Bệnh động mạch vành ở phụ nữ

A- A+

Ước tính hàng năm tại Mỹ cứ 4 phụ nữ thì có 1 người chết vì bệnh tim, trong đó phổ biến nhất là do bệnh động mạch vành (CHD). Bệnh động mạch vành ở nữ giới có những điểm khác biệt so với nam giới ở những triệu chứng mà họ gặp phải.

Bệnh động mạch vành là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa được tạo thành từ quá trình lắng đọng của cholesterol, canxi và một số thành phần khác. Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian và có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim nếu người bệnh không được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành ở phụ nữ

Phụ nữ có nhiều yếu tố nguy cơ với bnh mch vành hơn nam giới, chẳng hạn như thời kỳ mãn kinh, thay đổi nội tiết tố nữ, có thể làm rối loạn chuyển hóa mỡ và tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tuổi từ 45 tuổi trở lên
  • Cao huyết áp, cholesterol cao hoặc bệnh tiểu đường
  • Thừa cân, béo phì, ít vận động
  • Hút thuốc
  • Sử dụng một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố nữ…
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành

Triệu chứng bệnh động mạch vành ở phụ nữ

Phụ nữ mắc bệnh động mạch vành có thể không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, những động mạch vành bị thu hẹp dần đến một mức độ nào đó sẽ gây ra triệu chứng.

Triệu chứng bệnh động mạch vành ở nữ giới có những đặc điểm khác so với triệu chứng thông thường ở nam giới. Người bệnh có thể không bị đau thắt ngực, thay vào đó, người bệnh có thể có cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, kiệt sức, nóng rát ngực…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng sau:

  • Đau lưng, đau cổ, đau hàm, lan tỏa ra phần trên của cơ thể
  • Khó thở, ho
  • Buồn nôn và nôn
  • Cảm giác đầy bụng khó tiêu, ợ nóng
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Mệt mỏi, khó ngủ
  • Cảm giác bồn chồn, lo âu

Phụ nữ mắc bệnh động mạch vành có thể không có triệu chứng đau thắt ngực

Phụ nữ mắc bệnh động mạch vành có thể không có triệu chứng đau thắt ngực

Chẩn đoán bệnh động mạch vành ở phụ nữ

Do các triệu chứng bệnh động mạch vành ở phụ nữ không rõ rệt nên bệnh thường không được phát hiện sớm. Những xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán bệnh mạch vành ở nữ giới bao gồm sau:

  • Xét nghiệm máu đo nồng độ cholesterol
  • Đo điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Kiểm tra chức năng tim khi người bệnh vận động
  • Chụp động mạch vành

Thuốc điều trị bệnh động mạch vành ở phụ nữ

Những thuốc được sử dụng để điều trị bệnh động mạch vành ở phụ nữ, bao gồm:

  • Thuốc hạ cholesterol (thường dùng nhóm statin) giúp giảm mức độ cholesterol trong máu.
  • Thuốc giãn mạch nhanh (dạng ngậm hoặc xịt): giúp thư giãn mạch máu, giảm nhanh cơn đau thắt ngực.
  • Thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa huyết khối động mạch vành.
  • Thuốc chẹn beta, chất ức chế men chuyển ACE: giúp tim thư giãn, giảm căng thẳng, hạ huyết áp.
  • Các thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị mạch vành hiệu quả: Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, một số thảo dược truyền thống như Đan sâm và Vàng đằng có tác dụng giãn mạch tự nhiên, đồng thời giảm cholesterol máu, ngăn ngừa mảng xơ vữa và tiêu huyết khối, nhờ đó mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh động mạch vành, làm giảm đáng kể tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn đau thắt ngực và ngăn chặn nhồi máu cơ tim hiệu quả. Tại Việt Nam, Đan sâm, Vàng đằng đã có trong Tpcn Ích Tâm Khang. Đây cũng là một trong số ít các sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu tốt với bệnh mạch vành và đăng tải kết quả nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế (Tạp chí khoa học đời sống toàn cầu của Canada năm 2014)

Chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh mạch vành hiệu quả ở phụ nữ

Điều trị phẫu thuật cho bệnh động mạch vành ở nữ giới

Khi động mạch vành bị tắc hẹp nặng, hẹp nhiều nhánh mạch vành hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, biện pháp can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật thuật bắc cầu động mạch vành có thể được áp dụng:

  • Nong mạch và đặt stent mạch vành là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện lưu lượng máu về tim và có độ an toàn cao. Bác sỹ sẽ dùng một ống thông nhỏ, mảnh, mềm để luồn từ động mạch cổ tay hoặc động mạch bẹn đến động mạch vành của người bệnh. Bóng nong được bơm căng để loại bỏ mảng xơ vữa và stent được đặt vào để cố định phần mạch này.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là phương pháp mở lồng ngực của người bệnh bằng một vết mổ dài. Bác sỹ sẽ dùng một đoạn động mạch khỏe mạnh ở chân hoặc tay hoặc ngực của người bệnh bắc cầu qua đoạn động mạch vành đã bị tắc vì xơ vữa, giúp đưa máu về tim.

Thay đổi lối sống

Điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật chỉ có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh mà không điều trị được căn nguyên của bệnh động mạch vành. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần thay đổi lối sống để ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch.

Các loại hoa quả tốt cho nữ bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành

Các loại hoa quả tốt cho nữ bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành

  • Không hút thuốc lá, cai nghiện càng sớm càng tốt nếu bạn đang hút
  • Luyện tập thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày
  • Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì
  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch: Trái cây tươi, rau xanh. Hạn chế cholesterol, chỉ nên ăn thịt gà bỏ da, thịt nạc, cá. Hạn chế ăn muối, đường và không nên uống rượu bia.

Xem thêm: bệnh mạch vành nên ăn gì

Bệnh động mạch vành có thể gây ra cơn đau tim với những dấu hiệu nguy hiểm sau đây

  • Đau thắt ngực dài hơn 5 phút không thuyên giảm dù người bệnh đã nghỉ ngơi và dùng thuốc giãn mạch.
  • Đau lan tỏa từ ngực ra cánh tay, vai, cổ, hàm, lưng, bụng…
  • Khó thở, buồn nôn và nôn
  • Đổ mồ hôi lạnh bất thường cảm giác bồn chồn, lo lắng

Do những triệu chứng bệnh động mạch vành ở nữ giới rất đa dạng và không rõ ràng, vì vậy chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Không nên coi nhẹ những triệu chứng mệt mỏi thông thường bởi nó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh tim mạch nguy hiểm, trong đó có bệnh động mạch vành.

Tham khảo: https://www.drugs.com/cg/coronary-artery-disease-in-women.html