Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, suy tim có bốn giai đoạn chính là suy tim không triệu chứng, suy tim có các triệu chứng ban đầu, suy tim với các triệu chứng tiến triển, suy tim nặng cần được điều trị đặc biệt. Do vậy việc chẩn đoán suy tim được thực hiện ở giai đoạn càng sớm sẽ giúp người bệnh có cơ hội kéo dài tuổi thọ và sống sót càng cao.
Không có một phương pháp đơn lẻ nào để có thể xác định chính xác được suy tim, mà bác sỹ sẽ phải kết hợp nhiều cách khác nhau. Đầu tiên là hỏi tiền sử bệnh tim của người bệnh nếu có. Tiếp đó là thăm khám mức độ xuất hiện các triệu chứng của suy tim như khó thở, đau thắt ngực, sưng, phù nề ở tay, chân hoặc bụng… Cùng với các yếu tố nguy cơ của bệnh suy tim như tình trạng tăng huyết áp, bệnh động mạch vành hoặc bệnh tiểu đường mà người bệnh có thể mắc phải để tiến hành chẩn đoán.
Để chẩn đoán suy tim, bác sỹ sẽ kết hợp hỏi tiền sử bệnh và làm xét nghiệm đặc hiệu
Sau khi khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau đây để đưa ra kết luận cuối cùng:
Tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn những cách thức làm cụ thể để có thể đưa ra kết luận chính xác. Do suy tim không tự nó sinh ra mà là hậu quả của hầu hết các bệnh tim mạch khác, bởi vậy mà ngoài chẩn đoán suy tim, bác sĩ còn xem xét nguyên nhân dẫn tới suy tim để điều trị cả nguyên nhân.
Suy tim không phải là cửa tử, thực tế bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc cho bản thân để có thể tiếp tục tận hưởng được cuộc sống như những người bình thường. Với sự chăm sóc, hỗ trợ và có phương pháp điều trị đúng, người bệnh suy tim hoàn toàn có thể tự thực hiện những sinh hoạt, công việc hàng ngày, miễn là bạn biết giới hạn hoạt động của mình.
Sau khi chẩn đoán suy tim, người bệnh phải điều trị bằng các loại thuốc kết hợp. Tùy thuộc vào các triệu chứng, nguyên nhân gây suy tim mà bác sĩ sẽ tiến hành kê kết hợp những loại thuốc sau đây:
Một số loại thuốc khác cũng có thể được dùng trong điều trị suy tim như thuốc giãn mạch giúp làm giảm đau thắt ngực trong trường hợp người bệnh có triệu chứng đau ngực, Statin giúp làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu nếu có tình trạng mỡ máu cao và các loại thuốc làm giảm nguy cơ huyết khối động mạch vành.
Xem thêm:
Chia sẻ của bác Thi – Vũng Tàu về kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả
Điều trị suy tim bằng phẫu thuật
Một số phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng cho người bệnh suy tim khi cần thiết bao gồm phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, đặt stent trong trường hợp suy tim do bệnh mạch vành; phẫu thuật phục hồi hoặc thay thế hoàn toàn van tim trong trường hợp suy tim do bệnh van tim, ghép máy khử rung tim, liệu pháp tái đồng bộ nhịp tim, cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất, ghép tim từ nguồn hiến tạng.
Xem thêm:
GS. Khải tư vấn cách phòng và điều trị suy tim do bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim
GS. Khải tư vấn cách điều trị suy tim do bệnh van tim, huyết áp cao
Chẩn đoán suy tim đã không hề dễ dàng, điều trị suy tim lại là một quá trình lâu dài cần sự nỗ lực kiên trì của người bệnh. Mỗi người bệnh suy tim cần có niềm tin vào phác đồ điều trị của bác sĩ, thường xuyên vận động thể chất và duy trì một tinh thần lạc quan sẽ giúp họ sống lâu hơn trên chặng đường tim mạch cuối cùng của mình.
Tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/diagnosis-treatment/drc-20373148