Chăm sóc trẻ bị dị tật tim bẩm sinh đúng cách

A- A+

Khi con không may mắn bị mắc dị tật tim bẩm sinh, sự chăm sóc của bố mẹ sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng để giúp con có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường. Vậy làm thế nào để chăm sóc cho con đúng cách? Dưới đây là những hướng dẫn cần thiết dành cho các ông bố, bà mẹ có con bị tim bẩm sinh.

Dinh dưỡng cho trẻ bị tim bẩm sinh

Bé mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng, bởi bé có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường, trong khi sự hấp thu lại bị giảm. Nguyên nhân là do bé bú kém, biếng ăn vì thở nhanh và mệt mỏi, đồng thời hệ tiêu hóa của bé yếu nên kém hấp thu dưỡng chất. Vì vậy, khi chăm sóc bé, bố mẹ cần phải rất kiên nhẫn và cẩn thận, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển.

Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh dễ bị suy dinh dưỡng

Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh dễ bị suy dinh dưỡngTrẻ mắc dị tật tim bẩm sinh dễ bị suy dinh dưỡng

Đối với những bé còn đang bú mẹ, để tránh bị sặc sữa, mẹ không được cho bé bú khi nằm, mà cần phải bế bé lên và để đầu của bé cao khi bú. Sau khi bú xong, nên bế đứng bé lên, áp vào vai mẹ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi trước khi đặt nằm xuống. Sau mỗi lần bú nên đặt bé nằm nghiêng để nếu có bị ọc thì sữa không tràn vào mũi gây sặc.

Mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày và mỗi lần bú số lượng sữa có thể giảm đi, không nên để bé bú lâu một lúc vì bé sẽ dễ bị mệt và sặc sữa. Nếu bé không bú được (do sinh non, có tật ở miệng hay mệt mỏi…), mẹ có thể vắt sữa cho bé uống, số lượng sữa trung bình trong ngày bằng khoảng 15% trọng lượng cơ thể của bé.

Nếu bé đã ăn dặm thì cũng nên cho ăn từng ít một và ăn nhiều lần tuỳ theo khả năng tiêu hoá của bé. Đối với bé lớn đã ăn cơm, gia đình nên cho bé ăn nhạt nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất bổ dưỡng. Nên cho bé ăn chế độ có nhiều rau, trái cây và các thức ăn dễ tiêu để tránh táo bón. Bổ sung những thực phẩm giàu kali như cam, nho, đu đủ, chuối, nước dừa…khi trẻ phải sử dụng thuốc lợi tiểu, như Lasix (furosemide).

Những trẻ lớn bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Ngược lại những trẻ bị tim bẩm sinh có tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước.

Trẻ bị tim bẩm sinh nên hoạt động thể lực như thế nào?

Hầu hết trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh đều có thể sinh hoạt hay vui chơi bình thường. Trẻ có thể tham gia vào một số hoạt động có lợi cho sức khoẻ như đi bộ, chạy, bơi, đi xe đạp và chơi cầu lông. Chỉ cần tránh những hoạt động đòi hỏi gắng sức quá nhiều như bóng rổ, bóng đá, đua xe đạp, chạy cự ly dài, hoặc các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng như boxing, đấu vật, võ thuật, hay những trò chơi cảm giác mạnh.

Nếu trẻ đang ở độ tuổi đi học gia đình cần trao đổi với nhà trường để miễn cho trẻ những hoạt động nặng cần phải gắng sức nhiều.

Nhìn chung, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nên được động viên tham gia vào các hoạt động thể chất phù hợp, để giúp trái tim thích nghi tốt và trẻ có thể được tận hưởng cuộc sống một cách bình thường.

  Xem thêm: TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng và phòng ngừa suy tim do bệnh tim bẩm sinhTPCN Ích Tâm Khang.

Phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi, vì vậy để tránh biến chứng này bố mẹ nên giữ trẻ ấm cho trẻ khi trời lạnh, không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, không được hút thuốc lá khi có mặt trẻ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như ho nặng nhiều đờm, thở nhanh, khò khè, đau thắt ngực thì nên đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ bị tim bẩm sinh dễ bị viêm phổi, vì vậy cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh

Trẻ bị tim bẩm sinh dễ bị viêm phổi, vì vậy cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh

Dị tật tim bẩm sinh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tim mạch, được gọi viêm nội tâm mạc. Đây là bệnh nhiễm trùng các lớp lót bên trong của tim (màng trong tim), xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi trùng khác từ một phần khác của cơ thể đi vào máu và lan đến các khu vực bị hư hại trong tim. Nếu không được điều trị, viêm nội tâm mạc có thể gây tổn hại van tim và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn này, trẻ cần được chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách trong suốt cuộc đời. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn và cho trẻ khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, nếu trẻ có vết thương hở hay nhiễm khuẩn ở trên da, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn dự phòng biến chứng lên tim mạch.

Nếu cần nhổ răng, cắt amidan, hay làm các thủ thuật, phẫu thuật có gây chảy máu, bố mẹ phải báo cho bác sĩ biết trẻ có bệnh tim bẩm sinh, để trẻ được uống hoặc tiêm kháng sinh dự phòng trước và sau thủ thuật, phẫu thuật, nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cần lưu ý để phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ. Trước khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ, nhớ lau kỹ vú, nhất là đầu vú bằng nước ấm. Các đồ dùng cho trẻ cũng luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ.

Những người đang bị ho, cảm cúm, nhiễm trùng thì nên tránh xa, không nên tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh tim bẩm sinh theo đúng chỉ định

Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh tim bẩm sinh, tùy vào mỗi loại bệnh tim và mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng các loại thuốc khác nhau. Những thuốc này nếu dùng không đúng chỉ định, đều có thể có hại cho trẻ. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý chỉ được cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự  động ngưng thuốc sẽ khiến bệnh nặng hơn, cũng không tự động tăng hoặc giảm liều thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Trong khi dùng thuốc nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác thường, gia đình cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Khi nào cần đưa trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh đến khám bác sĩ?

Trẻ bị tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ mỗi tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Cho dù sức khỏe của trẻ vẫn bình thường cũng nên đi tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện sớm các biến chứng nếu có, cũng như điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp với cân nặng tăng dần của trẻ.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng khác thường nào dưới đây thì cần đưa trẻ đi khám lại ngay:

  • Sốt cao
  • Trẻ bú kém, ăn kém hơn hoặc bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói, tiêu chảy
  • Trẻ quấy khóc liên tục, bứt rứt vật vã hoặc mệt lả, lơ mơ, li bì
  • Thở nhanh, khó thở, lồng ngực bị rút lõm, ho nhiều
  • Da tím hoặc xanh tái nhiều hơn, vã mồ hôi nhiều, chi lạnh… Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Một số lưu ý trong sinh hoạt của trẻ bị tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh thường dễ bị mệt mỏi do thiếu oxy. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý tránh để trẻ quấy khóc, bú hoặc ăn quá no, chơi đùa lâu, rặn khi đi tiêu do táo bón… vì có thể làm cho tăng nhu cầu oxy của cơ thể, khiến trẻ bị mệt, khó thở, tím tái nhiều hơn.

Nên cho trẻ nằm đầu cao, chếch khoảng 45 độ, nhất là khi trẻ đang mệt và khó thở. Tránh các tác nhân kích thích như tiếng động lớn, tã ướt, bụng đói, ánh sáng chói… để trẻ được nghỉ ngơi yên tĩnh, ngủ ngon giấc.

Nếu trẻ khó thở cần nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo tư thế quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực (tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẽ đỡ mệt). Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Khi cho trẻ đi chơi xa như tham quan, du lịch… bố mẹ cần nhớ để mang theo các loại thuốc điều trị cần thiết cho trẻ.

Giúp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh tự thích nghi với cuộc sống

Khi trẻ lớn lên, dần dần bố mẹ cần nói cho trẻ hiểu về dị tật tim bẩm sinh của trẻ và hướng dẫn trẻ cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, để trẻ tự thực hiện một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá, uống thuốc điều trị theo chỉ định hoặc hạn chế các hoạt động thể dục nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, trẻ em và thanh thiếu niên có các dị tật tim bẩm sinh có thể gặp phải những vấn đề về tâm lý, khiến chúng luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, cô đơn hay khó khăn khi đối phó với bệnh tật. Vì vậy, bố mẹ cũng phải thường xuyên ở bên cạnh trẻ, chia sẻ, động viên, giúp trẻ hiểu rõ về bệnh và sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống.

Không nên hạn chế cho trẻ chơi đùa cùng bạn bè hay cấm đoán trẻ tham gia các hoạt động thể lực, bởi như vậy sẽ làm cho trẻ ngày càng cảm thấy nhút nhát và mặc cảm hơn. Trẻ cần được hoạt động vui chơi, giải trí, kể cả vận động ngoài trời để có được sự phát triển tốt, sự tự tin và hòa đồng với bạn bè, không có cảm giác mình là người bệnh tật.

Khi trẻ trưởng thành, chúng cũng sẽ cần được tư vấn hướng nghiệp để lựa chọn được một công việc phù hợp với sức khỏe.

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường yếu ớt hơn những đứa trẻ bình thường, nhưng gia đình vẫn cần ứng xử với trẻ như với những đứa trẻ khác, tuyệt đối không nên coi con như một người bệnh, để giúp con có thể tự tin, vượt qua mặc cảm bệnh tật trong tương lai.

Nguồn tham khảo: https://www.cardiosmart.org/

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả

Danh sách bình luận
  • Trịnh quốc vĩ
    Trịnh quốc vĩ
    11:11 30/03/2021
    Con toi 7 ngày tuổi sieu âm tim be bị thông liên nhĩ thứ phát d= 4mm , shunt trái phải có phải là bị tim bẩm sinh không. Xin cảm ơn bác sĩ!
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:15 12/05/2022
      Chào bạn.
      Trường hợp của bé nhà mình hiện tại đang bị thông liên nhĩ là bệnh lý về tim bẩm sinh rồi bạn nhé. Kích thước lỗ thông của bé hiện tại chưa quá lớn nếu bế chưa có biểu hiện gì thì bạn không nên quá lo lắng. Trường hợp thông liên thất rất có khả năng sẽ tự liền vì vậy hiện tại bạn chỉ cần có bé tái khám định kỳ sử dụng thuốc điều trị cho bé theo chỉ định (nếu có) và chú ý cho bé ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.
      Chúng tôi cung cấp thêm cho bạn cách chăm sóc trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trong bài viết sau: https://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
      Chúc bé khỏe mạnh chóng lớn!
  • Lê Minh Anh
    Lê Minh Anh
    23:28 09/10/2019
    Cháu chào Bác sĩ . Thưa bác sĩ con cháu được 7 tháng tuổi cháu được phát hiện giãn thận bẩm sinh đã phẫu thuật 2 lần , đến lần thứ 3 thì bị nhiễm Siêu vi , sau đó cháu được chuẩn đoán bị giãn cơ tim bẩm sinh do đột biến NST , cháu vẫn đang được điều trị trong vô vọng ở viện nhi TW , cháu muốn hỏi bác sĩ , con lớn của cháu được gần 3 tuổi rồi có khả năng cao bi tim bẩm sinh kh ạ , và nếu bị có cùng bệnh của em cháu kh ạ , cháu xin lời khuyên của bác sĩ , cháu sợ kh dám đưa con cháu đến viện để khám
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      14:31 13/05/2022
      Chào bạn,
      Em bị không có nghĩa là chị cũng sẽ bị. Chúng tôi không thể khẳng định được câu trả lời cho bạn. Gia đình nên đưa cháu lớn đi kiểm tra vì với bệnh tim mạch phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu e rằng việc chữa trị sẽ khó hơn nhiều.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!
  • Truong thi le
    Truong thi le
    09:07 10/03/2018
    Thua bac si con em bi thong lien that 5,7 mm nhu vay co kha nang, tu dong khong bac si.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:08 16/05/2022
      Chào bạn,
      Trường hợp của cháu kích thước lỗ thông không quá lớn, nhưng khả năng tự đóng e rằng thấp. Tuy nhiên, gia đình không nên quá lo lắng, đối với bệnh này có phương pháp bít dù lỗ thông hoặc mổ hở đều có tỷ lệ thành công cao và bé vẫn có thể quay trở lại sống khỏe mạnh như những người bình thường.
      Trước mắt gia đình nên cho cháu đi tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh hoặc nếu cháu có dấu hiệu bất thường cũng nên đưa cháu đi khám lại ngay để từ đó bác sĩ sẽ có hướng xử trí phù hợp cho cháu.
      Chúc cháu sức khỏe.
      Thân mến!
  • Nguyễn thị mai
    Nguyễn thị mai
    21:04 23/02/2018
    Con Tôi bị hở van hai lá còn ống thông động mạch phổi lúc được 2 tháng cháu đã được phẫu thuật bằng mổ banh.giờ cháu gần 5 tuổi nhưng gần đây cháu hay bị sốt, đi khám bsy kết luận vẫn nghe thấy tiếng thổi.mỗi lần bị sốt cháu rất lâu khoi.trung bình 4-5 ngày mới khỏi.hỏi bs tư vấn tình trạng bệnh của cháu
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:15 16/05/2022
      Chào bạn,
      Đối với những trẻ bị tim bẩm sinh dù đã được chữa trị nhưng cơ thể vẫn yếu hơn, sức đề khác kém hơn các trẻ bình thường khác. Trong trường hợp cháu bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân, chủ yếu vẫn là nhiễm khuẩn. Bạn nên lưu ý cho cháu dùng thêm các thực phẩm bổ trợ đẻ tăng sức đề kháng cho cháu, và dùng kháng sinh đủ liều và liệu trình để tránh tình trạng kháng thuốc. Để cụ thể hướng điều trị cho cháu, bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ điều trị trực tiếp cho cháu để có hướng điều trị phù hợp.
      Chúc cháu sức khỏe.
      Thân mến!
  • Tăng Hoa Lài
    Tăng Hoa Lài
    13:59 10/02/2018
    Con e bị hội chứng Down và bị Tim tím Bs cho e hỏi có thể điều trị được không ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:19 16/05/2022
      Chào bạn,
      Hội chứng Down thì không thể chữa được vì đây là do yếu tố gen. Tim tím là tình trạng trao đổi khí oxy và khí carbonic có vấn đề. Chỉ những dữ liệu này chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể cho cháu được. Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin cụ thể cháu mắc bệnh tim mạch như thế nào để được chúng tôi tư vấn thêm.
      Chúc cháu sức khỏe.
      Thân mến!
  • nguyễn tâm
    nguyễn tâm
    14:53 18/01/2018
    con e thông liên thất màng d 5mm, dãn nhẹ buồng tim trái. trường hợp con e có nên mổ sớm kg. e nghe nói mổ bít dùi phương pháp mổ như thế nào bác sĩ tư vấn giúp em
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:30 16/05/2022
      Chào bạn,
      Kích thước lỗ thông là 5 mm, không quá lớn, vẫn có thể tự đóng sau này. Do vậy, tôi khuyên bạn nếu cháu chưa có tăng áp phổi, thì chưa nên vội phẫu thuật sớm. Tốt nhất vẫn nên để theo dõi thêm một thời gian nữa, nếu sau này lỗ thông này không đóng được, có thể sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp bít dù sau.
      Bít dù lỗ thông tức là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, không phải mổ hở. Bác sĩ sẽ luồn một ống qua động mạch đùi hoặc cánh tay của cháu, cháu sẽ ít bị tổn thương hơn.
      Để có một chế độ chăm sóc tốt cho cháu, bạn có thể xem thêm ở bài viết sau:
      http://suytim.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
      Chúc bạn sức khỏe.
      Thân mến!
  • Phan thiu0323 hông
    Phan thiu0323 hông
    16:36 04/12/2017
    COn e đc 4 tháng bị thông liên thất phần màng ĐK 4mm shunt T_PGmã 63mmHg. Liệu có nặg k bác sĩ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:37 16/05/2022
      Chào bạn,
      Thông liên thất phần màng 4 mm là kích thước lỗ thông nhỏ và vẫn có khả năng tự đóng cao. Do vậy bạn không cần quá lo lắng, tuy nhiên kích thước này không cố định mà có thể thay đổi, bạn nên cho bé đi thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh.
      Với kích thước lỗ thông này chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Nếu sau này lỗ thông không tự đóng, bé có thể sẽ được chỉ định bít dù lỗ thông, đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, tỷ lệ thành công cao 99%. Do vậy gia đình không cần quá lo lắng. Trước mắt, bé cần có một chế độ chăm sóc tốt, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
      http://suytim.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
      Chúc cháu sức khỏe.
      Thân mến!
  • Phạm thị thu
    Phạm thị thu
    10:43 14/05/2017
    Bác sĩ ơi cho em hỏi, bé nhà em dc 16 tháng hôm trước bi ho sổ mũi và có đi khám và va bac si noi la phai di kiem tra tim di. Em da cho be len vien tim kham va bac si noi be nha em bik . Thông liên thất , hở van 3 lá, tăng áp phổi, be bi nhu vay co nguy hiem ko ạ. Bac si noi chau phai mo cang nhanh cang tot. Vay gio mo chi phi het nhieu ko a
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:31 17/05/2022
      Chào bạn,
      Không rõ con của bạn bị hở van 3 lá và thông liên thất mức độ bao nhiêu, nhưng đã có tăng áp động mạch phổi, chứng tỏ chức năng tim đã bị ảnh hưởng phần nào. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng, nếu không được theo dõi và điều trị có thể tiến triển nặng và gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, gia đình nên tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và cho bé phẫu thuật càng sớm càng tốt. Với trẻ dưới 6 tuổi có bảo hiểm y tế, nếu phẫu thuật tim bẩm sinh sẽ được miễn toàn bộ chi phí phẫu thuật. Còn nếu không có bảo hiêm y tế, chi phí phẫu thuật của bé nhà bạn có thể khoảng 80-100 triệu đồng.
      Thân mến.
  • Lê thị Thuỳ dung
    Lê thị Thuỳ dung
    20:55 02/05/2017
    Chào bác sĩ, xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Con tôi nay được 10 tháng bé dc 8kg đi khám bị tim bẩm sinh là liên thông nhĩ lỗ thứ phát 11*12mm . Hở van 3 lá 1/4.bác sĩ hẹn tái khám sau 6 tháng. Xin hỏi bác sĩ vậy có thể liền lại được không. Hay phải phẩu thuật. Dinh dưỡng cho bé có cần kiêng ăn gì không. Bé tiêm vác xin bình thường như các bé phải không? Xin cảm ơn ah
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:33 17/05/2022
      Chào bạn,
      Chúng tôi trả lời bạn lần lượt các vấn đề như sau:
      1/ Kích thước lỗ thông liên nhĩ của con bạn hiện nay tương đối lớn, trên 10mm, kết hợp hở van 3 lá mức độ nhẹ thì khả năng tự đóng lại là rất khó. Bạn vẫn nên theo dõi tiếp tục và cho con tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ để được chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.
      2/ Hiện tại nguồn dinh dưỡng của bé chủ yếu từ sữa mẹ và ăn dặm, bạn chỉ cần cho con ăn uống đầy đủ chất, giữ vệ sinh sạch sẽ, không cần kiêng ăn gì.
      3/ Nếu thể trạng và sức khỏe của bé tốt, bạn vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng bình thường. Nhưng trước khi tiêm, bạn vẫn nên thông báo cho nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng biết về tình trạng của con bạn để được hướng dẫn theo dõi bé sau tiêm chủng. Trong quá trình điều trị bệnh tim bẩm sinh, nếu thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào như mệt mỏi, khó thở, bỏ bú, quấy khóc… bạn nên sớm đưa bé đi khám lại để được xử trí thích hợp.
      Chúc bé ngoan, khỏe.
  • Đinh Thị lan
    Đinh Thị lan
    14:04 26/04/2017
    Bs cho e cháu hỏi con nhà cháu bị tim thông liên thất rộng 5,7mm.giãn buồng tim trái.hở nhẹ van 2lá.cháu được 10t tuổi.đi khám đinh kì thường xuyên nhưng cháu 2thág k lên được lạng nào.bú mẹ và ăn rất tốt.vậy cháu có nên phẫu thuật ngay k ạ??
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:34 17/05/2022
      Chào bạn,
      Không rõ khi tái khám định kỳ thì bạn có trao đổi kỹ vấn đề không tăng cân của bé với bác sỹ chưa? Bé còn gặp phải triệu chứng nào khác như khó thở, hay khóc, tím tái hay không? Để quyết định phẫu thuật hay không, cần căn cứ vào nhiều yếu tố bao gồm kích thước lỗ thông, triệu chứng bé đang gặp phải, độ tăng áp lực động mạch phổi,… và đặc biệt là phài có chỉ định của bác sỹ điều trị. Nếu lỗ thông tiến triển ngày càng lớn hơn, bé có biểu hiện bất thường thì sẽ sớm được chỉ định phẫu thuật. Mặt khác, chậm tăng cân là tình trạng gặp phổ biến ở trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, vì vậy, bạn nên cho con đi khám tại các trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng cho bé. Bạn cũng có thể đọc thêm hướng dẫn trong bài viết phía trên để có hướng chăm sóc bé tốt nhất.
      Thân mến.
  • Nguyễn văn quyết
    Nguyễn văn quyết
    21:49 22/03/2017
    Bác sĩ cho em hỏi hiện con em đang bị thông liên thất màng kt:6.8mm,hôm vừa rồi em đưa khám ở bv nhi tw bác sĩ cho thuốc uống hẹn 2 tháng sau kiêm tra lại,hiện con e được gần hai tháng mà chưa tiêm phòng vác xin,chuẩn bị đến lịch tiêm phòng nhưng e lo con e đang uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ,thì có nên cho cháu đi tiêm phòng không,liệu có ảnh hưởng gì đến con em không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:02 17/05/2022
      Chào bạn,
      Nếu thể trạng và sức khỏe của bé tốt, bạn vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng bình thường. Nhưng trước khi tiêm, bạn vẫn nên thông báo cho nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng biết về tình trạng của con bạn để được hướng dẫn theo dõi bé sau tiêm chủng. Trong quá trình điều trị bệnh tim bẩm sinh, nếu thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào như mệt mỏi, khó thở, bỏ bú, quấy khóc… bạn nên sớm đưa bé đi khám lại để được xử trí thích hợp.
      Thân mến.
  • nhung hoàng,chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi
    nhung hoàng,chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi
    22:59 28/11/2016
    bác sĩ cho em hỏi con nhà em bị tbs, chấu bị thông liên thất 7,5mm,dã di khám theo dịnh kì của bác sĩ 3 tháng 1 lần, dã 4 lần di khám, lan thú 3 thì cháu dóng dược 1mm, nhưng lần thứ 4 đi khám thì lỗ thông của cháu lại bị rộng ra dk là: 9mm truongf họp của cháu bác sĩ bảo tụ đòng, nhưng lần này lỗ thông lại to ra, mà bác sĩ lại bảo vấn uống thuốc và kiểm tra định kì 3 tháng, em thấy rất lo cho co, len xin mổ , nhưng bác sĩ bảo cuws để cho đóng tụ nhiên, vì nhiều trường hợp mổ có biến chứng lên em lo
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:21 13/05/2022
      Chào bạn,
      Trường hợp của con bạn đã đi khám định kỳ đầy đủ, và được bác sỹ chỉ định như vậy thì hãy tuân thủ, không nên nóng vội, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Trước mắt bạn nên chăm sóc con thật tốt, cho bé ăn uống đầy đủ chất, giữ cho bé không bị ốm, sốt, viêm họng, cho bé uống thuốc đúng liều dùng, thời gian dùng và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ hoặc khi có dấu hiệu bất thường như trẻ quất khóc, bỏ ăn, tím tái...
      Chúc bé ngoan, khỏe.
  • Tô Ngân
    Tô Ngân
    16:15 12/08/2016
    Bác sỹ ơi! Con E bị tim bẩm sinh (thông liên thất phần quanh màng đường kính 18mm) , nay đã được 7 tuổi rồi mới được phát hiện, do áp lực phổi cao (80mmHg) nên các bác sỹ điều trị bảo không chỉ định phẫu thuật được. Hiện nay bệnh viện đang kê thuốc cho uống gồm Bosentan 62,5mg (1/3 viên /1lần, ngày 02 lần); Adagrin (ngày 1 viên chia 03 lần). Hiện giờ gia đinh rất hoang mang và lo lắng,ỡin bác sỹ cho gia đình lời khuyên, gia đình xin cảm ơn Bác sỹ ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:46 13/05/2022
      Chào bạn,
      Hiện tại kích thước lỗ thông của bé khá lớn, lại mắc kèm theo tăng áp động mạch phổi, do đó việc điều trị lại càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, gia đình bạn không nên quá lo lắng, trước mắt hãy cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và đưa bé đi khám định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi hết đơn thuốc. Lúc đó, bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng hiện tại của bé mà có chỉ định tiếp theo, với các trường hợp lỗ thông liên thất lớn có kèm tăng áp lực động mạch phổi vẫn có thể điều trị bằng phẫu thuật được.
      Bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé, hạn chế ăn mặn, ăn đủ chất và luyện cho bé thói quen thể dục thường xuyên, khi sức khỏe bé đã đảm bảo chịu được ca phẫu thuật, các bác sĩ có thể tiến hành can thiệp phẫu thuật cho bé. Trước và sau khi khám, bạn có thể cho bé sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược, giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm áp lực động mạch phổi, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển thành suy tim, chẳng hạn như Tpcn Ích Tâm Khang. Bạn có thể cho bé sử dụng với liều 1-2 viên chia làm 2 lần trong ngày, uống cách các thuốc tây đang điều trị từ 1-2 giờ.
      Chúc bé luôn khỏe mạnh!
  • Chau ha xuyên
    Chau ha xuyên
    20:01 30/07/2016
    Thưa bác sỹ cháu nhà e bi thông lien thất hep phổi e rất lo tinh trạng bệnh của cháu. Cháu vẫn bt không có biểu hien gì nếu e muốn cho cháu di chữa bệnh nên đến bệnh viện nào kinh phí la bao nhiêu
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:51 13/05/2022
      Chào bạn,
      Hiện tại, bạn không nên quá lo lắng bởi khả năng tự đóng lại của lỗ thông liên thất trong những năm đầu đời khá cao (80 – 90%) mà không cần đến can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh lại kết hợp với hẹp van động mạch phổi nên việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Việc có phẫu thuật hay không phải được quyết định bởi bác sỹ điều trị và thể trạng hiện tại của bé. Nếu lỗ thông tiến triển ngày càng lớn hơn, bé có biểu hiện khó thở, tím tái, bỏ bú… thì chỉ định phẫu thuật có thể được tiến hành. Do đó, bạn cần theo dõi sức khỏe của bé, đưa bé đi tái khám định kỳ và khám ngay khi có dấu hiệu bất thường trên xảy ra để được xử trí thích hợp. Bạn có thể đến chuyên khoa tim mạch của một số bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, viện Nhi trung ương, bệnh viện tim Hà Nội để được thăm khám và điều trị cho bé. Trước mắt, bạn nên chú ý chăm sóc cho bé nhằm đảm bảo sức khỏe nếu phẫu thuật được tiến hành. Chúng tôi xin gửi tới bạn một số thông tin hữu ích trong bài viết sau:
      http://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
      Chúc bé luôn khỏe mạnh!
  • hà giang
    hà giang
    15:38 12/07/2016
    chào bác sĩ ạ, cháu nhà em hiện được 8,5tháng,cháu phát hiện tim bẩm sinh lúc ra đươc,4 ngày. cháu đi siêu âm bác sĩ kết luận thông liên thất phần quanh màng lan sát động mạch chủ.đến nay 8.5tháng .cháu siêu âm lại ở viện nhi trung ương, cháu bị tim bẩm sinh thông liên thất dưới động mạch chủ 0.3mm, vậy cho cháu hỏi bác sĩ là con cháu có khả năng đóng lại được không ạ,vì bác sĩ bảo lỗ thông bé, khả năng đóng lại bao nhiêu % ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:13 16/05/2022
      Chào bạn,
      Theo chúng tôi thấy thì lỗ thông liên thất hiện tại của con bạn tương đối nhỏ. Khả năng đóng lại của lỗ thông liên thất thường khá cao từ 80 – 90%, tùy từng đối tượng. Do đó bạn không nên quá lo lắng, cần tiếp tục theo dõi thêm và đưa bé đi khám định kỳ để theo dõi khả năng tự đóng của lỗ thông. Trường hợp bé có biểu hiện bệnh nặng hơn: các triệu chứng khó thở, bỏ ăn, quấy khóc xảy ra nhiều bạn nên khám lại ngay để được chẩn đoán và có hướng xử trí thích hợp.
      Hiện tại, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho bé bởi điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến triển của bệnh. Chúng tôi xin gửi tới bạn những thông tin hữu ích trong bài viết sau:
      https://suytim.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
      Chúc bé luôn khỏe mạnh!
  • Nga Dang
    Nga Dang
    21:21 13/06/2016
    Bé nhà tôi mổ tim thông liên thất lúc 4 tháng tuổi. Ca mổ rất thành công. Gia đình đã cho cháu tái khám theo định kỳ. Hết định kỳ tái kham đến giờ cháu đã được bốn tuổi sức khỏe vẫn bt. Vậy cháu có còn gặp nguy hiểm ko
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:21 16/05/2022
      Chúc mừng bé đã trải qua ca phẫu thuật thành công! Sức khỏe của bé hoàn toàn hồi phục sau các lần tái khám định kỳ. Tuy nhiên cũng có một số bệnh tim bẩm sinh vẫn cần phải theo dõi sau phẫu thuật và khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe, nhưng đến 96.5% sức khỏe của trẻ là bình thường, vì vậy gia đình hoàn toàn có thể yên tâm, chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để bé có được sức khỏe tốt nhất.
      Thân ái.
  • Phùng Xuân Minh
    Phùng Xuân Minh
    08:41 14/04/2016
    Chào bác sĩ ! Con của cháu bị tim bẩm sinh tên là Phùng Thị Cát Tường. Khám ở BVTMHN kết quả là: bé bị + Thông liên nhĩ 15mm, + Thông liên thất buồng nhận 12mm, + Có bộ máy van nhĩ thất chung. Hở van nhĩ thất chung mức độ nhiều (3/4)+ Hẹp khít van ĐMP (chênh áp TP - ĐMP # 57mmHg). Vòng van ĐMP hơi nhỏ.Ngoài ra trong phân của cháu: HC + ; BC ++Bác sĩ có kê cho đơn thuốc gồm: + Enterogermina 2milliards/5ml + Zinobaby + Ciprobay 500 (viên nén )Do luống cuống nên khi về cháu đã làm mất đơn thuốc. Cháu muốn nhờ bác sĩ chỉ dẫn giúp cháu cách sử dụng và cách chăm sóc bé ạ. Bé nhà cháu được 6 tháng cân nặng 6,3 kg. Cháu xin cảm ơn ạ. Sdd: 0967109798.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:26 16/05/2022
      Chào bạn,
      Thành thật rất tiếc trong trường hợp của bạn chúng tôi không giúp được nhiều. Vì việc sử dụng thuốc, nhất là ở trẻ nhỏ cần phải có sự cân nhắc, tính toán trên nhiều khía cạnh, đặt giữa lợi ích và nguy cơ mà bác sĩ mới có thể đưa ra liều dùng cũng như cách dùng chính xác cho mỗi trẻ. Không phải ai cũng sử dụng được một công thức giống nhau. Do đó chúng tôi nghĩ gia đình nên đưa con quay lại bệnh viện để xin lại đơn thuốc của bác sĩ.
      Những lần sau khi đi khám bạn cũng có thể chú ý hơn, xin số của bác sĩ điều trị trực tiếp cho con để khi trẻ có bất kỳ vấn đề bất thường nào thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Về việc chăm sóc trẻ sao cho đúng cách, bài viết trên đã có những thông tin khá chi tiết và cụ thể, bạn có thể tham khảo và tiến hành làm theo hướng dẫn.
      Chúc con bạn sớm bình phục sức khỏe!
  • lâm thiu0323 phương
    lâm thiu0323 phương
    20:22 21/03/2016
    Chào bác sĩ!con cháu mới sinh được 3tuần tuổi cháu bị thông liên thất 3,7mm thông liên nhĩ,hiện nay cháu bé vẫn sinh hoạt bình thường nhưng cháu hay bị nấc và ho nhẹ,cháu bé thường có những lúc thở gấp thở dồn dập,bác sĩ tư vấn giúp gia đình cách chăm sóc bé như nào cho bé hạn chế những hiện tượng trên?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:43 16/05/2022
      Chào bạn,
      Thông liên thất, thông liên nhĩ là những dị tật tim bẩm sinh rất hay gặp. Nếu lỗ thông nhỏ (< 5mm) và sức khỏe của em bé tốt, lỗ thông có thể tự đóng khi bé lớn lên. Như vậy, mặc dù bé có lỗ thông trong tim nhưng cũng chưa có nhiều biểu hiện triệu chứng nguy hiểm, bạn có thể yên tâm theo dõi.
      Nấc, ho nhẹ là những phản ứng tự nhiên của cơ thể bé để bù lại phần máu/oxi/năng lượng do di tật tim nên chưa cung cấp đủ. Trước mắt, bạn nên chăm sóc bồi bổ đừng để bé quá nhẹ cân, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là đường hô hấp, lưu ý để bé ở những nơi thoáng khí, thường xuyên xoa bóp tay chân cho bé, điều này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Những lúc bé bị nấc, ho, thở gấp, bạn nên tránh để bé ở tư thế nằm, như vậy sẽ giúp bé thở dễ hơn. Nếu tình trạng thở dồn dập còn xảy ra nhiều mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đưa bé đi kiểm tra lại để yên tâm hơn về sức khỏe của con.
      Chúc bé sớm bình phục!
      Thân.
  • Trâu sỹ Hiếu
    Trâu sỹ Hiếu
    04:46 02/02/2016
    Con tôi hiện đang chăm sóc tại viện nhi trung ương cháu bị tim bẩm sinh bs chuẩn đoán hẹp động mạch chủ và thông liên thất
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:58 16/05/2022
      Chào bạn,
      Thông liên thất là một trong những dị tật tim bẩm sinh thường gặpt. Thông thường, lỗ thông sẽ được phát hiện qua siêu âm tim, nếu sức khỏe của bé tốt và lô thông nhỏ thì khả năng cơ thể tự đóng lỗ thông khi bé lớn rất cao.
      Trường hợp thông liên thất kèm hẹp động mạch chủ kết hợp sẽ khó điều trị hơn nhiều. Do lượng máu nuôi cơ thể giảm, làm sức khỏe bé yếu ớt, đề kháng giảm. Tuy vậy, bạn đừng quá lo lắng, nếu bạn lạc quan, chăm sóc tốt cho con và tuân theo các chỉ định của bác sĩ thì bệnh tình của bé sẽ dần tiến thoái.
      Sẽ không ai là người nắm rõ bệnh tình và mức độ bệnh của con bằng chính bác sĩ điều trị. Vì vậy mà gia đình cần trao đổi thông tin với bác sĩ khi có thắc mắc cũng như biết được phương pháp điều trị tốt nhất có thể áp dụng cho con và quá trình chăm sóc con sau này.
      Chúc bé khỏe mạnh!
      Thân.
  • Thảo
    Thảo
    00:57 23/01/2016
    con e 20 tháng và được bác sỹ chẩn đoán bị tịm bẩm sinh gồm thông liên thất và hẹp động mạch phải. Bác sỹ cho e hỏi, bệnh của cháu nếu phẫu thuật thì khỏi hoàn toàn không ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      15:29 16/05/2022
      Chào bạn,
      Thông liên thất là một trong nhiều dị tật bẩm sinh thường gặp. Nếu sức khỏe của bé tốt đồng thời lỗ thông nhỏ, thì có thể tự đóng sau khi bé sinh một thời gian. Tuy nhiên, thông liên thất kèm hẹp động mạch thì buộc phải điều trị nhằm tránh trường hợp bệnh tiến triển ảnh hưởng xấu đến chức năng tim mạch của bé.
      Chị đừng quá lo lắng, vì cả thông liên thất và hẹp động mạch đều có thể can thiệp chỉ bằng những thủ thuật hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào kích thước cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà tiên lượng sẽ khác nhau, do đó chúng tôi rất khó trả lời là có thể khỏi hay không. Để hiểu hơn bạn cần phải trao đổi lại với bác sỹ điều trị, bạn có quyền được biết các hướng điều trị tốt nhất cho con, cũng như các biện pháp chăm sóc con sau này. .
      Chúc bé khỏe mạnh!
      Thân.