Các nhóm thuốc trị đau tim, đau thắt ngực hiệu quả nhất hiện nay

A- A+

Khi bị đau tim, đau thắt ngực, ai cũng mong muốn tìm được cho mình một loại thuốc trị đau tim hiệu quả để có thể ngủ ngon hơn, cũng như thoát khỏi ám ảnh về những biến cố tim mạch.

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các nhóm thuốc trị đau tim hiệu quả nhất hiện nay và những lưu ý khi sử dụng chúng. 

Sử dụng thuốc trị đau tim thế nào cho hiệu quả?

Sử dụng thuốc trị đau tim thế nào cho hiệu quả?

Danh sách 7 nhóm thuốc trị đau tim hiệu quả 

Mục tiêu chính khi sử dụng thuốc trị đau tim là làm giảm triệu chứng cấp tính, ngăn ngừa hoặc giảm tần suất xuất hiện cơn đau và quan trọng nhất là hạn chế sự xuất hiện của các rủi ro nhồi máu cơ tim, đột quỵ về sau. 

Dưới đây là một số nhóm thuốc trị đau tim hiệu quả nhất hiện nay đang được các bác sĩ tim mạch sử dụng cho bệnh nhân:

Nhóm Nitrat - thuốc giảm đau thắt ngực đầu tay

Hiện nay, Nitrat là nhóm thuốc được dùng ưu tiên trong điều trị đau thắt ngực. Thuốc Nitrat có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu đến tim, cung cấp đủ máu và oxy cho hoạt động của cơ tim và giảm áp lực lên tim, từ đó cắt cơn đau thắt ngực đột ngột hoặc dự phòng xuất hiện cơn đau thắt lúc gắng sức. 

Nhóm thuốc này 2 dạng tác dụng ngắn và kéo dài:

  • Thuốc Nitrat tác dụng ngắn: Thành phần chính là Nitroglycerin, có tác dụng nhanh trong vòng từ 3-6 phút và được bào chế dưới dạng ngậm dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi (Nitromint). Sử dụng cho người bệnh đang trong cơn đau thắt ngực cấp tính nhằm cắt cơn. Thuốc này cũng được dùng để dự phòng trước những hoạt động gắng sức (chẳng hạn như sau bữa ăn no, stress, sinh hoạt tình dục hoặc thay đổi thời tiết đột ngột). Thuốc dùng lâu có thể gây nhờn thuốc, đau đầu, khô miệng…
  • Thuốc Nitrat tác dụng kéo dài: Thuốc có tác dụng chậm hơn nhưng hiệu quả ngăn ngừa cơn đau thắt ngực kéo dài lâu hơn so với nitroglycerin. Sử dụng cho người bệnh bị đau thắt ngực mạn tính.  Các thuốc hay dùng là: Isosorbide dinitrate (Biresort, Risordan), Isosorbide mononitrate (Imidu). 

Trong đó, thuốc thường được sử dụng là Nitromint dạng xịt. Khi sử dụng, bạn cần lưu ý:

  • Trước khi dùng cần lắc 15 - 20 lần để đảm bảo xịt đủ liều.
  • Xịt thuốc ở thực hiện ở tư thế ngồi hoặc nằm, tránh đứng vì thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Phải uốn cong lưỡi và xịt thuốc vào gốc lưỡi để thuốc được hấp thu nhanh, từ đó làm giảm cơn đau thắt ngực.
  • Không xịt thuốc quá 3 lần trong vòng 15 phút, mỗi lần cách nhau 5 phút. Nếu sau 3 lần xịt mà vẫn bị đau thắt ngực hoặc cơn đau có dấu hiệu tăng nặng, cần gọi cấp cứu 115.

Thuốc giảm đau thắt ngực đầu tay trong cơn đau cấp

Thuốc giảm đau thắt ngực đầu tay trong cơn đau cấp

Thuốc chẹn beta giao cảm điều trị đau thắt ngực 

Thuốc này phát huy hiệu quả bằng cách ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenalin - một hormone gây co mạch và làm tăng nhịp tim. Nhờ đó, thuốc chẹn beta giao cảm giúp làm giảm nhịp tim, giảm gánh nặng cho tim và làm dịu cơn đau thắt ngực. 

Các thuốc chẹn beta được dùng phổ biến hiện nay là: Bisoprolol (Concor), Metoprolol (Betaloc), Acebutolol (Sectral), Atenolol (Tenormin), Propranolol (Inderal)...

Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh có thể gặp phải một một số tác dụng phụ không mong muốn như là mệt mỏi, đau đầu, táo bón, tiêu chảy... đôi khi còn gây hạ nhịp tim quá mức. 

Lưu ý là kể cả khi bạn gặp tác dụng phụ cũng không nên tự ý bỏ thuốc bởi nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, đau ngực và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để có cách giải quyết phù hợp nhất.

Thuốc trị đau tim nhóm chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh canxi hay còn gọi là thuốc đối kháng canxi. Nhóm thuốc này làm giảm nồng độ canxi trong tế bào, tác động trên cả cơ tim và mạch máu, giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu đến tim. Từ đó làm giảm hoặc ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực. Các thuốc thường dùng trong nhóm này gồm: Amlodipin (Amlor), Nifedipin, Felodipin...

Một số tác dụng phụ phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón... Đặc biệt là phù, nhất là ở bệnh nhân dùng thuốc Amlodipin. Nếu thấy cổ chân, bàn chân bị phù, bạn hãy báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc đổi sang loại thuốc khác.

Trong thời gian sử dụng thuốc chẹn kênh canxi không nên ăn/uống nước ép bưởi vì tinh chất bưởi làm tăng nồng độ thuốc trong cơ thể, gia tăng các tác dụng phụ tiềm tàng của các loại thuốc này.

Phù chân là tác dụng phụ thường gặp của thuốc chẹn kênh Canxi, đặc biệt là Amlodipin

Phù chân là tác dụng phụ thường gặp của thuốc chẹn kênh Canxi, đặc biệt là Amlodipin

Tại Việt Nam, có một giải pháp giúp đau tim, đau ngực vừa hiệu quả vừa an toàn đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bạn hãy liên hệ tới hotline để được các Dược sĩ tư vấn chi tiết!

Thuốc chống kết tập tiểu cầu 

Aspirin là thuốc hay được sử dụng nhất trong nhóm này và nằm trong phác đồ điều trị cơn đau thắt ngực của nhiều bệnh viện. Thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, giảm quá trình đông máu, giúp máu lưu thông dễ dàng. Từ đó làm giảm cơn đau và nguy cơ đau thắt ngực. 

Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ dễ gây xuất huyết, trong thời gian sử dụng thuốc nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: xuất huyết bất thường dưới da, chảy máu chân răng, hay các vết bầm tím bất thường… bạn hãy phản hồi tới bác sĩ điều trị sớm để có cách xử trí kịp thời. 

Thuốc Trimetazidine

Trimetazidine, người bệnh tim mạch thường quen thuộc hơn với cái tên Vastarel là thuốc có cơ chế giãn cơ trơn động mạch và tĩnh mạch, giúp tăng cường lưu thông máu. Đồng thời, thuốc còn ức chế chuyển hóa acid béo và kích thích chuyển hóa glucose, từ đó giúp giảm đau tức ngực do các mạch máu bị tắc nghẽn. 

Thuốc được chỉ định để điều trị cơn đau thắt thực ổn định ở những bệnh nhân không được kiểm soát hoặc không dung nạp với các nhóm thuốc khác. Tuy Trimetazidine khá an toàn nhưng cần thận trọng khi sử dụng cho người mắc kèm bệnh Parkinson vì có thể làm tăng nặng triệu chứng bệnh.

Thuốc chỉ định đầu tay cho người bệnh có cơn đau thắt ngực ổn định mà không dung nạp các thuốc khác

Thuốc chỉ định đầu tay cho người bệnh có cơn đau thắt ngực ổn định mà không dung nạp các thuốc khác

Thuốc Ivabradine

Ivabradine giúp làm giảm nhịp tim, giảm gánh nặng cho tim, giảm nhu cầu oxy cơ tim, từ đó giảm đau thắt ngực. Ngoài ra, đối với người bệnh có kèm suy tim, Ivabradine giúp kéo dài tuổi thọ. 

Lưu ý trong thời gian sử dụng thuốc Ivabradine, người bệnh lưu ý dùng chung với nước ép bưởi vì có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu, gây độc tính. Thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như: rối loạn thị giác,  nhức đầu, nhịp tim chậm,... Thuốc chống chỉ định với nhịp tim chậm, bệnh gan nặng, rối loạn nhịp và dị ứng thuốc. 

Thuốc Ranolazine

Ranolazine hoạt động bằng cách cải thiện mức độ sử dụng oxy của tim, lưu lượng máu đến tim giúp tim làm việc hiệu quả hơn. Thuốc được chỉ định dùng trong điều trị đau thắt ngực mạn tính, không dùng cho cơn đau tim cấp. Nó có thể được sử dụng với các thuốc đau thắt ngực khác bao gồm: Nitrat, chẹn kênh calci, chẹn beta... 

Khi sử dụng Ranolazine bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau: táo bón, chóng mặt, buồn nôn,... Giống như Ivabradine, bạn không nên ăn, uống thực phẩm liên quan đến bưởi vì dễ gây tăng nồng độ Ranolazine trong máu, gây độc tính. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau tim 

Nguyên nhân của những cơn đau thắt ngực thường khác nhau nên phác đồ dùng thuốc của mỗi người bệnh cũng khác nhau. Vì vậy, trước khi dùng thuốc điều trị đau tim, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn, chỉ định thuốc điều trị. Bên cạnh đó, nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Trong quá trình sử dụng cần đặc biệt lưu ý đến tên, liều lượng và tìm hiểu về tác dụng phụ của các loại thuốc.
  • Uống thuốc đúng giờ giấc do bác sĩ hướng dẫn.
  • Không nên tự ý đổi loại thuốc khi thấy người khác sử dụng có hiệu quả hơn bởi có thể gây tương tác với các thuốc bạn đang sử dụng.
  • Ngay cả khi các triệu chứng đau tim đã chuyển biến tích cực hơn, bạn cũng cần có ý kiến của bác sĩ về vấn đề ngừng sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc trị đau tim đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ mới đem lại hiệu quả như mong đợi

Sử dụng thuốc trị đau tim đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ mới đem lại hiệu quả như mong đợi

Lời khuyên cho người đau thắt ngực 

Gần như những cơn đau thắt ngực thường đến từ tình trạng tim thiếu “nguồn sống” do xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tiểu đường gây ra. Vậy nên, cùng với việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên tạo lập cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, lành mạnh như: 

  • Chế độ ăn giảm muối, ăn nhạt, giảm tình trạng tích nước, hạ huyết áp. 
  • Tăng cường vitamin từ hoa quả, rau xanh. 
  • Hạn chế nhưng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày với những bài tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức như: thiền, yoga...
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm đau tim, đau ngực: Năm 2012, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bác sĩ đã tiến hành kiểm chứng lâm sàng hiệu quả & độ an toàn của sản phẩm Ích Tâm Khang. Kết quả cho thấy, sản phẩm này giúp giảm đau tim, đau ngực rõ rệt. Ngoài ra còn tăng cường chức năng tim, giúp giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù do bệnh tim mạch và an toàn, không gây tác dụng phụ.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã phần nào biết thêm được các nhóm thuốc trị đau tim cũng như một số lưu ý để dùng thuốc cho đúng, an toàn, hiệu quả. Nếu cần biết thêm thông tin về việc sử dụng thuốc, hãy chia sẻ với dược sĩ của chúng tôi tại tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

 

Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/angina/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/angina/symptoms-causes/syc-20369373

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-attack/angina-chest-pain

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/angina/diagnosis-treatment/drc-20369378

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]