5 loại thực phẩm người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn

A- A+

Một chế độ ăn cho người thiếu máu cơ tim cục bộ “đúng chuẩn” sẽ giúp cải thiện lượng máu đến nuôi tim, giảm các triệu chứng và tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì? Bạn hãy tìm lời giải trong bài viết dưới đây. 

Bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh

Bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh

Các thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không làm tăng cholesterol máu sẽ giúp người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ cải thiện được triệu chứng. 

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh - Nguyên phó Chủ nhiệm Nội tim mạch Bệnh viện TWQĐ 108: Bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì sẽ tùy theo từng người bệnh, người mắc kèm đái đường phải ăn hạn chế đường, người béo phì cần phải giảm cân, hạn chế những thức ăn có nhiều năng lượng và mỡ. Khẩu phần ăn hợp lý là tỷ lệ giữa tinh bột, đạm và mỡ hài hòa, ưu tiên dùng mỡ béo không no, không dùng mỡ có axit béo no. 

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho người bị thiếu máu cơ tim cục bộ

Theo đó, 5 loại thực phẩm người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn bao gồm:

Rau xanh và trái cây làm giảm yếu tố gây thiếu máu cơ tim cục bộ

Rau củ quả là nguồn dồi dào chất xơ, vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hóa nhưng lại có ít calo. Chúng làm giảm lượng mỡ xấu LDL trong máu, ngăn cản cơ thể nạp nhiều thực phẩm giàu calo, đồng thời bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương do stress oxy hóa. Đây đều là những yếu tố tạo nên mảng xơ vữa gây hẹp mạch vành tim.

Bạn có thể đa dạng cách chế biến như trộn salad, ăn vào bữa phụ, làm sinh tố hay món ăn khai vị. Đồng thời đừng quên hạn chế đường, muối trong nước sốt kem, rau xào hay tẩm bột, siro trái cây hoặc trái cây đông lạnh.

Một số loại rau củ quả người thiếu máu cơ tim cục bộ nên bổ sung ngay vào chế độ ăn hàng ngày với lượng phù hợp gồm:

- Quả chanh: Chanh có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và giữ cho động mạch trở nên thông thoáng. Ngoài ra, nhờ có hàm lượng vitamin C cao, chanh còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp cải thiện huyết áp và giảm viêm lòng mạch máu. Để đơn giản nhất, bạn có thể pha 1 thìa chanh với một cốc nước trái cây bất kỳ và uống 1-2 lần mỗi ngày trong vài tuần.

- Quả lựu: Loại quả này giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ hệ thống tuần hoàn khỏi sự oxy hóa gây hại, nguyên nhân tạo ra sự tích tụ mảng bám và các cục máu đông trong lòng động mạch. Hơn nữa, quả lựu kích thích sản xuất oxit nitric trong máu giúp giãn động mạch và điều chỉnh huyết áp. Bạn có thể ăn 1-2 quả lựu tươi hoặc uống 1 ly nước ép lựu mỗi ngày đều có hiệu quả tốt cho tình trạng thiếu máu cơ tim.

Rau xanh giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa là những thực phẩm mà người thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn

Rau xanh giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa là những thực phẩm mà người thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn

Các loại gia vị giúp giảm đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim hiệu quả

Một số loại giúp tăng lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực, nên phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, suy tim. Nếu thực đơn hàng ngày của bạn chưa có những gia vị này, hãy bổ sung ngay hôm nay!

- Gừng: Gừng là một phương thuốc hữu hiệu cho các động mạch bị tắc. Nó chứa các hợp chất giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám, làm giảm cholesterol tổng và ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo có hại. Bạn chỉ cần thêm 1 muỗng canh gừng băm vào một cốc nước nóng, khuấy trong 5 phút và uống từ 2-3 chén mỗi ngày.

- Tỏi: Ngoài tác dụng giúp giãn mạch, cải thiện tuần hoàn mạch vành và tăng lượng máu tới tim, tỏi còn làm giảm cholesterol xấu và giảm biến chứng của thiếu máu cơ tim như đau tim hoặc đột quỵ. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc làm gia vị

- Củ nghệ: Curcumin trong củ nghệ có hoạt tính chống viêm, chống oxy hóa và giãn mạch, nhờ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối (cục máu đông) và những nguy cơ do huyết khối gây ra như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bên cạnh đó, tinh dầu nghệ còn làm giảm chỉ số cholesterol xấu (LDL cholesterol), nhờ đó làm giảm sự tích tụ những mảng cholesterol trong lòng mạch. Ngoài việc sử dụng nghệ làm gia vị hay ăn sống, bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ và một chút mật ong vào một ly sữa ấm, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày đều có tác dụng tốt.

- Hạt tiêu: Hợp chất capsaicin trong hạt tiêu giúp ngăn ngừa hình thành cholesterol xấu - nguyên nhân chính dẫn đến động mạch bị tắc, làm giảm lượng máu tới tim và gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim. Đồng thời, hạt tiêu còn giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. 

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Thực phẩm chứa chất béo tốt - giúp phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim

Các thực phẩm chứa chất béo tốt cần cho cơ thể xây dựng cấu trúc và tạo ra năng lượng.

Chất béo tốt có nhiều trong quả bơ, mỡ cá, dầu oliu, dầu hạt cải, hạt óc chó, hạt lanh, hạt điều, đậu phộng…

Mỗi người bệnh tim mạch được khuyến cáo nên ăn tối thiểu 3 bữa cá mỗi tuần, dùng một lượng nhỏ dầu thực vật để chế biến và ăn các loại hạt béo vào bữa phụ.

Thực phẩm chứa chất béo chưa bão hòa cũng giúp kiểm soát bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả

Thực phẩm chứa chất béo chưa bão hòa cũng giúp kiểm soát bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả

Protein nạc hoặc từ thực vật - ổn định huyết áp, phòng tránh xơ vữa

Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ cần cân bằng bữa ăn với các loại thịt trắng như thịt heo nạc, thịt da cầm đã bỏ da, cá, trứng và các loại đậu. Việc dùng protein từ đậu, nhất là đậu Hà Lan và đậu lăng không chỉ là nguồn chất đạm lành mạnh mà còn bổ sung thêm một lượng đáng kể chất xơ cho bữa ăn của bạn. Nhờ vậy, loại protein này sẽ giúp ổn định huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch khác.

Ngũ cốc chưa tinh chế - giảm cholesterol máu hiệu quả

Ngũ cốc còn nguyên vỏ cám luôn được các chuyên gia khuyên dùng cho cả người khoẻ mạnh lẫn người bị bệnh tim. Lượng vitamin nhóm B dồi dào và chất xơ tự nhiên trong vỏ cám có lợi cho việc kiểm soát lượng đường, huyết áp cùng mỡ máu. Người bệnh thiếu máu cơ tim nên sử dụng nó làm năng lượng chính cho bữa ăn, nhất là bữa sáng.

Những thực phẩm này gồm có gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì đen, mì ống và khoai lang… Đặc biệt, men gạo đỏ là sản phẩm lên men của gạo lứt đỏ với men cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ bị đau tim bởi trong thành phần có monacolins tự nhiên giúp làm giảm mức cholesterol LDL. Hơn nữa nó có chất phytosterol, beta-sitosterol, campesterol, stigmasterol, isoflavon và nhiều khoáng chất vi lượng rất tốt cho sức khỏe tim mạch nói chung. Bạn có thể dùng viên nấm men màu đỏ trong liều 1,200 mg 2 lần /ngày cùng với bữa ăn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp với tình trạng của bạn.

Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn men gạo đỏ để giảm mức cholesterol máu

Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn men gạo đỏ để giảm mức cholesterol máu

Mẹo ăn uống tốt cho người thiếu máu cơ tim cục bộ

Về nguyên tắc trong chế độ ăn dành cho người thiếu máu cơ tim cục bộ, bạn cần lưu ý: 

- Ăn quá nhiều có thể gây tăng cân và khiến tình trạng xơ vữa mạch máu trở nên trầm trọng hơn. Tốt hơn bạn nên sử dụng đĩa nhỏ hoặc bát để kiểm soát phần ăn mỗi ngày và để lượng lớn bữa ăn của mình là trái cây và rau quả, phần nhỏ tinh bột, đạm và các loại chất béo tốt.

- Thực phẩm luộc, nướng và hấp sẽ tốt hơn chiên xào. Vì vậy, bạn nên cố gắng tự nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối và chất béo xấu.

- Tình trạng rối loạn mỡ trong máu gây xơ vữa mạch cũng liên quan trực tiếp đến rối loạn chuyển hoá đường. Nếu đã mắc bệnh tim, dù có bị tiểu đường hay không, bạn cũng nên hạn chế ăn bột đường.

Giải pháp tự nhiên làm tăng hiệu quả điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ 

Cũng như việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược mang lại hiệu quả điều trị tuyệt vời cho người thiếu máu cơ tim. 

Tại Việt Nam, sản phẩm Ích Tâm Khang với thành phần gồm các thảo dược tốt cho tim là sản phẩm duy nhất đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả được đăng tải trên Tạp chí quốc tế đăng tải. Theo kết quả nghiên cứu này, Ích Tâm Khang cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, ho, phù và giảm tần suất nhập viện và giảm cholesterol máu. Như vậy, không những giảm các triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ, Ích Tâm Khang còn làm giảm cholesterol máu nên ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Xem thêm: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Bà Loan (Đào Tấn, Hà Nội) là một trường hợp điển hình đã có những cải thiện đáng kể từ khi sử dụng Ích Tâm Khang kết hợp với chế độ ăn khoa học. Bà cho biết: “Dùng thêm TPBVSK Ích Tâm Khang, hiện tượng đau ngực đã giảm đi nhiều, mệt khỏi, khó thở cũng đỡ dần. Mới đây đi khám lại tắc hẹp giảm xuống còn 30% tôi mừng quá”. Chia sẻ cụ thể của bà có đầy đủ trong video dưới đây:

Bà Loan chia sẻ về quá trình chữa thiếu máu cơ tim nhờ Ích Tâm Khang

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn bớt băn khoăn không biết thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì. Từ đó giúp bạn có cho mình một chế độ ăn uống kết hợp với việc điều trị của bác sĩ và các sản phẩm hỗ trợ hiệu quả nhất.

sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim như TPCN Ích Tâm Khang

Tham khảo: webmd healthline mayoclinic aafp betterhealth

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]