Di chứng trên tim mạch hậu COVID-19 không những khó phục hồi mà còn diễn biến khó lường, ngay cả ở F0 thể nhẹ và không có bệnh nền. Nếu không phát hiện kịp thời và có hướng điều trị kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi, thậm chí tử vong.
Vậy giải pháp nào giúp ngăn ngừa các di chứng tim mạch hậu COVID-19? Mời bạn cùng lắng nghe giải đáp từ BS.CK2 Vũ Minh Đức - chuyên gia về tim mạch giàu kinh nghiệm ngay sau đây!
Có một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là hậu COVID-19. Phần lớn người bệnh đều có 1, 2 hoặc nhiều dấu hiệu như: mệt mỏi, khó thở hay khó chịu ở ngực, tim đập nhanh. Vậy những dấu hiệu nào là những dấu hiệu điển hình của các bệnh lý về tim mạch, thưa BS?
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời:
Một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh tim mạch đó là khó thở.
Nhiều người thường nghĩ rằng, khó thở là do có bất thường ở phổi. Tuy nhiên, triệu chứng khó thở cũng có thể là do tim mạch. Một số cách để nhận biết khó thở đó là: cảm thấy mệt, thở dốc khi leo lên cầu thang hoặc khi gắng sức dù trước đây không bị như thế.
Bên cạnh khó thở, đau ngực cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Cơn đau ngực không nhất thiết phải đau thắt như nhồi máu cơ tim mà có thể là cảm giác như bị đè ở chính giữa ngực hoặc ở ngực trái.
Dấu hiệu cuối cùng giúp chúng ta nhận biết bệnh tim mạch đó là nhịp tim bất thường. Bạn có thể lắng nghe cơ thể để nhận biết sự bất thường này. Ví dụ, tim của bạn đang đang đập đều bình thường thì bỗng dưng nhịp đập yếu đi.
Tất cả những sự bất thường kể trên đều là những dấu hiệu cảnh báo chúng ta cần gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Thưa BS, hiện nay, việc điều trị các vấn đề mạch máu hậu COVID-19 được thực hiện như thế nào ạ?
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời:
Hiện nay, những ghi nhận về di chứng liên quan đến tim mạch trong hậu COVID-19 đều không quá mới mẻ bởi chúng đều tương đồng với những lý tim mạch trước đây như: suy tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim,…
Điểm mới ở đây chính là chúng ta thường quan tâm đến các triệu chứng mới trong hậu COVID-19 như xơ phổi, rụng tóc, rối loạn lo âu, mất ngủ,… mà quên đi những biểu hiện trái tim đang “lên tiếng”.
Do những bệnh lý tim mạch trong hậu COVID-19 không phải là chuyện mới nên các thầy thuốc về tim mạch vẫn sẽ tuân theo những phác đồ chuẩn mực trên toàn thế giới, cũng như của quốc gia, để có thể điều trị tốt cho bệnh nhân.
Song, điều quan trọng không phải là việc chúng ta điều trị bằng thuốc gì mà là làm sao để người dân nhận diện những bất thường về tim mạch và tìm đến bác sĩ để có thể giải quyết được các vấn đề di chứng tim mạch hậu COVID-19 một cách kịp thời nhất.
COVID-19 tác động lâu dài đến tim mạch
BS có thể cho biết tầm quan trọng của việc phục hồi tuần hoàn vi mạch, đặc biệt là vi mạch vành ở tim có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc giảm thiểu các di chứng trên tim và mạch máu được không ạ?
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời:
Như đã thông tin, vi mạch máu là những mạch máu nhỏ nhưng lại chiếm đến 50% khối lượng trái tim của chúng ta. Điều này cho thấy vi mạch có ý nghĩa rất quan trọng đến sức khỏe cơ thể.
Trên thực tế, cơ thể chúng ta có hàng trăm ngàn vi mạch máu, trong khi đó mạch máu lớn ở tim chỉ có 2 nhánh động mạch vành phải và trái.
Trong trường hợp đặt stent mạch vành thì chúng ta chỉ thực hiện được trên các mạch vành lớn. Tuy nhiên, giả sử “người mẹ mạch vành lớn” bị hư hỏng thì chúng ta phải cầu cứu hàng trăm, hàng ngàn những “đứa con vi mạch vành” để chúng đi vào trong từng ngõ ngách của cơ tim và nuôi trái tim khỏe mạnh.
Chính vì thế, có thể khẳng định rằng “mạng lưới kênh rạch: này là vô cùng quan trọng để cứu lấy cơ tim của mình.
Thưa BS, vi mạch vành là mạch máu nhỏ nằm sâu trong tim. Liệu khi tầm soát thì có trường hợp nào bị bỏ sót không ạ?
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời:
Khi nói về các biến chứng mạch máu, người ta sẽ tính đến chuyện bị tắc mạch máu, thường là những mạch máu có kích thước đo được. Vi mạch máu thì lại không thể đo được bằng lòng mạch máu.
Tuy nhiên, vi mạch máu có ý nghĩa là một mạng lưới chằng chịt để nuôi cơ tim. Như vậy, chúng ta sẽ đánh giá gián tiếp vào sức co bóp và sức khoẻ của khối cơ tim của mình.
Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc điều trị, nhiều người thường tìm đến đến các sản phẩm bổ trợ có các thành phần chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên như Dihydroquercetin từ chiết xuất thông Dahurian được chứng minh là mang lại hiệu quả, nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là khả năng chống huyết khối, phục hồi vi tuần hoàn, làm tăng lưu thông máu. Nhờ BS giải thích rõ hơn việc chúng ta sử dụng chiết xuất từ thông Dahurian mang lại lợi ích gì trong hỗ trợ phục hồi sớm tuần hoàn vi mạch, đặc biệt là vi mạch vành ạ?
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Đối với việc điều trị bệnh, hầu hết mọi người đều quan tâm đến 2 vấn đề là thuốc và những thực phẩm chức năng.
Riêng với các bác sĩ, chúng tôi luôn tìm hiểu về những câu chuyện về những hoạt chất có trong tự nhiên để xem chúng mang lại những lợi ích gì cho chúng ta.
Theo đó, gần đây giới khoa học bắt đầu tìm hiểu về cây thông Dahurian với hoạt chất đặc biệt Dihydroquercetin. Bởi đây là một loài cây có thể sống trong thời tiết rất khắc nghiệt (từ -70 đến 40 độ C) nhưng vẫn có thể sống đến vài trăm tuổi.
Các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu xem nhờ đâu mà những cây thông này có thể sống và tồn tại được như thế.
Từ đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chiết xuất Dihydroquercetin có trong cây thông Dahurian là một trong những chất đặc biệt giúp chúng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt như thế.
Khi phân tích sâu hơn, người ta nhận thấy rằng chất Dihydroquercetin này có thể đem lại nhiều tác dụng hữu ích cho các vi mạch máu trong cơ thể con người.
Một mạch máu thường sẽ có 3 vấn đề chính: càng lâu ngày thì sẽ càng già cỗi; bị viêm; bị bít tắc nếu có mỡ trong lòng mạch.
Theo đó, hoạt chất Dihydroquercetin có thể chống lại sự già cỗi của mạch máu bằng cơ chế làm tăng sinh collagen. Tương tự như việc phụ nữ sử dụng collagen để trẻ hóa làn da, Dihydroquercetin giúp tăng sinh collagen để giúp cho các mạch máu chậm đi quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó, Dihydroquercetin còn là chất chống oxy hóa, giúp chống lại gốc tự do và có khả năng kháng viêm rất mạnh. Nếu những tác nhân nào làm viêm hoặc tắc mạch máu thì Dihydroquercetin sẽ giúp chống tác nhân đó, làm cho mạch máu ít bị viêm hơn hoặc bít tắc hơn. Dihydroquercetin có khả năng chống viêm và oxy hoá mạnh hơn vitamin E hay vitamin C gấp 30 - 40 lần.
Ngoài ra, Dihydroquercetin còn có thể tác động lên quá trình lập mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Mỡ trong cơ thể chúng ta bao gồm mỡ tốt và mỡ xấu. Theo đó, tình trạng mạch máu bị hẹp hoặc bít tắc là do loại mỡ có tên gọi là LDL Cholesterol bằng cách đọng lại trong lòng mạch máu, tương tự như ống nước bị rong rêu bám. Theo đó, chiết xuất Dihydroquercetin sẽ làm cho quá trình đó không xảy ra, giúp mạch máu không bị bít tắc.
Nói tóm lại, Dihydroquercetin hoạt động theo 3 cơ chế, bao gồm: tăng collagen để làm chậm quá trình lão hóa; chống viêm, chống oxy hóa và ngăn cản quá trình hình thành các mảng xơ vữa. Có thể thấy, Dihydroquercetin giúp cho mạch máu lưu thông một cách tốt hơn. Đặc biệt, với những mạch máu nhỏ dễ bị tắc, Dihydroquercetin sẽ giúp chúng lưu thông một cách hoàn hảo nhất.
Ngoài lợi ích phục hồi tuần hoàn vi mạch thì Dihydroquercetin chiết xuất từ thông Dahurian còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ huyết khối. Vậy với những người bệnh F0 thì chúng ta có thể dùng ngay những ngày đầu nhiễm bệnh để mang lại những lợi ích cho sức khoẻ được hay không ạ?
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời:
Trên thực tế, những bệnh nhân F0 nên tập trung dùng thuốc đúng theo phác đồ của Bộ Y Tế, các Tổ chức Y tế Thế giới.
Bên cạnh đó, họ vẫn có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ lưu thông mạch máu. Bởi khi các mạch máu lớn, cũng như trong vi mạch được lưu thông tốt thì sẽ hạn chế hình thành cục máu đông và xảy ra biến chứng.
Thông Dahurian có khả năng sống mãnh liệt dù ở môi trường khắc nghiệt
Có rất nhiều người nói rằng sau khi bị COVID-19 cần phải đi tầm soát hậu COVID-19. Vậy khi tầm soát hậu COVID-19, cần phải làm những xét nghiệm gì để kiểm tra những tổn thương ở tim, mạch máu và hệ vi mạch nói chung, thưa BS? Liệu có cần kiểm tra định kỳ ngay khi chúng ta nhận được kết quả trở về âm tính bình thường hay không ạ?
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời:
Đối với F0 từng có bệnh lý tim mạch, ngay khi lành bệnh 2 tuần sau đó, họ cần gặp bác sĩ để có thể được tư vấn và điều trị phù hợp. Đặc biệt, bệnh nhân cần tìm đến những bác sĩ đã từng theo dõi cho mình trước đó bởi họ sẽ biết điểm mấu chốt nằm ở đâu, điều gì cần lưu ý, bổ sung hay cân nhắc trong phác đồ điều trị.
Đối với những người không có bệnh lý tim mạch trước đó, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn và được rà soát trước để phòng các di chứng có thể xảy ra.
Như vậy, thời điểm cần tầm soát hậu COVID-19 là càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân đã có hẹn với bác sĩ tim mạch trước đó thì vẫn cứ tầm soát theo lịch khám định kỳ.
Để kiểm tra những di chứng, sự cố xảy ra với tim mạch hâu COVID-19, chúng ta có thể dựa vào những kết quả xét nghiệm, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Thông thường, chúng ta sẽ thực 2 loại xét nghiệm liên quan đến hậu COVID-19 mà di chứng tim mạch có thể xảy ra đó là xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm D-dimer.
Công thức máu gồm có 3 thành phần là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tiểu cầu chính là một trong những tác nhân có thể tạo thành cục máu đông. Vì vậy, việc xét nghiệm công thức máu sẽ giúp chúng ta tìm thấy được nguy cơ hình thành huyết khối trong cơ thể.
Bản thân tôi đã từng thực hiện xét nghiệm công thức máu cho một số bệnh nhân hậu COVID-19 và thấy rằng số lượng tiểu cầu của họ tăng vọt lên 600 - 800 (tiểu cầu/nm3), trong khi bình thường chỉ khoảng có 200 - 400 (tiểu cầu/nm3). Điều này cho thấy nguy cơ hình thành cục máu đông ở họ là rất lớn.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu hoặc quan tâm đến cục máu đông có thể thực hiện thêm xét nghiệm D-dimer để biết được trong mạch máu của mình có cục máu đông hay không.
Ngoài ra, để đánh giá di chứng về tim mạch, chúng ta có thể thực hiện những phương pháp tầm soát cơ bản như: đo điện tâm đồ (bác sĩ nhìn vào kết quả sẽ nhận thấy được bệnh nhân có bị rối loạn nhịp tim hay có dấu hiệu bệnh lý mạch vành không), siêu âm tim (giúp đánh giá cơ tim lại sau một đợt COVID-19, xem xét phân suất co bóp của tim để kiểm tra bệnh nhân bị suy tim hay không).
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân COVID-19 nặng bị thuyên tắc phổi do huyết khối hoặc bị nhồi máu cơ tim do cục máu đông làm tắc động mạch vành thì có thể dùng những phương thức cao cấp hơn trong chẩn đoán hình ảnh như chụp MSCT (chụp điện toán cắt lớp) hoặc chụp mạch vành. Đó là những cách chúng ta đánh giá nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi.
Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu ở chân. Những bệnh nhân COVID-19 nặng cần phải thở máy hoặc nằm một chỗ không di chuyển thì mạch máu ở trạng thái tĩnh và có thể tạo thành huyết khối. Theo đó, huyết khối đó có thể nằm ở chân hoặc di chuyển đến chỗ khác (nếu di chuyển lên phổi có thể gây thuyên tắc phổi). Lúc này, chúng ta có thể cho bệnh nhân siêu âm tĩnh mạch chi dưới để có thể phát hiện ra cục huyết khối đó.
Với những bệnh nhân hậu COVID-19, họ cần phải lưu ý, chăm sóc sức khoẻ vi mạch máu như thế nào để tránh những biến chứng tác động xấu đến sức khoẻ ạ?
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời:
Những bệnh nhân có di chứng về tim mạch hậu COVID-19 cần lưu ý 4 vấn đề sau:
Thứ nhất, dù bệnh nhân trải qua một tổn thương nặng hay nhẹ thì vẫn nên luyện tập thể dục thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho họ phục hồi lại sức khỏe tổng thể, cũng như sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là chúng ta nên tập ở cường độ nhẹ rồi tăng lên dần, kể cả những người trước đây từng tập gym hoặc chơi thể thao chuyên nghiệp. Tốt nhất, bạn nên phải lắng nghe cơ thể mình và tập thể dục vừa phải.
Thứ hai, người bệnh phải cố gắng giữ cân nặng hợp lý. Trong thời điểm mắc COVID-19, chúng ta thường phải ở một chỗ, ít vận động nên có thể bị stress hoặc tăng cân.
Thứ ba, bạn cần giữ một chế độ ăn lành mạnh, giảm bớt tính bột, đường, chất béo và tăng cường bổ sung chất đạm và rau củ. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thêm các loại chất béo có ích cho cơ thể.
Điều cuối cùng là phải biết lắng nghe cơ thể, nhất là lắng nghe trái tim, mạch máu bởi khi chủ quan những dấu hiệu cảnh báo sẽ làm cho tình trạng di chứng hậu COVID-19 xấu hơn. Chẳng hạn, nếu có những dấu hiệu như tim đập nhanh, loạn nhịp, bỏ nhịp, hụt hơi, đau ngực (đau ở giữa xương ức hoặc ngực trái)… thì cần tìm đến chuyên gia về tim mạch để được khám và tư vấn phù hợp.
Để lắng nghe đầy đủ phần tư vấn của BS.CK2 Vũ Minh Đức, mời bạn xem tại video dưới đây:
Cảm ơn Nhãn hàng Ích Tâm Khang Platinum - hỗ trợ tăng lưu thông máu đến tim đã đồng hành cùng chương trình!