Thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh mạch vành

A- A+

Thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh mạch vành giúp giảm nhanh cơn đau thắt ngực và cải thiện lưu lượng máu về tim. Trong đó, nitrat là nhóm thuốc giãn mạch vành được sử dụng phổ biến nhất. Dưới đây là những thông tin đầy đủ về loại thuốc này, giúp người bệnh mạch vành biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

Tại sao người bệnh cần dùng thuốc giãn mạch nitrat?

Đau thắt ngực là triệu chứng đặc trưng của bệnh động mạch vành, người bệnh có cảm giác đè nén, nặng nề ở ngực, đau có thể lan ra cổ, hàm và cánh tay trái. Nguyên nhân gây đau thắt ngực là do lượng máu giàu oxy về tim bị chặn lại một phần do các mảng xơ vữa trong bệnh mạch vành. 

Thuốc giãn mạch nhóm nitrat là thuốc điều trị căn bản cho người bệnh đau thắt ngực do bệnh mạch vành trong nhiều thập kỷ qua, với tác động làm giãn các động mạch và tĩnh mạch, từ đó giảm áp lực cho tim và cải thiện lưu lượng máu về tim, nhằm giảm cơn đau thắt ngực và phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp. Thuốc này phù hợp cho những người bệnh chưa cần nong mạch, đặt stent hay các phương pháp phẫu thuật mạch vành khác. Nitrat có thêm một ưu điểm nữa là tác dụng nhanh chóng và hiệu quả lâu dài.

Xem thêm:

Các nhóm thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh mạch vành

- Chữa bệnh mạch vành bằng đông y

Các hình thức khác nhau của thuốc giãn mạch nitrat

Ni tro gly ce rin là loại thuốc giãn mạch nhóm Nitrat được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc có thể được ngậm dưới lưỡi, xịt dưới lưỡi hoặc dùng dưới dạng dán. Ở dạng viên ni trat có các loại thuốc như iso sor bide mo no ni trate (Im dur) và Iso sor bide di ni trate (Bi Dil, Isor dil). Ở dạng xịt, các loại thuốc xịt như: Nitro Dur, Mini tran. Các loại thuốc dán bao gồm: Ni trol, Ni tro Bid.

Thuốc giãn mạch có thể được dùng dưới dạng viên, dạng xịt hoặc miếng dán Thuốc giãn mạch có thể được dùng dưới dạng viên, dạng xịt hoặc miếng dán

Cách sử dụng thuốc giãn mạch Ni tro gly ce rin khi gặp cơn đau thắt ngực?

Nếu gặp cơn đau thắt ngực khi đang gắng sức, điều bệnh nhân cần làm là nghỉ ngơi ngay, xịt hoặc ngậm thuốc giãn mạch dưới lưỡi. Hãy đặt viên thuốc dưới lưỡi hoặc ở giữa má và nướu răng, có thể lặp lại mỗi 5 phút nhưng không được quá 3 viên trong 15 phút đầu, nếu triệu chứng vẫn không được cải thiện thì cần gọi cấp cứu ngay.

Nếu cơn đau thắt ngực xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ, người bệnh cần đến bệnh viện khẩn cấp, bởi đây là dấu hiệu của đau thắt ngực không ổn định, mà việc dùng thuốc có thể không đem lại hiệu quả. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim trong thời gian ngắn.

Lưu ý khi mang thuốc bên mình

Điều quan trọng là người bệnh phải luôn mang thuốc bên mình, để có thể dễ dàng lấy ra sử dụng ngay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu cơn đau thắt ngực không giảm đi khi dùng thuốc, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Dùng nhiều lần thuốc ni trat có bị “nhờn” thuốc?

Việc dùng thuốc nhiều lần không làm giảm hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng thuốc sai phương pháp, lần sử dụng thuốc kế tiếp có thể bị giảm hiệu quả.

Ví dụ, nếu người bệnh dùng thuốc xịt, bác sỹ khuyến cáo chỉ dùng 1 lần trong khoảng 12h liên tiếp hoặc tối thiểu 8h. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ “nhờn” thuốc. Tương tự với thuốc viên ngậm dưới lưỡi cũng như vậy. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng mỗi lần để đảm bảm an toàn, chỉ tăng liều khi có chỉ định của bác sỹ điều trị.

Thuốc giãn mạch Nitrate giúp làm giảm các cơn đau thắt ngực ở người bệnh mạch vành

Thuốc giãn mạch Ni trat giúp làm giảm các cơn đau thắt ngực ở người bệnh mạch vành

Tác dụng phụ của thuốc giãn mạch ni trat là gì?

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của ni trat bao gồm: Đau đầu, chóng mặt hoặc choáng váng, đỏ bừng hoặc nóng rát mặt. Tuy nhiên không phải người bệnh nào khi sử dụng thuốc ni trat cũng gặp những triệu chứng này. Nếu bạn gặp tác dụng phụ của thuốc, bạn cần hỏi ngay bác sỹ điều trị để dừng thuốc trong trường hợp cần thiết.

Mặc dù nhóm thuốc giãn mạch Ni trat có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Nhưng hiện tại nó vẫn là loại thuốc giãn mạch thực sự cần thiết cho người bệnh bệnh mạch vành để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực và phòng tránh rủi ro. 

Trong tương lai gần, các nhà khoa học hy vọng sẽ có những chế phẩm được chiết xuất từ các hoạt chất sinh học tự nhiên, có tác động giãn mạch toàn diện hơn, không chỉ giãn mạch theo tính chất cơ học mà chúng còn có thể làm trẻ hóa mạch máu (ngăn dày nội mạc mạch máu, tăng khả năng đàn hồi). Mới đây các nhà khoa học của các trường Đại học Hoshi, Tokyo, Nhật Bản đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu về tác dụng của một số thảo dược truyền thống được dùng cho bệnh tim mạch và nhận thấy, hoạt chất Tanshinon IIA trong thảo dược Đan sâm có khả năng làm giãn các động mạch vành và cải thiện nhanh chóng tình trạng đau thắt ngực. Sự kết hợp của Đan Sâm cùng với một số thảo dược khác có tác dụng giảm cholesterol máu ngăn ngừa xơ vữa mạch vành như Vàng đằng, hay tiêu huyết khối, ngăn ngừa cục máu đông như Natto sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh tim mạch vành. 

Có nên dùng thuốc giãn mạch nitrat trước khi tập thể dục?

Câu trả lời là có, vì điều này là cần thiết cho những bệnh nhân mắc đau thắt ngực ổn định. Thuốc có thể được dùng trước khi hoạt động thể chất 5 – 10 phút để dự phòng cơn đau thắt ngực có thể xảy ra. Việc dùng thuốc giúp người bệnh có thể vận động lâu hơn bình thường, có thể kéo dài đến hơn 30 phút. Điều này có lợi cho sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim.

Cách sử dụng thuốc giãn mạch nitrat an toàn, hiệu quả

  • - Luôn ngồi xuống trước khi sử dụng thuốc nhằm hạn chế tối đa nguy cơ hạ huyết áp quá mức.
  • - Đối với các dạng giải phóng kéo dài, nên dùng thuốc tại một thời điểm nhất định trong ngày và không được tự ý thay đổi thời gian sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy nuốt nguyên viên thuốc, không nhai hoặc làm vỡ viên vì có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • - Nếu bạn lỡ quên 1 liều, hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian quá gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống như lịch thường ngày, tuyệt đối không uống gấp đôi vào liều kế tiếp vì có thể gây quá liều.
  • - Không được ngừng thuốc đột ngột mà chưa có ý kiến của bác sĩ bởi điều này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • - Không uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ hạ áp quá mức.
  • - Sử dụng thuốc một thời gian dài có thể gặp tình trạng nhờn thuốc, do đó hãy báo cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy hiệu quả của thuốc đã giảm dần.
  • - Trong quá trình sử dụng, bạn cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm xét nghiệm máu, điện giải đồ, đo huyết áp… nhằm đảm bảo đáp ứng điều trị và phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí thích hợp.

Xuân Bắc

* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không áp dụng để thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ

Tham khảo:

https://www.bhf.org.uk/heart-matters-magazine/medical/drug-cabinet/ni-trates

https://www.sharecare.com/health/nit-rate-medications/how-do-nit-rates-treat-heart-disease