Thuốc điều trị bệnh mạch vành & lưu ý khi dùng để tránh rủi ro

A- A+

Thuốc điều trị bệnh mạch vành là chỉ định bắt buộc với hầu hết người bệnh ở bất cứ mức độ tắc hẹp nào. Để dùng thuốc có hiệu quả bạn cần “nằm lòng” các thông tin về thuốc và những lưu ý khi sử dụng trong bài viết sau đây!

Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh mạch vành bao gồm thuốc giãn mạch Nitrat, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống đôngthuốc hạ huyết áp. Mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng như sau:

Thuốc giãn mạch Nitrat phòng và điều trị cơn đau thắt ngực

Nitromint là thuốc giãn mạch thường được dùng để điều trị bệnh mạch vành

Nitromint là thuốc giãn mạch thường được dùng để điều trị bệnh mạch vành

Các thuốc giãn mạch nhóm Nitrat giúp mở rộng mạch máu nhằm làm tăng lưu lượng máu đến tim nên phòng ngừa và điều trị chứng đau thắt ngực. Thuốc có loại giải phóng nhanh (dạng xịt, ngậm dưới lưỡi) làm giảm cơn đau thắt ngực tức thời và viên giải phóng kéo dài (dùng đường uống) dùng trong điều trị đau thắt ngực mạn tính. Ngoài ra, thuốc Nitrat còn có dạng miếng dán trên da có tác dụng kéo dài, tuy nhiên dạng này có thể gây kích ứng tại chỗ nên chống chỉ định với một số người bệnh.

Trong nhóm này, Nitroglycerin là thuốc được dùng nhiều nhất. Isosorbide dinitrate hay Isosorbide mononitrate thường ít dùng hơn, chủ yếu chỉ định cho người bị xơ gan bởi chúng ít bị chuyển hóa tại gan. 

Khi Nitrat tỏ ra kém hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới như Ivabradine (thuốc Procoralan) hay Trimetazidin (thuốc trợ tim vastarel).

* Lưu ý khi dùng thuốc

Khi dùng Nitrat, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là khi đứng dậy đột ngột. Để tránh các tác dụng phụ này, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau:

  • Ngồi hoặc nằm nghỉ để tránh hạ huyết áp tư thế đột ngột hay làm giảm dòng máu về tim gây ngất khoảng 15 phút sau khi uống thuốc 
  • Đối với viên giải phóng kéo dài, khi uống cần nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai hoặc làm vỡ viên và dùng thuốc tại một thời điểm cố định hàng ngày để tránh quên liều.
  • Nếu nhận thấy hiệu quả của thuốc giảm dần, hãy trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều phù hợp. 
  • Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột vì có thể làm tăng tần suất cũng như cường độ cơn đau thắt ngực.

Thuốc hạ mỡ máu statin giúp ổn định mảng xơ vữa, giảm cholesterol máu

Statin là thuốc hạ mỡ máu được sử dụng phổ biến nhất với người bệnh mạch vành

Statin là thuốc hạ mỡ máu được sử dụng phổ biến nhất với người bệnh mạch vành

Có 4 nhóm thuốc hạ cholesterol máu thường được dùng hiện nay là nhóm statin (Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin, Lovastatin…), niacin (Niaco, Niaspan, Slo-niacin...), fibrate (Fenofibrate, Ciprofibrate…) và nhóm resin gắn acid mật (Cholestyramin, Colestipol). 

Trong đó, thuốc hạ mỡ máu Statin thường được sử dụng cho hầu hết người bệnh mạch vành. Thuốc sẽ giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và quan trọng nhất là ổn định mảng xơ vữa dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa mới trong lòng mạch.

Ngoài ra, có nhóm thuốc mới là Ezetimibe - nhóm thuốc ức chế hấp thụ cholesterol ngay tại ruột non. Thuốc này có ít tác dụng phụ hơn so với các nhóm khác, tuy nhiên hiệu quả mang lại không cao như nhóm statin.

* Lưu ý khi dùng thuốc

Các thuốc hạ mỡ máu statin tương đối an toàn, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng dài ngày như đau cơ, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, đau đầu…

Ngoài ra thuốc có thể gây độc tính với gan nên nếu đang bị suy giảm chức năng gan thì bạn không nên sử dụng nhóm thuốc này. Đồng thời, người bệnh cần theo dõi chức năng gan định kỳ bằng cách xét nghiệm chỉ số men gan trong máu.

Sử dụng TPCN Ích Tâm Khang cùng thuốc điều trị đã được chứng minh sẽ giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực và ức chế xơ vữa mạch vành, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

hotline

Thuốc chống đông máu phòng ngừa huyết khối

Tác dụng của thuốc chống đông máu là ngăn ngừa sự hình thành và làm chậm sự phát triển của các cục máu đông, từ đó giúp phòng ngừa biến chứng huyết khối như nhồi máu cơ tim. 

Một số loại thuốc chống đông thường được kê đơn cho người bệnh mạch vành bao gồm:

* Lưu ý khi dùng thuốc

Tác dụng phụ của các thuốc chống đông là tăng nguy cơ chảy máu với các biểu hiện dễ dàng nhận biết như: chảy máu chân răng, chảy máu cam, có vết bầm tím, nước tiểu có màu nâu đỏ, phân có màu bã cà phê, chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường, vết thương lâu cầm máu, đau đầu, chóng mặt…

Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị trực tiếp để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây trong quá trình dùng thuốc:

  • Xét nghiệm chỉ số đông máu INR thường xuyên để kịp thời điều chỉnh liều thuốc.
  • Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm, tránh các hoạt động có thể gây chấn thương và có nguy cơ chảy máu cao.
  • Thông báo cho bác sĩ các thuốc chống đông đang dùng nếu nhổ răng hay làm các thủ thuật có thể gây chảy máu.
  • Đối với người bệnh đang uống thuốc chống đông kháng vitamin K cần hạn chế các thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau cải (cải xanh, cải bó xôi, súp lơ…) vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Thuốc hạ huyết áp giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm tỷ lệ tử vong 

Tụt huyết áp quá mức là tác dụng phụ khi dùng thuốc hạ huyết áp

Tụt huyết áp quá mức là tác dụng phụ khi dùng thuốc hạ huyết áp

Các nhóm thuốc hạ huyết áp thường được kê đơn ở người bệnh mạch vành bao gồm:

  • Thuốc chẹn kênh canxi (Amlodipine, Felodipine, Isradipine, Nicardipine, Nifedipine, Nimodipine…): Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm thuốc này là phù chân. Ngoài ra bạn cũng cần thận trọng khi gặp một số tác dụng phụ khác như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, táo bón…
  • Thuốc chẹn kênh beta (Propranolol (Dorocardyl), Metoprolol (Betaloc), Bisoprolol (Zebeta, Bisoloc), Atenolol (Teginol)…): Tác dụng phụ đáng lưu ý khi sử dụng là hạ nhịp tim, huyết áp quá mức, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt… 
  • Thuốc ức chế men chuyển (Perindopril, Enalapril, Captopril, Lisinopril…): Các thuốc ức chế men chuyển khá an toàn. Một số tác dụng phụ ít gặp có thể xảy ra như ho khan, rối loạn tiêu hóa, vị kim loại trong miệng…
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (Losartan, Irbesartan, Eprosartan…): Thuốc có thể gây tác dụng phụ chóng mặt, tăng kali máu, phù mạch, hạ huyết áp tư thế đứng; mệt mỏi, lơ mơ; phát ban; buồn nôn, nôn; đau cơ xương...

* Lưu ý khi dùng thuốc

Hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ trên đây khi sử dụng các thuốc hạ huyết áp. Đặc biệt lưu ý bạn không được tự ý ngưng dùng thuốc bởi sẽ làm huyết áp tăng cao đột ngột rất nguy hiểm. 

Mỗi loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim sẽ có những lưu ý khi sử dụng riêng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc, đừng ngần ngại gọi đến cho chuyên gia theo số 0983.103.844 để được tư vấn.

hotline

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về thuốc điều trị bệnh mạch vành

Rủi ro lớn nhất trong điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim là nguy cơ xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…). Phần lớn điều này xảy ra là do sử dụng thuốc điều trị chưa đúng cách hoặc không tái khám định kỳ nên liều lượng thuốc không được điều chỉnh kịp thời. Một rủi ro khác là thuốc không đáp ứng điều trị dẫn đến bệnh không được kiểm soát. 

Vậy hướng xử lý các vấn đề trên ra sao? Mời bạn theo dõi tư vấn của Gs.Ts Phạm Gia Khải – nguyên chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam với hơn 50 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh tim mạch.

Gs. Khải và MC trong buổi GLTT với chủ đề sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim thế nào cho đúng

Gs. Khải và MC trong buổi GLTT với chủ đề sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim thế nào cho đúng

Thiếu máu cơ tim kèm đau thắt ngực, hồi hộp dùng thuốc nào tốt?

Câu hỏi của bạn La Ngọc

Tôi bị thiếu máu cơ tim và co thắt động mạch vành, rối loạn tiền đình. Tôi thường đau tức ngực như có vật nặng đè, khó thở, mệt. Hay hồi hộp, tim đập mạnh nhanh từng cơn thỉnh thoảng choáng, xa xẩm mặt mày. Thuốc thường dùng Vastarel 35mg, ngày uống 1 viên chia sáng tối. Giờ tôi phải điều trị như thế nào?

Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:

Khi mạch vành tổn thương thì cả hệ thống động mạch đều bị, tức là mạch vành tổn thương thì các mạch khác bị tổn thương cho nên cần phải kiểm tra lại. Nếu bác bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày thì bác sĩ thường cho các thuốc thí dụ Tanganil. Rối loạn tiền đình là thiếu máu não, có người bị biểu hiện trên do thiếu máu não nhưng cũng có người không phải do thiếu máu não, vì thế cần phải bác sĩ khám. Còn bệnh mạch vành lại không gây triệu chứng như vậy, nên nhớ mạch vành chỉ là một hệ thống mạch máu ở tim, nếu bị tắc hẹp gây ra bệnh mạch vành, còn nếu hẹp mạch máu ở não sẽ gây thiếu máu não, tắc mạch máu ở các chi sẽ gây hoại tử các chi.

Bạn cũng nên tránh hoạt động gắng sức và đi khám kỹ, sau đó bác sỹ mới cho thuốc, có thể thuốc chống vón tiểu cầu là cần thiết trong trường hợp của bạn. Dùng Vastarel 35mg ngày 1 viên là liều thấp quá, nên dùng 2 viên một ngày. Nhưng bạn đừng coi đó là thứ thuốc thánh, nó chỉ có tác dụng làm tăng sự co bóp của tim, tăng nhát bóp của tim và có ích khi dùng trong các trường hợp đau thắt ngực ổn định, không phải là thứ thuốc chữa được tất cả các bệnh tim.

Câu hỏi từ bạn Hoa Duong

Tôi đi khám, bác sĩ bảo tôi bị thiếu máu cơ tim và thiếu máu não, mỡ máu và áp huyết cao. Tôi hay đau thắt ở ngực và sau lưng. Nay tôi đang uống Dozidine 20mg và Ebitac 12.5. Vậy tôi  dùng thuốc thế này được chưa ạ?

Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:

Hiện tại bác đang được dùng gồm thuốc chống đau thắt ngực Dozidine 20mg và thuốc chống cao huyết áp Ebitac 12.5, như vậy vẫn chưa đầy đủ thuốc để điều trị các bệnh lý mà bác đang mắc phải hiện nay. Tôi khuyên bác nên đến khám ở thầy thuốc chuyên khoa để người ta cho một phác đồ điều trị phải đảm bảo đầy đủ tất cả bệnh ưu tiên số 1, số 2, số 3 chứ không thể chỉ thấy bệnh nào là chữa bệnh đó.

Câu hỏi của bạn Cuu Dao

Tôi bị thiếu máu cơ tim cục bộ, rung nhĩ, hở van tim 2 lá, tắc hẹp mạch vành 30 % LAD, 40-50% RCA, chỉ số đông máu INR = 1.66, đang dùng thuốc: Acenocoumarol, Nebivolol, Losartan, Glyceryl trinitrat 2.6 mg, Atorvastatin. Xin hỏi Gs, tôi dùng các thuốc này đã phù hợp chưa và có cần kiêng khem ăn uống gì không ạ?

Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:

Bác đang được dùng thuốc chống đông, thuốc chống lipid máu tăng, chống vữa xơ động mạch, tức là dùng thuốc cũng đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, dùng đã đủ liều chưa? – Cái này phải xem lại xét nghiệm hóa sinh máu: xem mỡ máu có xuống không, có tăng không? Khi đó chúng ta mới có thể xác định là đủ hay không? Còn nói về các loại thuốc thì được rồi.

Tôi khuyên nên làm thêm xét nghiệm hóa sinh để có căn cứ điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Tùy từng trường hợp và tùy chỉ định của bác sĩ, có thể một tuần một lần, có trường hợp nửa tháng 1 lần, có trường hợp 1 tháng 1 lần, có trường hợp làm hàng ngày. Nhưng theo tôi nghĩ, nếu bác ở ngoại trú thì ít nhất là nên 1 tuần 1 lần. Còn về mạch vành hẹp dưới 60% thì không vấn đề gì. Nhưng nếu chụp CT cắt lớp mạch vành nốt vôi hoa mà không đánh giá được mức độ vôi hóa đó, khi đó sẽ bị chẩn đoán sai. 

Tôi cũng xin nhắc lại, bệnh của bác là đã ổn định rồi, không cần phải lo lắng quá. Theo tỷ lệ tắc hẹp của bác chưa cần phải can thiệp mạch vành, nhưng nên đi kiểm tra sức khỏe sinh hóa máu 2 tuần 1 lần.Thuốc bạn sử dụng là được rồi.

Gs. Khải tư vấn cho trường hợp bạn Cuu Dao

Bị mạch vành kèm cao huyết áp dùng thuốc gì để điều trị?

Tôi bị tắc hẹp mạch vành 3 năm nay tỷ lệ hẹp 30% và bị cao huyết áp. Xin hỏi bác sĩ tôi nên điều trị và dùng thuốc gì hàng ngày? Hiện tại tôi đang dùng thuốc bảo hiểm của viện tim Hà Nội - Câu hỏi từ bạn Phuong Minh

Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:

Bạn dùng thuốc có thấy dễ chịu không? Hẹp 30% thì chưa cần can thiệp nếu dùng thuốc chống vón tiểu cầu, thuốc chống lipid máu thì có lẽ có lẽ mình không bao giờ phải nong động mạch vành nữa. Tôi khuyên bạn nên dùng thuốc chống vón tiểu cầu và thuốc chống mỡ máu vì đã hẹp 30% chắc chắn là do mỡ, dù chỉ số mỡ máu bình thường.

Thuốc điều trị trong trường hợp của bạn thường phối hợp nhiều loại, vì ngoài chữa bệnh mạch vành ra, cũng cần kiểm soát tốt huyết áp. Về tăng huyết áp cần chọn thứ thuốc nào phù hợp nhất với mình, khi uống bạn kiểm tra huyết áp xuống mức mục tiêu là đạt yêu cầu. Xu hướng hiện nay thường phối hợp 2 thuốc với nhau như dùng Coversyl với Amlodipin (Coveram) hoặc Lacidipine với Amlodipin, hoặc Valsartan (Diovan) với Amlodipin. Đó là tất cả những thứ thuốc theo tôi bạn nên dùng và cần được sự hướng dẫn của bác sỹ trực tiếp điều trị.

Gs. Khải tư vấn trường hợp của bạn Phuong Minh

Tắc hẹp 2 nhánh động mạch vành có cần dùng hai thuốc chống đông 

Bố tôi 83 tuổi, bị tắc hoàn toàn 2 động mạch chính, mạch còn lại bị hẹp 40%. Hiện đang dùng thuốc Ni-tro-mint; thuốc chống mỡ máu; thuốc chống đông máu (Plavix); sức khỏe của bố tôi cũng tạm gọi là ổn, đôi lúc vẫn còn kêu mệt. Cho tôi hỏi là có cần phải uống thêm thuốc chống đông Aspirin nữa không ? Và ngoài các loại thuốc trên có cần dùng thuốc nào nữa không? - Câu hỏi của bạn Nam Long TRần

Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:

Tôi đã từng là bệnh nhân bị tắc hẹp mạch vành,  từng bị cho nhiều thuốc, tôi sợ lắm, bởi thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Có những tác dụng phụ chấp nhận được ví dụ dùng As-pi-rin uống khi đói thì hơi khó chịu một tý, có thể sẽ được cho dùng thêm một viên thuốc dạ dày nữa. Nhưng có trường hợp gặp phải tác dụng phụ nặng như: bị tai biến chảy máu dạ dày. Do đó cần phải xem lại thuốc.

Trong trường hợp bố bạn đã dùng một thuốc chống đông rồi, nếu cẩn thận một chút thì cũng nên thêm một thuốc chống đông vón tiểu cầu như Aspirin. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm thuốc này cần phải được bác sĩ điều trị quyết định căn cứ trên các chỉ số xét nghiệm máu. Tương tự như vậy với các thuốc điều trị khác trong đơn. Kể cả khi đang dùng thuốc thấy tác dụng không mong muốn, bạn cũng không tự ý ngưng thuốc mà cần liên lạc với bác sĩ điều trị để xin ý kiến. Trong trường hợp nặng cần được đưa tới viện để được xử lý.

GS. Khải tư vấn trường hợp của bạn Nam Long Trần

Câu hỏi từ bạn Toan Dang

Tôi bị suy tim do rung tâm nhĩ trái. Tôi bị hẹp 3 chỗ động mạch vành: LM 50%, Lad1 50%, Lad2 60% phát hiện từ tháng 1/2017. Hiện đang điều trị theo các thuốc như sau: BV Bạch Mai cho tôi uống thuốc chống kết tập tiểu cầu loại Aspilet, còn BS BV Tim Hà Nội cho uống loại Duoplavin. Ban đầu tôi uống Aspilet, sau tôi uống Duoplavin và hiện tại vẫn đang uống loại này. Có BS bảo ko cần thiết uống loại cao này vì tôi chưa đặt stent. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp của tôi uống loại nào là hợp lý?

Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:

Mặc dù các bác sĩ ở các viện khác nhau, cho thuốc không giống nhau, nhưng về cơ bản là các thuốc đó đều có tác động lên quá trình chống đông để ngăn ngừa huyết khối. Duoplavin là thuốc chống đông có tác dụng kép, được kết hợp từ 2 loại chống đông (Aspirin 75mg + Clopidogrel 100mg). Sự kết hợp này sẽ tác động toàn diện hơn khi sử dụng Aspilet một mình. 

Người ta khuyên chưa nong động mạch vành, chưa cần phải sử dụng thuốc chống đông phối hợp. Còn khi đã nong mạch, ít nhất trong 3 tháng đầu cần phải sử dụng thuốc chống đông kép như Duoplavin, sau 3 tháng thì có thể ta chỉ cần dùng mình thuốc chống đông máu Aspirin.

Còn về vấn đề dùng Aspirin 35mg, hay là 75mg, 81mg, 100mg, thì chưa thể nói được, cần phải được thăm khám trực tiếp để bác sĩ chỉ định liều phù hợp. Nếu như bạn gặp phải yếu tố nguy cơ đông máu nhiều ví dụ như: rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, tim to thì chúng ta cần phải cho liều cao hơn. Nhưng dùng với liều cao thì lại có nguy cơ là chảy máu. Vậy nên tôi mới nói, cái đáng sợ của thiếu máu cơ tim là chảy máu. Không cho thuốc chống đông thì tắc mạch, cho thuốc chống đông nhiều quá thì lại chảy máu.

Xử trí thế nào khi dùng thuốc bệnh mạch vành xuất huyết dưới da

Hiện nay tôi bị hẹp 1 mạch 50%, 1 mạch 30%, 1 mạch 20%, thoái hóa đốt sống cổ lưng và vai trái. Bệnh viện cho những thuốc như sau: Clopalvix Plus, Nitralmyl, Vastarel, Losartan, Atorvastatin. Nói chung uống thuốc thấy đỡ mệt mỏi, nhưng hiện nay tôi đau xương bả vai và thỉnh thoảng xuất huyết dưới da vết thâm sưng đau rồi tím đen. Mong Gs tư vấn ạ - Câu hỏi từ bạn Hoa Đỗ.

Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:

Thuốc chống đông như Plavix có thể làm chảy máu và khi chảy máu dưới da thì việc trước tiên phải xem yếu tố đông máu, đồng thời kiểm tra cả những vị trí khác xem có chảy máu không? Nếu các nơi khác cũng chảy máu thì bạn phải xem quá trình sử dụng thuốc, liều dùng. Vì dùng thuốc chống đông không đủ liều thì có thể dẫn đến tắc mạch, còn dùng quá liều lại gây chảy máu rất nguy hiểm. Nếu bạn đang bị chảy máu dưới da thì nên kiểm tra lại chức năng đông máu và điều chỉnh lại các thứ thuốc, đặc biệt là giảm liều thuốc Clopidogrel. Nitralmyl là thuốc giãn mạch vành thì không ảnh hưởng đến tình trạng xuất huyết của bạn, vẫn sử dụng bình thường.

Gs. Khải trả lời câu hỏi của bạn Hoa Đỗ

Tắc hẹp mạch vành kèm tiểu đường, không đặt được stent, chỉ dùng thuốc có được không?

Tôi có một nhánh mạch vành hẹp gần 80%, nhưng không đặt được stent do có bệnh tiểu đường. Bác sĩ điều trị cho sử dụng các thuốc sau: DuopLavin, Concor, Rosuvastatin, Coversyl. Vậy cho tôi hỏi nếu không can thiệp Stent được thì còn có biện pháp can thiệp khoa học nào khác hay không? - Câu hỏi của bạn Phạm Đức Toàn.

Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:

Có những trường hợp hẹp động mạch vành đến 80% chúng tôi vẫn không chỉ định nong vành nếu bệnh nhân không chịu đựng được hoặc bệnh nhân có tuần hoàn bàng hệ đi qua cái chỗ hẹp nhiều ấy. Tiêu chuẩn quan trọng là bệnh nhân không bị hạn chế nhiều trong sinh hoạt hằng ngày, do đó cần làm nghiệm pháp gắng sức.

Vậy thì câu trả lời: Có thể không can thiệp nếu người bệnh không có đủ sức khỏe: ví dụ thể trạng như một ông già 80 tuổi, người suy vành nhưng mệt mỏi quá, gầy gò quá. Nên cần xem thực tế bệnh nhân, chứ không phải chỉ quyết định trên tờ giấy. Người ta nói rằng người tiểu đường có thể hay bị mạch vành còn có đặt Stent hay không thì cái đó tôi không ở đấy tôi không biết. Nếu có đau tức ngực mà có mạch vành hay không mạch vành thì cũng cân nhắc can thiệp tùy tình trạng thực tế.

Bác Loan kể về hành trình điều trị bệnh vành vành, thiếu máu cơ tim

Thuốc điều trị bệnh mạch vành hay bất cứ loại thuốc điều trị nào đều cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng nhằm tránh tác dụng không mong muốn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có cho mình những thông tin hữu ích để điều trị bệnh mạch vành hiệu quả, phòng ngừa tối đa những rủi ro nguy hiểm của bệnh!