Điểm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch là suy tim - nguyên nhân hàng đầu của các ca tử vong trên toàn thế giới. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Buổi giao lưu trực tuyến ngày 18/07/2013 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn với GS Phạm Gia Khải – Chủ tịch hội tim mạch học Việt Nam về chủ đề "DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM VÀ PHÒNG NGỪA SUY TIM Ở NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH" đã được đông đảo độc giả quan tâm theo dõi.
Giải đáp băn khoăn của một số độc giả bị bệnh mạch vành, GS Phạm Gia Khải cho biết: “Bệnh mạch vành làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim, nếu không điều trị, lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim. Khi có những dấu hiệu cảnh báo như: Đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở mỗi khi gắng sức, người bệnh phải đến bệnh viện ngay để làm các xét nghiệm cần thiết, nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được điều trị kịp thời”.
Giáo sư Phạm Gia Khải trả lời câu hỏi bệnh nhân
Các nội dung liên quan đến các tổn thương van tim (hẹp hoặc/và hở van), được GS Phạm Gia Khải giải thích: Bệnh lý van tim ở Việt Nam thì phần lớn là do thấp tim. Thấp tim thường gây dày dính, co kéo, vôi hóa hệ thống van tim, làm cho van bị hẹp, lâu ngày dẫn đến đóng không kín gây bệnh cảnh hẹp – hở van, thường gặp nhất là van hai lá và van động mạch chủ. Khi phát hiện bệnh cần điều trị sớm, nếu để muộn, sau nhiều năm sẽ dẫn đến biến chứng suy tim nặng không hồi phục. Hiện nay bệnh van tim có thể chữa khỏi, tùy trường hợp tổn thương mà bác sĩ sẽ quyết định mổ kín vá van hay mổ hở để thay van nhân tạo.
Thiếu máu cơ tim, xơ vữa mạch, tăng huyết áp, là những chủ đề được đông đảo độc giả trung và cao tuổi quan tâm, mong muốn giáo sư giải đáp về hậu quả lâu dài do bệnh gây ra tại các cơ quan đích, cũng như tư vấn các giải pháp giúp phòng ngừa hoặc nâng cao hiệu quả trong điều trị. Theo GS Khải, thiếu máu cơ tim cục bộ là thuật ngữ chung chỉ một vùng cơ tim có mạch vành bị tắc hẹp, sẽ gây tổn thương ở cơ tim, biểu hiện bằng đau thắt ngực. Khi bị xơ vữa mạch sẽ xuất hiện những cục máu đông do mảng xơ vữa bị nứt vỡ. Cục máu đông di chuyển trong lòng mạch dễ gây tai biến mạch máu não, tắc động mạch các chi, tắc động mạch thận…, bạn cần phải sử dụng thuốc chống vữa xơ động mạch, thuốc giãn mạch vành, chế độ ăn rất hạn chế chất béo, hạn chế mỡ động vật. Với bệnh tăng huyết áp việc điều trị phải được theo dõi thường xuyên liên tục. Ở người lớn tuổi huyết áp nên để ở khoảng chấp nhận được, không nên cố gắng hạ huyết áp về ngưỡng bình thường, sẽ không tốt vì cơ thể đang quen với mức huyết áp này rồi. Về giải pháp hỗ trợ điều trị, Giáo sư cho biết: Đồng thời với thuốc điều trị nền, ông đã sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang cho khá nhiều người bệnh tim mạch và hầu hết đạt được kết quả tốt. Đây là sản phẩm an toàn, đã có nghiên cứu đánh giá, người bệnh có điều kiện nên sử dụng thường xuyên.