Câu hỏi:
Tôi bị bệnh hở van tim 2 lá và tăng huyết áp. Trong những ngày nắng nóng mùa hè, tôi rất dễ bị mệt mỏi. Xin hỏi vì sao lại vậy và tôi cần chú ý gì?
Trả lời của Chuyên gia tim mạch trang sharecare.com
Không chỉ riêng bạn mà rất nhiều người bệnh tim mạch khác cũng có chung một thắc mắc như vậy. Chúng tôi có thể lý giải điều này như sau:
Khi trời nắng nóng, cơ thể dễ bị mất nước. Nếu cơ thể không thể tự làm mát, tim phải đập nhanh hơn và làm việc nhiều hơn để bơm máu đến bề mặt da giúp hỗ trợ tiết mồ hôi, làm mát cơ thể. Như vậy, khi nhiệt độ cao quá có thể tăng thêm gánh nặng cho tim và tuần hoàn máu. Mất nước, cùng với việc tim phải làm việc quá sức sẽ gây mệt mỏi, thậm chí có thể gây sốc nhiệt.
Nguy cơ này cao hơn ở những người mắc các bệnh tim mạch. Bởi vì, tim của họ vốn đã phải hoạt động gắng sức để cung cấp máu đi nuôi cơ thể, nay lại phải buộc làm việc nhiều hơn nữa để giúp cơ thể đối phó với nắng nóng.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tim mạch cũng ảnh hưởng tới người bệnh tim trong thời tiết nóng: thuốc lợi tiểu có thể góp phần làm mất nước, thuốc ức chế bêta làm giảm nhịp tim khiến tim không đập nhanh như mức cần thiết để thích ứng với nắng nóng.
Với các bệnh hở van tim, tăng huyết áp như bạn đang gặp phải cũng khiến tim khó khăn hơn khi bơm máu tới các cơ quan, mặt khác tim đập nhanh cũng khiến hở van tiến triển nặng lên.
Với người suy tim do bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh..., khi thời tiết nóng, tim phải gắng sức co bóp, dẫn tới làm việc quá tải khiến tình trạng suy tim tăng nặng hơn.
Thời tiết nóng có thể gây đột quỵ, ngừng tim
Với người mắc bệnh mạch vành, tim tăng hoạt động làm tăng nhu cầu oxy, trong khi tuần hoàn mạch vành không đáp ứng đủ nên dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim (gây triệu chứng đau thắt ngực, mệt, khó thở), nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Thể tích tuần hoàn giảm khi thời tiết nóng cũng gây hiện tượng máu bị cô đặc, làm tăng nguy cơ tắc mạch do cục máu đông (huyết khối).
Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo: những ngày có nhiệt độ trên 30°C nếu người bệnh ra ngoài nên dùng ô che nắng, không nên ở ngoài trời lâu quá, đặc biệt lúc giữa trưa và đầu giờ chiều, để tránh bị sốc nhiệt. Khi gặp phải dấu hiệu sốc nhiệt như: Sốt cao, da khô nóng mà không đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và /hoặc nôn, lơ mơ (mất tri giác), bất tỉnh… cần gọi ngay người giúp đỡ, cần làm mát cơ thể ngay lập tức (vào chỗ mát, uống nước mát, lau người bằng khăn lạnh), nhằm hạ nhiệt, sau đó đưa đi cấp cứu.
Lời khuyên cho bạn và tất cả người bệnh tim mạch nói chung là nên uống đầy đủ nước, không để bị khát, ở môi trường thoáng mát, tránh làm việc dưới trời nắng để giữ thân nhiệt ổn định. Đồng thời sửu dụng đầy đủ các thuốc điều trị bệnh tim mạch để phòng ngừa bệnh triến triển xấu đi. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài, kèm theo khó thở, phù, tim đâp nhanh, đau ngực… thì nên liên hệ sớm với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo:
www.sharecare.com
www.bhf.org.uk
Thông tin quan trọng: Để giúp máu lưu thông tốt hơn trong lòng mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông do hiện tượng cô đặc máu trong thời tiết nóng, người bệnh tim mạch có thể sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên giúp giãn mạch hoạt huyết, tiêu cục máu đông. Điển hình như hoạt chất Tashinon IIA trong thảo dược Đan sâm được Đại học Trung Nam – Trung Quốc chứng minh tác dụng giãn tiểu động mạch vành, vì vậy tăng cường lưu lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động. Hiện nay, một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, suy tim có chứa Đan sâm được các chuyên gia tin dùng, điển hình như tpcn Ích Tâm Khang.