Covid-19 gây tổn thương cơ tim nghiêm trọng ở 30% người mắc

A- A+

Những người bệnh đã phục hồi sau mắc Covid-19, thậm chí trước đó họ hoàn toàn khỏe mạnh thì vẫn có thể bị tổn thương tim nghiêm trọng. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng lâu dài của Covid-19 đến người bệnh.

Suy tim, nhồi máu cơ tim hay tăng huyết áp đều là những bệnh lý nền thường gặp ở bệnh nhân mắc Covid-19

Suy tim, nhồi máu cơ tim hay tăng huyết áp đều là những bệnh lý nền thường gặp ở bệnh nhân mắc Covid-19

Trái tim bị tổn thương nặng nề bởi Covid-19

Mặc dù Covid-19 là một bệnh về phổi và hệ hô hấp, nhưng hiện nay nghiên cứu cho thấy rằng virus này còn có thể gây ra tổn thương cho hệ thống tim mạch, những bất thường về tim xuất hiện ở những người khỏe mạnh và không có bệnh lý nền khi mắc Covid-19.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 100 người bệnh bao gồm một số người đã hồi phục sau nhiễm Covid-19 và những người trước đây chưa từng mắc. Các chuyên gia đã thực hiện chụp MRI tim trên từng bệnh nhân, kết quả cho thấy 78% bệnh nhân hồi phục sau nhiễm virus có những thay đổi cấu trúc hoặc tổn thương tim như viêm hay sẹo. Đặc biệt hơn những bệnh nhân bị tổn thương tim còn tương đối trẻ, khỏe mạnh và không có tiền sử mắc các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.

Sau khi hồi phục do nhiễm Covid-19, trái tim của người bệnh vẫn phải hứng chịu những tổn thương

Sau khi hồi phục do nhiễm Covid-19, trái tim của người bệnh vẫn phải hứng chịu những tổn thương

Tại sao bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lại gây tổn thương tim?

Sau khi lây nhiễm vào cơ thể, virus SARS-CoV-2 tấn công trực tiếp vào các tế bào, ngoài phổi chúng cũng có thể xâm lấn các tế bào của cơ quan thuộc hệ thống tim mạch. Khi virus tấn công các tế bào nội mô lót mạch máu, mạch máu sẽ giải phóng protein làm máu ở tình trạng tĩnh hơn để ngăn ngừa mất máu quá mức và kích hoạt hình thành huyết khối. Cùng với đó, virus SARS-CoV-2 còn gây rối loạn đông máu, gián tiếp tham gia vào quá trình tạo huyết khối. Có tới 30% số ca bệnh nhiễm Covid-19 nặng hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ tử vong. Huyết khối hình thành trong tĩnh mạch sâu rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, trường hợp nặng là tử vong. Trong một số trường hợp, huyết khối còn vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ và di chuyển tới các cơ quan khác, thậm chí gây tắc các mạch máu nhỏ hơn. Nếu huyết khối bị tắc tại tim có thể dẫn đến trụy tim, đột quỵ.

Song song với quá trình trên, virus cũng kích hoạt cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch quá mức, làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể, trong đó có viêm cơ tim. Khi đó, các tế bào miễn dịch bắt đầu làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh - chính là hội chứng “bão cytokine” đã được nhắc đến rất nhiều trong suốt đại dịch.

Cơ tim bị viêm sẽ làm giảm khả năng bơm máu và rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim. Trường hợp viêm cơ tim nặng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim suy tim.

Người bệnh tim mạch cần làm gì để bảo vệ trái tim không bị tổn thương bởi Covid-19?

Khi nói đến phòng tránh Covid-19, những gì bạn cần làm là duy trì những thói quen ở thời gian khi giãn cách xã hội diễn ra và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch trong tình hình mới đã được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để bảo vệ mình và bản thân khỏi lây nhiễm.

Đặc biệt là đối với người bệnh tim mạch, lúc này việc bảo vệ sức khỏe cho trái tim là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là những việc bạn cần phải làm ở cả những ngày bình thường hay trong thời gian dịch xảy ra:

- Tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Các thuốc huyết áp nên được uống cùng thời gian mỗi ngày. Đối với các thuốc hạ mỡ máu statin, nhiều người đã dừng uống ngay sau khi thấy mức cholesterol giảm. Nhưng điều này sẽ làm cho mức cholesterol tăng trở lại, vì vậy bạn nên duy trì sử dụng thuốc lâu dài cho đến khi có sự điều chỉnh từ bác sĩ.

Người bệnh tim mạch sử dụng thuốc giảm mỡ máu Statin không được ngưng thuốc đột ngột

Người bệnh tim mạch sử dụng thuốc giảm mỡ máu Statin không được ngưng thuốc đột ngột

- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, tăng cường ăn cá thay thịt, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế đồ ăn nhanh, các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ...

- Luyện tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền… để tăng cường sức khỏe trái tim.

Có thể nói Covid-19 tấn công toàn bộ cơ thể, từ phổi, mạch máu, não… đặc biệt là hệ tim mạch gây ra những mối nguy hiểm chết người. Do không ai có thể dự đoán được diễn tiến của dịch Covid-19 nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cơ thể nói chung cũng như tăng cường chức năng tim mạch nói riêng là điều vô cùng quan trọng mà bạn không thể lơ là!

Nguồn tham khảo:

ncbi.nlm.nih.gov hackensackmeridianhealth.org health.clevelandclinic.org

-----------------------------------------

Thông tin cho bạn:

TPBVSK Ích Tâm Khang hỗ trợ tăng cường chức năng tim có hiệu quả làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau tim, đau thắt ngực giúp giảm cholesterol máu, giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển đã được chứng minh lâm sàng và đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu Canada năm 2014.

- Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang

- Trải nghiệm của nhiều người bệnh tim mạch khác dùng Ích Tâm Khang

Trải nghiệm của nhiều người bệnh tim mạch khác dùng Ích Tâm Khang