Bệnh động mạch vành và các câu hỏi thường gặp

A- A+

Bệnh động mạch vành đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là bệnh lý tim mạch nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Để phòng ngừa tốt và điều trị hiệu quả căn bệnh này, trước hết bạn cần hiểu về nó.

Tất cả các thông tin quan trọng liên quan đến bệnh mạch vành đều được tổng hợp lại trong các câu hỏi sau đây:

Bệnh động mạch vành là gì?

Bệnh động mạch vành còn gọi là bệnh mạch vành tim, thiểu năng vành, suy vành. Đây là kết quả của sự tích tụ gọi là mảng bám phát triển bên trong lòng mạch máu nuôi dưỡng tim và làm giảm lưu lượng máu chảy vào tim. Bệnh mạch vành có thể gây ra các triệu chứng đau thắt ngực, nặng ngực. Nó có thể dẫn đến cơn đau tim.

Bệnh mạch vành tim và bệnh động mạch vành có phải là một?

Bệnh mạch vành tim (coronary heart disease) và bệnh động mạch vành (coronary artery disease) là hai thuật ngữ được sử dụng thay thế cho nhau. Nói một cách chính xác thì bệnh tim mạch vành là kết quả của bệnh mạch vành, tức là tình trạng tắc nghẽn trong động mạch vành dẫn đến tổn thương cơ tim.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành?

Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành chủ yếu liên quan đến lối sống không lành mạnh, bao gồm hút thuốc lá, chế độ ăn giàu chất béo, thừa cân/béo phì, lười vận động, thường xuyên căng thẳng, và một số bệnh lý như cholesterol máu cao, huyết áp cao, bệnh tiểu đường... Đây là nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

Những yếu tố nguy cơ không thay đổi được là tuổi cao và tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh mạch vành

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành?

Trước đây người ta cho rằng cholesterol là thủ phạm chính gây ra bệnh mạch vành. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress oxy hóa và phản ứng viêm xảy ra trong lòng mạch máu, được kích hoạt bởi các yếu tố nguy cơ ở trên, mới là thủ phạm chính gây ra bệnh động mạch vành. Quá trình này xảy ra âm thầm trong nhiều năm, có thể ngay trong thời thơ ấu, nhưng bệnh thường chỉ được phát hiện ra ở tuổi trung niên.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Khi mảng bám tích tụ trong động mạch vành, tim không được nhận đủ máu để hoạt động hiệu quả. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim, gây ra đau ngực thắt ngực. Theo thời gian, thiếu máu cục bộ làm suy yếu hoặc tổn thương cơ tim. Nếu mảng bám bị vỡ ra có thể gây ra một cơn nhồi máu cơ tim cấp do hình thành cục máu đông tại lớp niêm mạc bị thương và chặn hoàn toàn lưu lượng máu đến tim. Nhồi máu cơ tim có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành?

Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là cơn đau thắt ngực, được mô tả như cảm giác đè nặng, bóp nghẹt, khó chịu, nóng rát, xiết chặt... ở ngực. Đau thắt ngực thường xảy ra khi hoạt động gắng sức (được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định), nhưng nó cũng có thể đột ngột xuất hiện ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hay đang ngủ (được gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định).

Triệu chứng đau thắt ngực có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người bệnh mạch vành có thể không hề nhận thấy biểu hiện đau thắt ngực cho đến khi gặp phải cơn nhồi máu cơ tim cấp, những trường hợp này còn được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.

Triệu chứng không điển hình của bệnh mạch vành?

Một số triệu chứng khác không điển hình của bệnh mạch vành bao gồm khó thở, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi bất thường, đau ở lưng, vai, cổ họng, hàm, và bụng. Những triệu chứng này thường phổ biến ở phụ nữ, người già và người có bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành?

Những dấu hiệu nhận biết sớm cơn nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành bao gồm:

  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi lạnh bất thường
  • Buồn đi cầu
  • Ợ nóng, khó tiêu, cảm giác buồn nôn/ nôn
  • Lo âu, căng thẳng, dễ cáu bẳn
  • Cơn đau thắt ngực kéo dài trên 15p, không giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.

Cách xử trí ban đầu khi bị nhồi máu cơ tim như thế nào?

Khi có các dấu hiệu kể trên, bạn cần ngưng hoàn toàn các hoạt động thể lực, tránh lo lắng, căng thẳng và gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, nhanh chóng nhai 1 viên thuốc as pi rin liều 300mg và đặt 1 viên thuốc giãn mạch dưới lưỡi hoặc sử dụng dạng thuốc xịt vào miệng 1 – 2 lần. Việc xử trí và cấp cứu sớm nhồi máu cơ tim trong vòng 1h đầu tiên có ý nghĩa sống còn, giúp tăng khả năng sống sót cho người bệnh lên tới 96%.

Mục tiêu của điều trị bệnh mạch vành là gì?

Điều trị tập trung vào quản lý triệu chứng của bệnh mạch vành và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Phương pháp điều trị thường bao gồm thay đổi lối sống, thuốc men, can thiệp, phẫu thuật và sử dụng kết hợp các giải pháp hỗ trợ từ tự nhiên để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.

Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị nào cho bệnh mạch vành?

Hiện nay, sự ra đời của các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mạch vành và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tuy nhiên, giữa thị trường thực phẩm đa dạng với chất lượng “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay, người bệnh cần phải thực sự sáng suốt để lựa chọn đúng giải pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả. Tại Việt Nam, chỉ có một số ít các sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh mạch vành đã được kiểm chứng lâm sàng và nhận được đánh giá tích cực từ phía các nhà chuyên môn. Điển hình trong số đó là TPCN Ích Tâm Khang, đây thực phẩm chức năng đầu tiên tại Việt Nam được Tạp chí quốc tế (Tạp chí Khoa học Đời sống toàn cầu của Canada) đăng tải kết quả nghiên cứu, giúp giảm cholesterol máu, giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và cải thiện chức năng tim cho người bệnh mạch vành.

Đánh giá của chuyên gia tim mạch đầu ngành về hiệu quả của Tpcn Ích Tâm Khang

Xem thêm: Chia sẻ của nhiều người bệnh mạch vành sử dụng Tpcn Ích Tâm Khang hiệu quả

Lợi ích của các thuốc điều trị bệnh mạch vành?

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh mạch vành bao gồm:

  • Thuốc chống đông máu: Làm giảm nguy cơ đau tim bằng cách ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Statins: Để làm giảm mức cholesterol trong máu, từ đó hạn chế xơ vữa mạnh phát triển và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc chẹn beta: làm chậm nhịp tim và cải thiện lưu lượng máu đến tim, giúp phòng ngừa đau thắt ngực và điều trị huyết áp cao.
  • Nitrate: giãn mạch vành, giảm đau thắt ngực và phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE: điều trị tăng huyết áp bằng cách ngăn chặn hoạt động của hormone angiotensin II (hormone gây co mạch).
  • Thuốc chẹn canxi: giúp giãn động mạch, giảm huyết áp.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ

Sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ

Khi nào cần nong mạch vành và đặt stent?

Nong mạch vành và đặt stent thường được áp dụng khi người bệnh bị tổn thương mạch vành nặng (thường hẹp trên 80%) và có triệu chứng đau thắt ngực không cải thiện đáng kể khi điều trị nội khoa. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ống thông có bóng nong ở đầu, đi từ động mạch ở bẹn hoặc cánh tay tới mạch vành tim. Đến đoạn bị tắc nghẽn, bóng nong được bơm căng để khơi thông phần mạch bị tắc, sau đó, stent được đặt tại vị trí này và giữ cho lòng mạch luôn mở rộng để giúp máu lưu thông.

Khi nào cần phẫu thuật bắc cầu mạch vành?

Phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được ưu tiên lựa chọn trong những trường hợp tổn thương mạch vành nặng như tổn thương thân chung, hẹp nhiều nhánh mạch vành, chức năng bơm máu của tâm thất trái kém, có nguy cơ cao đột tử hoặc nhồi máu cơ tim trong tương lai. Phương pháp này sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch lấy từ chính cơ thể người bệnh, để làm cầu nối bắc qua đoạn mạch vành bị tắc nghẽn, giúp máu đi về tim dễ dàng hơn, làm giảm hiệu quả triệu chứng đau thắt ngực, giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống người bệnh. tách

Phòng ngừa bệnh động mạch vành như thế nào?

Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh mạch vành

Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh mạch vành

Bệnh động mạch vành có thể phòng ngừa được nếu bạn kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, bằng cách:

  • Bỏ hút thuốc lá
  • Ăn uống lành mạnh, có lợi cho tim. Chế độ ăn của bạn nên ít chất béo, muối, cholesterol để kiểm soát huyết áp, đường huyết, và cholesterol trong máu. Các thực phẩm nên ăn là thực phẩm giàu chất xơ, các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ...
  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Giảm căng thẳng
  • Sử dụng thuốc để quản lý yếu tố nguy cơ theo chỉ định của bác sỹ nếu có.

Hiểu biết về bệnh mạch vành và chủ động loại bỏ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn phòng chống được bệnh lý tim mạch nguy hiểm này!

Tham khảo:

http://www.webmd.com/hw-popup/coronary-artery-disease-8221

http://www.nhs.uk/Conditions/Coronary-heart-disease/Pages/Treatment.aspx

http://www.goldenoutlook.com/en/beneficiary/resources/frequently-asked-questions-about-coronary-artery-disease/

http://www.medindia.net/patientinfo/coronary-heart-disease-faqs.htm