Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không, khi nào cần thay van?

A- A+

Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không? Khi nào cần thay van là những vấn đề được hầu hết người bệnh quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết mức độ hở van hai lá nguy hiểm cũng như giải pháp phòng ngừa, điều trị sớm.

Bệnh hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?

Hở van tim 2 lá nhẹ 1/4 thường không nguy hiểm. Nhưng nếu van hai lá bị hở nặng, bạn có thể gặp biến chứng suy tim trái và cần điều trị sớm để tránh rủi ro.

Các biến chứng của hở van tim hai lá bao gồm suy tim sung huyết, rung tâm nhĩ, huyết khối, phù chi, phù phổi, tăng áp động mạch phổi. Trong đó, suy tim là biến chứng thường gặp nhất của bệnh hở van tim 2 lá. Ngoài ra, những người bị hở van tim 2 lá, 3 lá thường dễ bị viêm nội tâm mạc hơn. Bệnh xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua các tổn thương ở răng miệng, viêm họng, từ đó gây hư hại và làm giảm tuổi thọ của van tim. 

Điều quan trọng, không phải cứ bị hở van 2 lá sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm kể trên. Sự nguy hiểm của hở van tim 2 lá còn phụ thuộc vào mức độ hở, nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là cách điều trị. Nếu điều trị tốt, những người có van tim 3 lá bị hở nặng vẫn có thể sống khỏe

Đánh giá hở van tim 2 lá có nguy hiểm không cần dựa vào nhiều tiêu chí

Đánh giá hở van tim 2 lá có nguy hiểm không cần dựa vào nhiều tiêu chí

Hở van tim 2 lá mức độ nào là nặng, nhẹ?

Dựa trên tỷ lệ hở, người bệnh sẽ được chia thành 4 mức độ: hở van tim 2 lá nhẹ, vừa,  hở nặng và rất nặng.

Hở van tim 2 lá nhẹ và vừa (hở van 1/4, 2/4)

Nếu người bệnh đơn thuần chỉ bị hở van tim 2 lá 1/4, 2/4 thường ít nguy hiểm hơn. Họ cũng ít khi có các triệu chứng cảnh báo sự suy giảm chức năng tim như khó thở hay mệt mỏi. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị hở van khi đi khám định kỳ.

Tuy nhiên, với những người mắc kèm các bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, suy tim, hở van động mạch chủ, hở van 2 lá dù mức độ nhẹ hay vừa cũng không nên chủ quan. Bởi hở van tim lúc này lại là biến chứng của các bệnh khác, cần điều trị tích cực để kiểm soát tốt nguyên nhân.

Xem thêm: Hở van tim 2 lá ¼, tuy nhẹ nhưng chớ chủ quan?

Hở van tim 2 lá nặng và rất nặng (hở van 3/4, 4/4)

Người bệnh bị hở van 2 lá ở các mức độ này đã có triệu chứng và cần điều trị tích cực bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Mục tiêu điều trị là để duy trì chức năng tim, làm chậm tiến triển hở van và phòng biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim.

Để giảm ngăn ngừa hở van tiến triển nặng hơn, tránh biến chứng nguy hiểm và nguy cơ phẫu thuật thay van tim, bạn cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp điều trị. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết nhất.

nutkeugoihanhdong-ITK.gif

Triệu chứng cảnh báo hở van 2 lá nặng lên

Khi hở van 2 lá có xu hướng trở nặng lên, các triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển rầm rộ, đột ngột và nhanh chóng hơn:

- Nghe rõ tiếng thổi của tim khi máu phụt ngược lại buồng tim phía trên
- Ho thành từng cơn, đặc biệt về đêm
- Khó thở, mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt khi ở tư thế đầu thấp
- Tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực
- Tiểu nhiều về đêm
- Phù chân, đi lại nặng nề

Khi có các biểu hiện trên đây, bạn cần sớm tới chuyên khoa tim mạch của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên để được điều trị kịp thời nhằm cải thiện chức năng tim, giảm triệu chứng và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Cách giảm rủi ro biến chứng do hở van tim 2 lá

Một số cách điều trị hở van tim 2 lá thường được áp dụng gồm:

- Ăn giảm muối: người bệnh hở van tim nên ăn nhạt để giảm gánh nặng cho van tim và lên tim.

- Sử dụng thuốc điều trị: gồm thuốc hạ huyết áp, chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm nhịp tim, thuốc giảm mỡ máu…

- Dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như TPCN Ích Tâm Khang. Đây là sản phẩm duy nhất hiện nay đã được kiểm chứng về tác dụng trên người bệnh tim mạch nói chung và hở van tim nói riêng. Nhờ khả năng giãn mạch, hoạt huyết, sử dụng Ích Tâm Khang sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu qua tim, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, tăng cường năng lượng cho cơ tim hoạt động, cũng sẽ hữu ích cho người bệnh hở van tim 2 lá dù ở mức độ nào. Bạn có thể xem chia sẻ trải nghiệm của 1 người bị hở van tim 2 lá trong quá trình sử dụng Ích Tâm Khang qua video sau:

Quá trình điều trị bệnh hở van tim 2 lá của bà Lành (Hà Nội) 

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng giúp làm giảm hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở và ngăn ngừa hở van tiến triển nặng hơn, tránh phải thay van. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

nutkeugoihanhdong-ITK.gif

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ nhiều người bệnh bị hở van tim

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Khi nào hở van tim 2 lá phải phẫu thuật?

Người bệnh chỉ nên phẫu thuật hở van tim 2 lá khi điều trị bằng thuốc không đáp ứng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Theo Gs Phạm Gia Khải, thay van tim là cần thiết khi sử dụng thuốc liều cao nhưng người bệnh vẫn khó thở để tránh rủi ro như ngưng tim do loạn nhịp tim, suy tim cấp.

Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng thay van không có nghĩa là chữa khỏi hẳn bệnh van tim, mà nó chỉ chuyển từ trạng thái nguy hiểm sang bớt nguy hiểm hơn. Vì vậy, người bệnh vẫn cần tiếp tục điều trị sau thay van tim.

Chuyên gia tư vấn khi nào hở van tim cần thay van.

Xem thêm: Thay van tim và những điều cần biết trước khi phẫu thuật 

Với những nội dung giải đáp trên chúng tôi mong muốn cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn hở van tim 2 lá khi nào trở nên nguy hiểm không, và từ đó có những giải pháp phòng ngừa chủ động.

 *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]