tạng đó. Mắc bệnh tim ăn nhiều tim, mắc bệnh thận ăn nhiều thận. Đó là quan điểm rất sai lầm. Nếu ăn nhiều thịt, nồng độ axit uric tăng lên sẽ gây nguy hiểm cho chính bệnh nhân suy tim. Vì thế không nên ăn nhiều quá, nên chia nhiều bữa nhỏ.
Nhưng có nhiều bệnh nhân lại kiêng khem quá mức. Điều đó có nên không thưa GS?
Có một thống kê của Viện Tim mạch mà tôi rất tâm đắc, đó là về mối liên hệ giữa cân nặng và huyết áp. Khi cân nặng giảm xuống quá nhiều lại gây nguy hiểm cho người bệnh khiến cho bệnh tim mạch nặng hơn lên. Như vậy, nếu không ăn uống đầy đủ, nhẹ cân quá, huyết áp xuống thấp quá cũng không tốt.
Gs. Phạm Gia Khải tư vấn cách ăn uống hợp lý cho người bệnh suy tim
Xem thêm: Hướng dẫn chế độ ăn hoàn chỉnh cho người bệnh suy tim
Người bệnh suy tim thường được khuyên, nên ăn giảm bớt mặn cũng như giảm bớt lượng nước đưa vào cơ thể để giảm tải gánh nặng cho tim. Tuy nhiên, việc ăn giảm mặn chừng nào, uống bao nhiêu nước là đủ? cần phải căn cứ trên tình trạng bệnh ở mỗi trường hợp cụ thể.
Gs. Phạm Gia Khải cho biết “Thực tế chúng ta rất khó định lượng chính xác một ngày ăn được bao nhiêu gam muối, bao nhiêu gam thịt, bao nhiêu gam mỡ…, vậy nên chúng ta cần ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Khi đã mắc bệnh tim mạch người bệnh cần ăn giảm muối, giảm đường, giảm mỡ hơn bình thường và đừng quên là phải làm xét nghiệm máu định kỳ”
Vậy người bệnh suy tim, nên uống nước như thế nào thưa GS?
Người bệnh cũng nên uống nước vừa phải, không nên quá khắt khe một ngày bao nhiêu ml nước vì người ta không tính toán được, tùy theo sinh hoạt của từng người, tùy theo từng mùa. Như mùa hè người ta uống rất nhiều, mùa đông uống rất ít, chứ không nên bắt ép bao nhiêu lít trong một ngày. Nhưng mà uống vừa phải. Như vậy là chúng ta cũng không nên quan trọng hóa tình trạng bệnh của mình và trầm trọng hóa lên, tất cả phải trong một sự cân bằng.
Tập thể dục là bài thuốc hiệu quả giúp tim hồi phục
Thưa GS khi bị suy tim, người bệnh thường mệt mỏi, khó thở, nên họ sợ tập thể dục làm bệnh nặng lên. Vậy điều đó là đúng hay sai. Nếu cần tập thể dục thì người bệnh cần tập như thế nào?
Ở người suy tim, không phải vì tim bóp kém mà không vận động. Bệnh nhân vẫn có thể hoạt động ở mức vừa phải phù hợp với thể trạng. Tại sao bệnh nhân suy tim nên vận động?
Thứ nhất, hoạt động giúp cho các mạch máu nở ra sẽ giúp lưu thông tốt hơn. Thứ hai, hoạt động giúp mỡ trong máu không ứ lại một chỗ và máu không bị đông.
Bệnh nhân nên nhớ cơ thể và sức khỏe của mình đã khác trước, không giống như bình thường. Vì thế, chúng ta không thể gắng sức như người khác, chế độ ăn như người khác. Nhưng cứ sinh hoạt bình thường và có thể duy trì đi bộ nửa tiếng mỗi ngày hoặc giãn cách thời gian tùy thể trạng.
Sản phẩm hỗ trợ mặc dù không thay thế thuốc điều trị, nhưng với những bệnh mãn tính như suy tim, việc dùng thêm các sản phẩm bổ trợ sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm nào an toàn, hiệu quả và phù hợp với bệnh của mình không dễ. Vì vậy, sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia tim mạch là rất cần thiết.
Dưới đây là giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải về vấn đề này:
Tôi nghĩ là khi điều trị, chúng ta phải điều trị một cách toàn diện, cho nên việc sử dụng tất cả các phương pháp điều trị vật lý, hóa học hay thảo dược đều tốt cả. Riêng về thuốc điều trị suy tim, chúng ta có các nhóm thuốc chính như tôi đã nói ở trên. Đó là Tây y, còn Đông y chúng ta có các sản phẩm hỗ trợ điều trị như Ích Tâm Khang giúp tim co bóp mạnh hơn.
Dù là thuốc hay thực phẩm chức năng, người bệnh cũng phải chọn những công ty có uy tín. Sản phẩm phải được kiểm duyệt bởi những cơ quan có trách nhiệm và có thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông trong nước cũng như nước ngoài. Không nên dùng thuốc bừa bãi, như thế sẽ rất nguy hiểm. Sau một thời gian sử dụng, bệnh nhân và bác sĩ nên kiểm tra xem tác dụng, phản ứng lên cơ thể như thế nào bằng cách xét nghiệm các chỉ số gan, thận, máu, axit uric có tăng không. Tất cả các chỉ số không xấu đi thì chúng ta mới yên tâm dùng tiếp. Bởi mỗi bệnh nhân có một cơ địa và phản ứng với thuốc cũng như thực phẩm chức năng khác nhau.
Gs. Phạm Gia Khải hướng dẫn cách lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị
Những lưu ý trên, mặc dù chỉ là những vấn đề nhỏ, nhưng người bệnh thường khá lúng túng khi xử lý và họ rất dễ mắc sai lầm. Với nội dung tư vấn của Gs. Phạm Gia khải trên đây, có thể giúp người bệnh, người chăm sóc hiểu rõ hơn những điều nên làm và điều cần tránh trong quá trình điều trị suy tim, nhằm giúp nâng cao hiệu quả chữa trị.
Xem toàn bộ buổi Pv Gs. Phạm Gia Khải Tại Đây
Tìm hiểu thêm về: Hiệu quả giảm ho, phù, khó thở, mệt mỏi do tim của Ích Tâm Khang
Cảm ơn giáo sư vì những chia sẻ của Giáo sư và chúc Giáo sư luôn mạnh khoẻ!