Các bệnh tim mạch dẫn tới suy tim

A- A+

Tất cả các bệnh về tim mạch như bệnh động mạch vành, cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, loạn nhịp tim… đều có thể dẫn đến suy tim. Đây là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng với nhu cầu oxy của cơ thể.

Các bệnh tim mạch gây suy tim bao gồm

Các bệnh tim mạch dẫn tới suy tim
Các bệnh tim mạch dẫn tới suy tim
Các bệnh tim mạch dẫn tới suy tim
Các bệnh tim mạch dẫn tới suy tim
Các bệnh tim mạch dẫn tới suy tim
Các bệnh tim mạch dẫn tới suy tim

Cao huyết áp

Không kiểm soát được huyết áp cao là nguyên nhân chính của suy tim ngay cả khi không có cơn đau tim nào xuất hiện. Trong thực tế, khoảng 75% trường hợp suy tim bắt đầu từ tăng huyết áp. Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Khi huyết áp cao, tim phải co bóp nhiều hơn để thắng sức cản của thành mạch, đồng thời làm độ đàn hồi của mạch máu kém đi. Huyết áp cao lâu ngày dẫn đến dày thất trái (do thất trái phải làm việc nhiều hơn để tống máu vào động mạch), cuối cùng sẽ dấn đến suy tim trái.

Bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim

Động mạch vành (ĐMV) là động mạch dẫn máu nuôi tim (ĐMV bao quanh tim). Bệnh động mạch vành là kết quả của một quá trình xơ vữa động mạch và hình thành các cục máu đông, khiến ĐMV bị chít hẹp, dẫn đến thiếu máu nuôi tim và gây ra các cơn đau thắt ngực. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn đau tim. Khi những mảng xơ vữa phát triển, vỡ ra, hình thành những cục máu đông lớn hơn, gây bít tắc ĐMV, dẫn đến một phần cơ tim không có máu đến nuôi dưỡng trong một thời gian dài. Cuối cùng gây nên một cơn đột quỵ - nhồi máu cơ tim.

Bệnh van tim

Các van tim có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ cho dòng máu lưu thông theo một chiều nhất định. Van tim có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như hậu thấp, thoái hóa ở tuổi già, hoặc ảnh hưởng từ một số bệnh lý như thiếu máu cơ tim. Dị tật tim bẩm sinh cũng có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của van tim. Mặc dù trẻ em sinh ra bị dị tật tim vẫn có thể sống khỏe mạnh đến tuổi trưởng thành, nhưng khi về già họ vẫn sẽ phải đối mặt với một nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn bình thường. Những bệnh van tim thường gặp đó là hẹp, hở hoặc vôi hóa van tim. Trong tất cả các trường hợp, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ số lượng máu theo yêu cầu. Cơ của một hay nhiều vùng tim có thể bị dày lên hoặc giãn ra. Hậu quả là tim to ra, cấu trúc tim thay đổi làm cho khả năng co bóp yếu đi, khi đó tim không làm trọn chức năng của mình – gọi là suy tim.

Bệnh cơ tim

Tổn thương ở cơ tim thường có hai dạng: cơ tim mỏng ra (giãn) hoặc cơ tim trở nên quá dày (phì đại). Trong cả hai trường hợp, trái tim đều không hoạt động bơm máu một cách chính xác, cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim. Ngoài ra, còn có viêm cơ tim do virus, là một bệnh nhiễm virus hiếm có liên quan đến cơ tim, có thể gây tổn thương cơ tim tạm thời hoặc vĩnh viễn. - Bệnh giãn cơ tim: Các cơ tim mỏng ra, làm hoạt động bơm máu giảm, thường liên quan đến tâm thất trái. Bệnh có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, xong nguyên nhân trực tiếp thường không được xác định - gọi là giãn cơ tim vô căn. Nhiều nghiên cứu cho thấy virus, chẳng hạn như Coxsackie virus, hoặc một số nhiễm trùng khác có thể là cơ sở của bệnh. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng một phản ứng tự miễn dịch đã xảy ra, trong đó kháng thể chống nhiễm trùng đã tấn công chính Protein của tim, do nhầm lẫn với các chất lạ. Nghiện rượu mãn tính có thể gây tổn thương cơ tim, gây ra cao huyết áp và có thể là một nguyên nhân gây ra bệnh giãn cơ tim vô căn. Nhưng uống một lượng rượu vừa phải (thường là 2 ly một ngày đối với nam giới và 1 ly một ngày đối với nữ giới) có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. - Bệnh phì đại cơ tim: cơ tim trở nên quá dày, khả năng bơm máu giảm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có thể bắt nguồn từ một khiếm khuyết di truyền là nguyên nhân gây mất điện trong các tế bào cơ tim. Để bù đắp cho tổn thất điện năng này, các tế bào cơ tim đã phát triển, làm cơ tim dày lên, dần dần trở nên phì đại. Điều này rất hiếm gặp trong dân số bình thường, và thường là nguyên nhân gây đột tử ở những vận động viên trẻ.

Loạn nhịp tim

Là khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, các buồng tim (thất, nhĩ) co bóp không theo tuần tự, máu được hút đầy không đều trong quả tim. Tim có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm. Hậu quả là ứ máu ở tim và máu không được cung cấp đủ ra hệ tuần hoàn. Trái tim dần bị suy yếu, và cuối cùng dẫn đến suy tim.

Một số bệnh khác

- Các bệnh về phổi: Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) và các bệnh phổi nặng khác là những yếu tố nguy cơ gây suy tim phải. Tăng huyết áp phổi là tăng áp lực trong động mạch phổi mang máu từ tim đến phổi. Áp lực tăng lên khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, có thể dẫn đến suy tim. Sự tiến triển của suy tim phải ở bệnh nhân tăng huyết áp phổi là một yếu tố tiên lượng xấu, bệnh nhân có nguy cơ tử vong trong vòng 6 - 12 tháng. - Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động kém (thiểu năng tuyến giáp) đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim và làm tăng nguy cơ suy tim.

<<
1/115
>>