Nhồi máu cơ tim: Cuộc đua với tử thần

A- A+

Nhồi máu cơ tim là biến chứng thường gặp của bệnh động mạch vành. Đây là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp bởi nó có thể tử vong chỉ sau vài giờ do cơ tim bị tổn thương nghiêm trọng. Ngay khi phát hiện có cơn đau thắt ngực kéo dài, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức bởi càng được cấp cứu sớm, khả năng sống sót càng cao. Đây thực sự là một cuộc chạy đua với tử thần.

Nhồi máu cơ tim là tình trạng đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tùy thuộc vào khả năng được cấp cứu sớm hay muộn mà người bệnh có thể sống sót với di chứng là những vết sẹo trong tim hoặc tử vong.

Bệnh động mạch vành - nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim

Cơ tim được nuôi dưỡng bởi dòng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng cung cấp bởi động mạch vành. Động mạch này có thể bị chít hẹp do sự tích tụ của các mảng xơ vữa, khiến lưu lượng máu về tim bị giảm đi đáng kể, được gọi là bệnh động mạch vành.

Theo thời gian, các mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên làm thu hẹp lòng mạch, hoặc bị nứt vỡ làm hình thành nên các cục máu đông (huyết khối) gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch. Cơ tim không nhận được máu và oxy, khiến các mô tim bị tổn thương và hoại tử. Nếu không được tái lưu thông kịp thời sẽ gây ra một cơn nhồi máu cơ tim cấp.

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Triệu chứng điển hình nhất của cơn nhồi máu cơ tim là đau thắt ngực. Cơn đau khiến người bệnh có cảm giác như bị một bàn tay vô hình bóp chặt lấy tim, đè nén lồng ngực. Nó có thể lan xuống  hàm, vai, cổ, cánh tay trái… một vài phút và lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, có những trường hợp nhồi máu cơ tim nhưng không hề xuất hiện triệu chứng đau ngực, mà thay vào đó là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với chứng bệnh khác, khiến nguời bệnh thường bỏ qua, bao gồm:

- Khó thở, có cảm giác buồn nôn/ nôn hoặc cả hai

- Đổ mồ hôi lạnh bất thường

- Ợ nóng, khó tiêu

- Buồn đi cầu

- Lo âu, căng thẳng, dễ cáu bẳn

Những trường hợp này còn được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng, thường gặp ở phụ nữ, người già, mắc bệnh tiểu đường lâu năm… Do đó, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào để trên, bạn hãy cảnh giác với cơn nhồi máu cơ tim và cần nhanh chóng đi khám để được xử trí kịp thời.

Người bệnh nhồi máu cơ tim cấp cần được cấp cứu kịp thời

Người bệnh nhồi máu cơ tim cấp cần được cấp cứu kịp thời

Sử dụng Tpcn Ích Tâm Khang giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn chặn cơn nhồi máu cơ tim tái phát và phòng ngừa nguy cơ suy tim. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.103.844 - 0936057996 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp tính?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khiến bạn dễ dàng mắc nhồi máu cơ tim hơn những người khác. Đó là:

- Huyết áp cao: Huyết áp cao làm tăng áp lực máu lên thành động mạch gây tổn thương và thúc đẩy sự hình thành của mảng xơ vữa động mạch.

- Cholesterol và triglyceride cao: Các loại “mỡ xấu” này có thể lắng đọng và tích tụ trong lòng mạch, tạo thành những mảng xơ vữa.

- Đái tháo đường: Đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu trong đó có động mạch vành.

- Béo phì: Mức độ thừa cân béo phì tỷ lệ thuận với nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Khói thuốc lá: gây tổn thương mạch máu, gia tăng nguy cơ xơ vữa mạch.

- Tuổi cao: Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng theo độ tuổi (nam giới sau tuổi 45, nữ giới sau tuổi 55).

- Tiền sử gia đình có bệnh tim: Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao nếu bạn sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch.

Các giai đoạn của nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim có thể được chia làm 3 giai đoạn chính:

- Nhồi máu cơ tim cấp tính: xuất hiện trong 1 - 2 ngày đầu tiên.

- Nhồi máu cơ tim bán cấp: xuất hiện từ vài ngày đến vài tuần. Trong giai đoạn này thường có rối loạn nhịp tim.

- Nhồi máu cơ tim mạn tính: xuất hiện từ vài tháng đến vài năm.

Béo phì, hút thuốc lá và tuổi tác cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Béo phì, hút thuốc lá và tuổi tác cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Điều trị cơn nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Chính vì vậy, hầu hết các phương pháp xử trí đều được tiến hành ngay tại phòng cấp cứu. Một số phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim thường được áp dụng:

- Nong mạch bằng ống thông: nhằm khơi thông dòng chảy trong lòng mạch. Bác sỹ có thể chỉ định đặt thêm một ống lưới kim loại mỏng (stent) để “gia cố” mạch vành vững chắc hơn.

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: bằng các ghép một động mạch khác bắc qua vị trí tắc hẹp để dẫn máu tới nuôi dưỡng vùng cơ tim bị thiếu máu do tắc nghẽn.

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị nhồi máu cơ tim bao gồm: thuốc làm loãng máu để làm tan cục máu đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu ngăn chặn các cục máu đông mới hình thành, thuốc giãn mạch vành, thuốc chẹn beta làm hạ huyết áp cho người bệnh, thuốc ức chế men chuyển làm giảm huyết áp và giảm căng thẳng cho tim, thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu cho người bệnh…

Hồi phục sau cơn nhồi máu cơ tim

Khả năng người bệnh phục hồi được bao nhiêu phần trăm sau cơn nhồi máu cơ tim phụ thuộc rất lớn vào thời gian được đưa đi cấp cứu. Càng điều trị sớm, khả năng hồi phục càng cao. Tuy nhiên, vùng cơ tim của người bệnh bị tổn thương khó tránh khỏi sự hình thành sẹo, đặc biệt là sự tái cấu trúc tim sau cơn nhồi máu nhằm tu sửa những tổn thương có thể diễn ra quá mạnh mẽ, khiến các buồng tim phình to và suy yếu dần, cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim và có nguy cơ cao tái phát cơn nhồi máu cơ tim.

Hồi phục chức năng tim bằng thảo dược

Đan sâm, Hoàng đằng là hai trong số những thảo dược được chứng minh về lợi ích với người bệnh tim mạch, đặc biệt là sau nhồi máu cơ tim. Vì chúng có khả năng làm tăng tưới máu đến tim, đồng thời làm giảm sự phát triển của mô sẹo nên ngăn ngừa nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp.

Tại Việt Nam, Đan sâm và Hoàng đằng được ứng dụng nhiều dưới dạng thực phẩm chức năng (TPCN), hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh tim mạch. TRong đó, không thể không kể đến TPCN Ích Tâm Khang - giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim.

Ích Tâm Khang là TPCN tốt cho tim duy nhất trong dòng TPCN dành cho người bệnh tim mạch đã được kiểm chứng hiệu quả trên lâm sàng và kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, TPCN Ích Tâm Khang có tác dụng hỗ trợ làm giảm khó thở, ho về đêm và phù chi ở người bị suy tim; làm giảm cholesterol máu và giảm tần suất nhập viện ở người bệnh tim mạch, suy tim.

Nghiên cứu cũng chứng minh Ích Tâm Khang giúp người bệnh cải thiện chức năng bơm máu của tim (chỉ số EF tăng), nhờ đó giúp phòng nguy cơ suy tim hiệu quả và ngăn chặn các cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy ra trong tương lai.

Hồi phục tâm lý bằng sự quan tâm của người thân

Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh đã phải trải qua những giây phút cận kề với cái chết, khiến họ thường xuyên sống trong nỗi sợ hãi và lo lắng về một cơn đau tim xảy ra trong tương lai gần. Cùng với đó là chức năng tim bị suy yếu sau cơn nhồi máu cấp làm cho người bệnh không thể hồi phục ngày một, ngày hai. Từ đó làm gia tăng sự mệt mỏi mãn tính và dẫn đến chứng trầm cảm làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, người thân của họ cần có sự đồng cảm, thấu hiểu để động viên, giúp họ vượt qua tâm trạng này để nhanh chóng hồi phục sau cơn nhồi máu.

Lối sống lành mạnh phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, bạn cần phải thay đổi toàn diện lối sống của mình, đặc biệt là khi bạn đã từng có một cơn đau tim trước đó:

- Chế độ ăn uống lành mạnh: tăng cường ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt), rau quả, trái cây, thịt trắng (thịt gà, cá…). Hạn chế ăn đường, chất béo bão hòa, chất béo trans (có trong các thực phẩm chế biến sẵn), cholesterol. Bỏ hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích.

- Tập thể dục: Bạn nên tham khảo những bài tập dành riêng cho người mắc bệnh tim mạch để tăng cường sức khỏe cho tim.

- Bỏ thuốc lá và giảm cân: Không phải sau nhồi máu cơ tim, người bệnh mới cần bỏ thuốc lá và loại bỏ cân nặng dư thừa. Tất cả những người muốn có sống khỏe mạnh đều cần làm tốt những điều này, Bởi thuốc lá làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch, co thắt mạch vành là yếu tố nguy cơ  gây đau tim, đột quỵ; giảm cân sẽ giúp giảm tải công việc cho tim. Hai điều này rất quan trọng trong mục tiêu phòng chống nhồi máu tim tái phát của bạn và để bạn cơ nhiều hơn những năm tháng khỏe mạnh bên gia đình thân yêu.

Nguồn tham khảo:

www.healthline.com/health/acute-myocardial-infarction#Overview1

www.nhs.uk/Conditions/Heart-attack/Pages/Prevention.aspx