Đau thắt ngực khó thở là bệnh gì? Chữa thế nào? Chuyên gia giải đáp chi tiết

A- A+

Đau thắt ngực khó thở có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết sau, GS Phạm Gia Khải (Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam) sẽ chỉ ra các nguyên nhân gây ra tình trạng này và hướng dẫn cách xử trí phù hợp.

GS Khải V4.png

Các nguyên nhân gây đau ngực khó thở thường gặp

Theo GS Phạm Gia Khải, tình trạng đau thắt ngực kèm khó thở có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim, trào ngược dạ dày, bệnh cột sống hay các vấn đề về phổi (viêm màng phổi, hẹp đường hô hấp…). Tuy nhiên phổ biến nhất là do bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim và trào ngược dạ dày.

Bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim

Đây là bệnh lý xảy ra khi hệ thống động mạch vành (bao gồm các mạch máu lớn bao quanh quả tim và các mạch máu nhỏ - vi mạch nằm sâu trong tế bào cơ tim) bị tắc hẹp. Khi này tim sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ phát tín hiệu cảnh báo bằng cơn đau ngực kèm khó thở, mệt mỏi… 

Bệnh mạch vành thường phổ biến ở người trên 40 tuổi, hút thuốc, tiền sử gia đình mắc bệnh tim. Do đó nếu bệnh nhân có yếu tố này cộng cơn đau ngực khó thở thì bác sĩ sẽ nghĩ ngay đến bệnh tim mạch vành.

Trào ngược dạ dày thực quản

Ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, acid trào ngược lên có thể kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, từ đó gây đau ngực. Bên cạnh đó lượng acid này cũng có thể tràn đến các đường dẫn khí nhỏ khiến chúng co lại và dẫn đến khó thở.

GS Phạm Gia Khải giải đáp đau ngực khó thở là bệnh gì

Để phân biệt các nguyên nhân gây đau ngực khó thở, người bệnh có thể dựa vào đặc điểm và các triệu chứng kèm theo. Ví dụ đau do trào ngược dạ dày sẽ khu trú ở vùng ngực, thực quản. Thời điểm đau đa phần là sau bữa ăn kèm các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng.

Trong khi đó nếu do bệnh mạch vành, cơn đau có xu hướng lan ra các vùng xung quanh (cổ, hàm, vai, cánh tay trái). Thời điểm xuất hiện triệu chứng thường là khi hoạt động gắng sức (leo cầu thang, làm việc nặng), khi xúc động mạnh, bị lạnh đột ngột. Ngoài ra, người bệnh có thể bị toát mồ hôi lạnh, choáng, tim đập loạn, mệt mỏi

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Mặc dù vậy theo GS Phạm Gia Khải, khi thấy biểu hiện đau ngực khó thở, người bệnh vẫn nên đến các bệnh viện làm siêu âm tim, nội soi thực quản dạ dày, chụp CT mạch vành… để được chẩn đoán chính xác và chỉ định điều trị phù hợp.

Đau thắt ngực khó thở có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Bởi đây thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) - nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhồi máu cơ tim/ đột quỵ/ suy tim và gây ra 31% trường hợp tử vong trên toàn cầu. 

Ngay cả khi tình trạng đau thắt ngực khó thở xuất phát từ bệnh lý nhẹ như trào ngược dạ dày, người bệnh cũng bị ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhân thường than phiền rằng ban đầu họ chỉ cảm thấy ăn không ngon miệng hay giảm khả năng làm việc. Nhưng lâu dần, bệnh tiến triển nặng thêm, họ thậm chí còn bị mất ngủ, thường xuyên lo lắng vì bệnh biến chứng, điều trị mãi không đỡ.

Đừng chủ quan nếu bạn thường xuyên có những biểu hiện đau thắt ngực, khó thở, liên hệ chuyên gia theo hotline 0964.781.912 để được tư vấn.

Hotline 912 new.jpg

Cách điều trị tình trạng đau thắt ngực khó thở

Tùy vào nguyên nhân gây đau thắt ngực khó thở, cách điều trị sẽ có sự khác nhau.

Nếu do trào ngược dạ dày thực quản

Người bệnh sẽ cần cần tránh nằm ngay sau bữa ăn, buổi tối khi ngủ nên kê cao gối, chia nhỏ bữa ăn, không mặc quần áo chật bụng để giảm áp lực bụng - thực quản. Đồng thời, cần giảm các thực phẩm dễ gây trào ngược như chất béo, mỡ, rượu, bia, gia vị cay, cà ri.

Trường hợp điều chỉnh chế độ ăn không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn thêm thuốc ức chế bơm proton như Omepra-zole, Lansopra-zole để giảm triệu chứng kết hợp với thuốc diệt HP nếu có nhiễm HP.

Nếu do bệnh tim - mạch vành

GS Khải V5.png

Thay đổi lối sống: Ăn giảm muối, mì chính, giảm đồ chiên rán, đóng hộp, chế biến sẵn. Ưu tiên thịt nạc, cá, rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Đi bộ 30 phút mỗi ngày với cường độ tăng dần. Ngủ đủ giấc, bỏ hút thuốc lá, giảm rượu bia.

Sử dụng thuốc điều trị: Thường dùng nhất là thuốc chẹn beta, chẹn canxi, nitrat… Các thuốc này có thể giảm triệu chứng đau ngực khó thở nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ (hạ nhịp tim quá mức, phù, táo bón…). Do đó bạn cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời thăm khám thường xuyên để bác sĩ điều chỉnh tăng liều, phối hợp thuốc phù hợp.

Bổ sung thảo dược: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng thêm thảo dược sẽ giúp làm giảm cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi do bệnh tim mạch hiệu quả hơn. Về lâu dài, giải pháp này còn giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của thuốc Tây, ngăn bệnh tiến triển, từ đó trì hoãn việc can thiệp, phẫu thuật.

Tuy nhiên GS Phạm Gia Khải nhấn mạnh: Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh tim mạch nên chọn các sản phẩm thảo dược, TPCN của công ty uy tín, có cơ quan có trách nhiệm kiểm nghiệm, tốt nhất là nghiên cứu lâm sàng đăng tải trên các Tạp chí nước ngoài.

GS Phạm Gia Khải tư vấn về cách lựa chọn các sản phẩm thảo dược

Thông tin cho bạn

Giải pháp giúp giảm đau ngực khó thở do bệnh tim mạch vành từ thảo dược đã được nghiên cứu tại Viện 108

Năm 2012, GS Vũ Điện Biên và các BS thuộc bệnh viện 108 đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả giảm triệu chứng đau ngực khó thở do bệnh tim mạch của viên uống thảo dược Ích Tâm Khang (*). Kết quả cho thấy:

  • Người bệnh sử dụng Ích Tâm Khang giảm rõ rệt các triệu chứng đau ngực, khó thở, ho khan về đêm, phù…
  • Chỉ số cholesterol máu, chức năng tim cải thiện tốt.
  • 100% bệnh nhân không phải nhập viện vì bệnh tiến triển gây biến chứng.

AE-2109-02.jpg

Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang đã được báo cáo trong Hội nghị tim mạch toàn quốc năm 2012 và được giới thiệu trên Tạp chí khoa học Đời sống toàn cầu của Canada năm 2014 - điều mà rất hiếm sản phẩm thảo dược làm được.

Ích Tâm Khang đã được phân phối tại hơn 10.000 nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn hãy liên hệ Tổng đài 0964.781.912 (miễn phí).

Hotline 912 new.jpg
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]