Thuốc chống đông máu cho người bệnh tim

A- A+

Warfarin là thuốc chống đông máu, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch. Chắc hẳn người bệnh tim mạch đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh mạch vành, rung nhĩ đã quá quen thuốc với Warfarin. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ ràng về những lợi ích và rủi ro tiềm tàng của loại thuốc này.

Warfarin dùng cho những đối tượng nào và liều lượng dùng

Với đa số các trường hợp được chỉ định dùng thuốc chống đông máu warfarin, liều lượng ban đầu từ 2 – 5mg đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Sau đó liều duy trì 2 – 10mg đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch một lần mỗi ngày. Những người bệnh được chỉ định loại thuốc này bao gồm:

  • Người bệnh suy tim sung huyết/ sau đột quỵ
  • Người sau nhồi máu cơ tim: Thời gian điều trị trong 3 tháng
  • Người bị rung nhĩ: Điều trị suốt đời nếu rung nhĩ là do bệnh tim mạch gây ra
  • Người bệnh từng mắc huyết khối tĩnh mạch sâu: Thời gian điều trị từ 3 – 12 tháng hoặc lâu hơn
  • Người bệnh được thay van tim nhân tạo – van tim sinh học: Thời gian điều trị từ 6 – 12 tuần hoặc lâu hơn
  • Người bệnh bị thuyên tắc động mạch phổi
  • Người bệnh phải đặt ống thông tĩnh mạch

Thuốc chống đông máu warfarin dùng thế nào?

Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Liều lượng của thuốc được thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Do đó, bạn không nên thay đổi liều lượng thay thời điểm uống mà không có chỉ định của bác sỹ điều trị.

Warrfarin phải được dùng cùng một thời điểm mỗi ngày, có thể dùng thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được. Người bệnh phải thường xuyên làm xét nghiệm INR – xác định thời gian đông máu bị ảnh hưởng khi dùng thuốc chống đông warfarin để xác định lại liều thuốc phù hợp nhất.

Thông thường, người bệnh suy tim nhận thuốc lần đầu tại bệnh viện sẽ phải khám lại sau 3 – 7 ngày dùng thuốc để xác định lại liều lượng. Trong thời gian này, nếu gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, sốt, cảm giác ớn lạnh, triệu chứng cúm hoặc thay đổi cân nặng đột ngột, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.

Trước khi phẫu thuật, dù là tiểu phẫu, người bệnh cũng phải ngừng thuốc tối thiểu từ 5 – 7 ngày. Nếu bắt đầu dùng kháng sinh hoặc gây tê tủy sống, người bệnh cũng phải ngừng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Làm gì khi quên uống thuốc?

Cần thận trọng khi quên sử dụng Wafarin

Cần thận trọng khi quên sử dụng Wafarin

Người bệnh cần uống thuốc ngay khi nhớ ra mình vừa quên liều. Nếu thời điểm nhớ ra mình quên uống thuốc đã gần đến giờ uống thuốc của liều kế tiếp thì nên bỏ qua liều thuốc đã quên đợi để uống liều kế tiếp. Tuyệt đối không uống 2 liều gần nhau hoặc uống cùng lúc để tránh rối loạn đông máu nguy hiểm.

Những ai không được dùng warfarin?

Người bị rối loạn đông máu, đi tiểu ra máu hoặc phân, xuất huyết dạ dày, huyết áp cao, nhiễm trùng màng trong tim, xuất huyết não, chuẩn bị phẫu thuật… không nên dùng warfarin.

Một số người bệnh do đặc thù công việc không thể uống thuốc đúng giờ mỗi ngày cũng không nên dùng loại thuốc này.

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng hạn chế sử dụng wafarin trừ khi có chỉ định của bác sỹ.

Người bị tăng huyết áp không nên dùng warfarin

Người bị tăng huyết áp không nên dùng warfarin

Thuốc chống đông máu đồng thời cũng là thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu do đông máu là cơ chế tự nhiên bảo vệ cơ thể khi bị xuất huyết. Trong một số trường hợp dưới đây, người bệnh không nên dùng loại thuốc này.

  • Dị ứng với warfarin
  • Từng bị rối loạn đông máu
  • Mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim nặng
  • Mắc bệnh thận hoặc gan
  • Mắc bệnh ung thư
  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Mặc bệnh cường giáp
  • Tiền sử xuất huyết dạ dày, ruột
  • Người lớn tuổi (trên tuổi 65)
  • Suy nhược cơ thể

Với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, warfarin có thể được sử dụng nếu cần thiết. Các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện warfarin có tiết ra trong sữa mẹ hay không nên việc dùng thuốc phải rất cẩn trọng. Ngừng thuốc ngay nếu em bé xuất hiện các vết bầm tím, chảy máu.

Những điều cần tránh khi dùng warfarin

Hạn chế các hoạt động gây chảy máu khi sử dụng wafarin

Hạn chế các hoạt động gây chảy máu khi sử dụng wafarin

Người bệnh cần tránh các hoạt động có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc gây thương tích, đặc biệt là khi vệ sinh răng miệng, cạo râu, cạo mặt…

Những loại đồ uống không được sử dụng khi dùng warfarin là rượu, nước ép các loại quả: Bưởi, nam việt quất, lựu, noni…

Những loại thực phẩm hạn chế sử dụng là thực phẩm giàu vitamin K: Gan động vật, rau xanh lá, dầu thực vật…

Cẩn trọng khi dùng những loại thuốc giảm đau, viêm khớp, giảm sưng viêm như: paracetamol (Panadol), aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve), celecoxib (Celebrex), diclofenac, indomethacin, meloxicam và các loại thuốc khác. Những loại thuốc này làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.

Xem thêm: Thuốc nam chữa bệnh suy tim - sự huyền bí của y học phương đông

Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu warfarin

Có hai tác dụng phụ chính của loại thuốc này mà bạn cần nhớ:

  • Dị ứng thuốc với các triệu chứng khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Tăng nguy cơ chảy máu khiến người bệnh có nguy cơ bị mất máu, viêm loét nhiễm trùng trên da nếu không được xử lý tốt, xuất huyết trong cơ thể.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác của loại thuốc này bao gồm:

  • Đột ngột đau đầu, chóng mặt, cảm giác yếu ớt vô lực
  • Người dễ bị tím tái khi va chạm nhẹ
  • Nước tiểu đậm, vàng da, vàng mắt
  • Đau dạ dày, đau lưng
  • Thay đổi vị giác
  • Cảm giác buồn nôn, nôn
  • Bụng đầy hơi, ăn khó tiêu

Tương tác thuốc với warfarin

Người bệnh dùng thuốc warfarin cần đặc biệt lưu ý đến tương tác thuốc – những yếu tố khiến tác dụng của warfarin trở lên mạnh mẽ hơn hoặc yếu đi.

Những loại thuốc có thể tương tác với warfarin mà người bệnh không được sử dụng kèm:

  • Các loại thuốc ngăn ngừa cục máu đông khác
  • Thuốc điều trị nhiễm trùng, thuốc trị lao
  • Chất bổ sung vitamin K
  • Thuốc chống trầm cảm citalopram, duloxetine, fluoxetine, fluvoxamine, paroxetine, sertraline, venlafaxine, vilazodone
  • Thuốc carbamazepine, phenobarbital, phenytoin

Hiểu biết rõ về thuốc chống đông máu warfarin sẽ giúp người bệnh tim mạch, đặc biệt là những bệnh nhân suy tim tránh được những tác dụng phụ không mong muốn, nâng cao hiệu quả điều trị.

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả

Nguồn than khảo: https://www.drugs.com/warfarin.html