Hầu hết mọi người chỉ hiểu rằng suy tim tức là chức năng tim bị suy yếu. Nhưng mấy ai biết rằng suy tim là điểm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch như bệnh huyết áp cao, mạch vành, thiếu máu cơ tim, hẹp – hở van tim,… Tuy nhiên, nếu những người mắc bệnh tim mạch có phương pháp điều trị tốt, vẫn có thể phòng ngừa được suy tim và cải thiện được chức năng tim.
Trái tim là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể
Suy tim không có nghĩa là trái tim ngừng đập, mà chỉ làm cho hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn khiến không đủ lượng máu đi nuôi cơ thể, dẫn đến người bệnh thường xuyên bị khó thở, mệt mỏi, ho, phù.
Khi tim mạch của bạn có vấn đề như tổn thương van tim, bệnh mạch vành, huyết áp cao sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tim phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo nhiệm vụ cung cấp đủ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Nếu tình trạng này liên tục tái diễn, tim sẽ ngày càng suy yếu và không thể hồi phục lại. Do vậy tốt nhất nên phòng suy tim trước khi quá muộn.
Tình trạng và độ suy tim được đánh giá bằng cách dựa trên hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của người bệnh. Có nhiều cách phân loại suy tim trong đó cách phân loại của hội tim mạch New York được đánh giá là tiện dụng nhất và đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Suy tim để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân người bệnh. Khi tim bị suy, khiến tim không còn đủ khả năng cung cấp đủ oxy (máu) theo nhu cầu của cơ thể nữa. Suy tim ở từng mức độ mà sẽ có những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống khác nhau. Thông thường suy tim độ 1, 2 chưa xuất hiện các triệu chứng hoặc biểu hiện các dấu hiệu không rầm rộ, nên rất ít người phát hiện bệnh ở giai đoạn này, do vậy thường không được điều trị ở ngay giai đoạn này, khiến bệnh nặng lên nhanh chóng. Chỉ khi suy tim ở mức độ nặng hơn (suy tim độ 3, độ 4) các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, tức ngực, chóng mặt, ho, phù mới xảy ra thường xuyên và trầm trọng hơn,… các triệu chứng này làm cho mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống… Nếu tình trạng ấy kéo dài và không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Ở giai đoạn suy tim tiến triển, bạn có thể gặp một hay nhiều các triệu chứng sau:
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân khi hoạt động bình thường hoặc khi tập thể dục hay ngay cả khi nghỉ ngơi, do tim không bơm đủ máu giàu oxy đến các cơ quan quan trọng như não và cơ bắp.
Mệt mỏi là triệu chứng rất điển hình của người bệnh suy tim
- Khó thở: Xuất hiện khi hoạt động gắng sức, nghỉ ngơi khi nằm do máu ứ tại phổi, tuần hoàn máu chậm. Trong một số trường hợp, khó thở làm người bệnh thức dậy đột ngột vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ. Kê cao gối khi ngủ để khắc phục tình trạng này.
- Ho khan: Thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt khi nằm do máu ứ tại phổi gây tăng áp phổi, và tạo phản xạ ho. Đôi khi người bệnh khạc ra chất nhầy máu có màu trắng hoặc hồng do tràn dịch màng phổi.
- Phù: Phù có thể xảy ra ở mắt cá chân, tay, bụng và một số cơ quan khác do ứ dịch ở chi, máu không trở về tim được bởi sức co bóp của tim yếu
- Chóng mặt, lú lẫn: Khó tập trung, có thể ngất xỉu đột ngột do tim không bơm đủ máu giàu oxy lên não.
- Tim đập nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực): Khi cơ tim giảm khả năng bơm máu, nhịp tim sẽ tăng lên để giúp tim cung cấp đủ máu giàu oxy đến các cơ quan, đôi khi nhịp tim có thể trở nên bất thường.
- Triệu chứng khác: Tăng cân, tiểu đêm thường xuyên, cảm giác đầy hơi, chán ăn hoặc buồn nôn.
Suy tim có thể là hậu quả của nhiều bệnh tim mạch hoặc cũng có thể là hậu quả do thuốc điều trị bệnh gây ra hoặc do những bệnh lý khác như: Bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, bệnh lý về tuyến giáp,các bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, mỡ máu);… Nhưng một trong số những nguyên nhân hay gặp nhất là huyết áp cao lâu ngày nếu không được kiểm soát, bệnh lý van tim, bệnh cơ tim, bệnh động mạch vành, có thể làm suy yếu chức năng tim tim theo thời gian hoặc cấp tính:
Bệnh động mạch vành: Tình trạng bệnh này sẽ gây tắc hẹp mạch vành, làm giảm lượng máu tới tim, khiến tim hoạt động không hiệu quả do cung cấp không đủ chất dinh dưỡng . Nếu tắc hẹp nhiều có thể sẽ gây hoạt tử cơ tim là nguyên nhân mang tính cấp tính dẫn đến suy tim.
Đau tim. Điều này có thể xảy ra khi động mạch vành bị tắc hẹp đột ngột, làm ngừng dòng máu tới cơ tim, hoạt tử cơ tim.
Bệnh cơ tim. Tổn thương cơ tim của bạn có thể là do các vấn đề về bệnh mạch vành, nhiễm trùng, lạm dụng rượu và ma túy. Các bệnh khác hoặc các vấn đề di truyền cũng có thể gây nên.
Trường hợp tim làm việc quá sức. Có một số các trường hợp như cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp, bệnh thận khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, co bóp mạnh hơn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, về lâu dài có thể dẫn đến suy tim.
Mục tiêu trong phòng và điều trị suy tim là cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trển của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Đối với suy tim mỗi một giai sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ và Trường Cao Đẳng Tim Mạch Hoa Kỳ đã đưa ra phương pháp điều trị được sử dụng trong từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn A. Đây là khoảng thời gian bạn có nguy cơ bị suy tim. Bạn đang ở giai đoạn này nếu bạn bị:
Bạn cũng có thể gặp nguy hiểm nếu bạn có tiền sử:
Nếu bạn ở giai đoạn A, người bệnh nên thay đổi lối sống và có phương pháp điều trị phù hợp như:
Người bệnh suy tim nên hạn chế sử dụng các chất kích như rượu, bia,…
Giai đoạn B. Bạn chưa có triệu chứng suy tim nhưng được chẩn đoán là có rối loạn tâm thất trái, có nghĩa là buồng thất trái không bơm tốt. Bạn có thể ở trong nhóm này nếu bạn đang mắc bệnh:
Tùy theo tình huống cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như:
- Điều trị nội khoa bằng cách phối hợp các thuốc như: Thuốc ức chế men chuyể ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB), thuốc chẹn beta, thuốc ức chế Aldosterone – Điều trị ngoại khoa tùy từng bệnh gốc nếu điều trị nội khoa không hiệu quả như: nong van hoặc thay van tim trong trường hợp mắc bệnh lý van tim, can thiệp đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành trong trường hợp tắc hẹp mạch vành,…
Giai đoạn C. Bạn đang ở giai đoạn này nếu bạn bị suy tim tâm thu cùng với các triệu chứng như:
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn mà Bác sỹ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị như sau:
Giai đoạn D. Bạn đang ở giai đoạn này nếu bạn bị suy tim nặng và các triệu chứng xảy ra ngay cả lúc nghỉ ngơi và tần suất gặp nhiều. Ở giai đoạn này có lẽ điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Trong trường hợp suy tim là do bệnh lý khác gây nên như bệnh van tim, bệnh mạch vành, có thể cải thiện bệnh bằng cách điều trị bệnh gốc: phẫu thuật thay van, đặt stent hay nong mạch vành,… Nhưng nếu không thể tiến hành can thiệp hay phẫu thuật do chức năng tim quá yếu, chỉ còn cách cuối cùng là phải cấy ghép tim. Nhưng phương pháp này sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, chi phí cao và đòi hỏi phải có bác sĩ có tay nghề lâu năm.
Suy tim là bệnh mãn tính không thể chưa khỏi, nhưng nó không hề đáng sợ như bạn nghĩ. Nếu có một phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh như những người bình thường. Hãy tìm một phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn
Trên thực tế có rất nhiều người bệnh có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một người bệnh qua video sau:
Bác Thi – Bà rịa, Vũng Tàu tâm sự con đường trị bệnh suy tim
Link tham khảo: https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/heart-failure-overview#1