Để điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả cần sự kết hợp của nhiều phương pháp, bao gồm cả tây y, đông y và duy trì lối sống lành mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về các phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim cơ bản nhất mà các bác sĩ áp dụng cho hiệu quả cao.
Mục tiêu điều trị thiếu máu cơ tim là làm giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch vành hay cục máu đông và ngăn ngừa co thắt mạch vành; từ đó giúp tăng cường dòng chảy của máu đến tim, hạn chế cơn đau thắt ngực, phòng chống nhồi máu cơ tim. Các phương pháp này bao gồm
Sử dụng thuốc là cách điều trị không thể thiếu trong thời gian chữa bệnh thiếu máu cơ tim. Để đạt được mục tiêu trên, người bệnh thiếu máu cơ tim cần phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc chống huyết khối - Ngăn nhồi máu cơ tim
Sự tích tụ của mảng xơ vữa ở trong động mạch vành tạo điều kiện hình thành cục máu đông. Chúng có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu tới tim và gây ra một cơn nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó việc sử dụng các thuốc chống đông (chống huyết khối) là cần thiết để phòng tránh các rủi ro này.
Đối với người thiếu máu cơ tim, hai loại thuốc chống đông thường được dùng nhất đó là Aspirin và Clopidogrel (Plavix). Aspirin là thuốc được dùng hàng ngày với liều thấp để dự phòng cục máu đông ngay từ khi mới mắc bệnh. Trong khi đó, Clopidogrel chỉ được dùng sau khi phẫu thuật đặt stent điều trị thiếu máu cơ tim.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của các thuốc chống đông nói chung là làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, những trường hợp thiếu máu cơ tim có xuất huyết hay rối loạn đông máu đều không được dùng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi và giám sát nghiêm ngặt chỉ số INR (chỉ số đông máu) để có sự điều chỉnh liều phù hợp.
Aspirin - Thuốc chống huyết khối thường dùng cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim
Thuốc giãn mạch – cải thiện triệu chứng đau thắt ngực
Căn cứ vào tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các nhóm thuốc sau:
1. Nhóm nitrat: Làm giãn mạch vành tạm thời, nhờ đó cải thiện lưu lượng máu qua tim, giảm áp lực cho tim và giúp người bệnh tránh được các cơn đau thắt ngực.
Nitroglycerin là thuốc được dùng nhiều nhất, có thể được bào chế dưới dạng giải phóng nhanh (dạng xịt, ngậm dưới lưỡi) hoặc giải phóng kéo dài. Trong khi đó, Isosorbide dinitrate, Isosorbide mononitrate thường ít dùng hơn và là chỉ định ưu tiên cho người bị xơ gan, bởi chúng ít bị chuyển hóa tại gan.
Các thuốc nhóm nitrat có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến khả năng giãn mạch quá mức như đỏ bừng mặt, mắt, nhức đầu thoáng qua, hạ huyết áp tư thế đứng…
2. Nhóm chẹn beta giao cảm: Vừa làm giãn mạch máu, vừa làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp để máu có thể ra/vào tim một cách dễ dàng.
Người bệnh thiếu máu cơ tim thường được bắt đầu điều trị với liều thấp các thuốc chẹn beta như metoprolol, atenolol, propranolol,… và tăng dần đến khi đạt mục tiêu điều trị.
Một số tác dụng phụ đáng lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này là nhịp tim chậm quá mức, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt,…
3. Nhóm chẹn kênh canxi: Giúp thư giãn và mở rộng mạch máu, làm tăng lưu lượng máu tới tim, giảm nhịp tim và gánh nặng cho tim.
Nhóm thuốc hạ áp hàng đầu này cũng tỏ ra hữu ích đối với điều trị thiếu máu cơ tim, với tác dụng làm giảm cơ đau thắt ngực nhờ khả năng thư giãn và mở rộng các mạch máu, một số loại trong nhóm còn có khả năng làm chậm nhịp tim và giảm khối lượng công việc cho tim.
Các thuốc chẹn kênh canxi thường dùng là amlodipine, nifedipine nếu người bệnh có nhịp tim bình thường hoặc verapamil, diltiazem nếu người bệnh có nhịp tim nhanh.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng các thuốc nhóm chẹn kênh canxi là phù chi, ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, táo bón,…
4. Thuốc ức chế enzym chuyển hóa angiotensin (ACE): Làm giãn mạch máu và hạ huyết áp. Thường được chỉ định cho người bệnh thiếu máu cơ tim mắc kèm cao huyết áp hoặc đái tháo đường.
Mặc dù không có khả năng làm giảm cơn đau thắt ngực, nhưng với tác dụng thư giãn mạch máu và làm giảm huyết áp, những thuốc trong nhóm này có thể làm giảm biến cố tim mạch ở người bệnh thiếu máu cơ tim có huyết áp cao, tiểu đường với biến chứng tim mạch.
Enalapril, perindopril, lisinopril... là những thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này. Thuốc ức chế men chuyển khá an toàn khi sử dụng, một số ít trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ như ho khan, rối loạn tiêu hóa, vị kim loại trong miệng,…
Thuốc giảm cholesterol – ngăn ngừa sự phát triển của mảng xơ vữa
Giảm cholesterol, giảm xơ vữa mạch vành là mục tiêu điều trị thiếu máu cơ tim quan trọng
Đa số các trường hợp thiếu máu cơ tim đều liên quan đến sự xuất hiện của mảng xơ vữa gây chít hẹp lòng mạch. Trong đó, nồng độ cholesterol cao được biết đến là thủ phạm chính tham gia vào quá trình hình thành của mảng xơ vữa. Chính vì vậy, đối với những người bệnh thiếu máu cơ tim, cần kiểm soát nghiêm ngặt cholesterol máu (mỡ máu) bằng thuốc và chế độ ăn uống.
Có 4 nhóm thuốc giảm cholesterol thường được dùng hiện nay là nhóm statin, niacin, fibrate và nhóm resin gắn acid mật, trong đó nhóm statin bao gồm atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor), simvastatin (Zocor) được sử dụng phổ biến nhất.
Các nhóm thuốc trên tương đối an toàn. Tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng dài ngày, trong đó nổi bật nhất là độc với gan. Do đó, nếu bạn đang mắc các bệnh suy giảm chức năng gan thì nên trao đổi với bác sĩ để được dùng nhóm thuốc phù hợp. Bạn sẽ cần theo dõi chức năng gan định kỳ bằng cách xét nghiệm chỉ số men gan.
Những bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc sẽ cần phương pháp can thiệp ngoại khoa, bao gồm:
Sau khi làm giãn đoạn mạch bằng cách sử dụng bóng nong mạch, phương pháp đặt stent mạch vành giúp chống đỡ và nới rộng đoạn mạch bị hẹp bằng một chiếc “giá đỡ” bằng kim loại (stent).
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Đúng với nghĩa đen của từ “bắc cầu”, trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch/tĩnh mạch trên chính cơ thể của người bệnh để làm “cầu nối” qua đoạn mạch bị tắc. Máu sẽ qua “cầu nối” đó ra/vào tim một cách bình thường. Phẫu thuật này được áp dụng trong trường hợp có nhiều đoạn mạch vành bị hẹp.
Mặc dù Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có cả những lợi ích và rủi ro. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những tác dụng mà nó mang lại, đặc biệt trong việc giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài tuổi thọ cho người thiếu máu cơ tim.
Với hơn 2.000 năm lịch sử, sử dụng Đông y trong điều trị các bệnh nói chung và bệnh thiếu máu cơ tim nói riêng ngày càng trở thành phương pháp quen thuộc và được đánh giá cao.
Một số nghiên cứu cho thấy, nhiều cây thuốc nam như Đan sâm, Hoàng đằng, Khổ Sâm,...có tác dụng giãn mạch, tăng lượng máu tới tim, tiêu cục máu đông, giảm cholesterol máu, giảm nhịp tim và tăng sức co bóp cho tim. Nhờ đó, khi sử dụng, người thiếu máu cơ tim không những giảm được triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở mà còn làm chậm tiến triển và hạn chế nguy cơ biến chứng suy tim về sau.
Thực phẩm chức năng (TPCN) là sản phẩm của sự kết hợp từ các cây thuốc nam chữa bệnh suy tim cùng với hoạt chất hóa học được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Những hoạt chất trong cây thuốc nam được cô đặc và bào chế thành dạng viên, vừa làm tăng tác dụng của cây thuốc, vừa thuận tiện hơn khi sử dụng.
Tại Việt Nam có rất nhiều loại TPCN hỗ trợ bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, chỉ có TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng, cho thấy những lợi ích rõ rệt trong việc cải thiện tuần hoàn mạch vành, tăng cường lượng máu nuôi tim, ngăn cản hình thành mảng xơ vữa, tiêu cục máu đông, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Kết quả này sau đó đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống toàn cầu của Canada năm 2014 và Tạp chí Tim mạch học Việt Nam.
Nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng Ích Tâm Khang đã nhận thấy bệnh tình cải thiện rõ rệt, trong đó có trường hợp của bà Loan. Bà Loan là một trong những người đã thoát “án tử” ngoạn mục trong khi mẹ và anh trai bà đều chết vì bệnh tim. Bà bị hẹp cùng lúc nhiều đoạn mạch vành, khiến bà thiếu máu cơ tim nặng, nhưng nhờ sử dụng Ích Tâm Khang, triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi của bà giảm hẳn. Bạn có thể xem chia sẻ của bà Loan trong video sau đây:
Xem thêm: Hiệu quả của ích tâm khang với bệnh tim mạch - chinh phục cả người khó tính
Trong bệnh thiếu máu cơ tim, sử dụng thuốc tây hay phẫu thuật chỉ giải quyết phần ngọn, bởi tình trạng xơ vữa, tắc hẹp mạch vành vẫn sẽ tái phát trong tương lai nếu người bệnh không tuân thủ lối sống lành mạnh và tự nâng dần sức mạnh cho tim. Các chuyên gia tim mạch hàng đầu trên thế giới đều công nhận rằng, điều trị không dùng thuốc mới là “chiến lược dài hạn” cho người bệnh thiếu máu cơ tim.
Nếu bạn có lối sống khoa học, hiệu quả điều trị thiếu máu cơ tim sẽ tăng khoảng 30% so với người không có lối sống khoa học. Vì vậy những việc bạn cần làm hiện nay bao gồm:
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện bệnh thiếu máu cơ tim
Câu nói “bệnh từ miệng mà ra” đối với các bệnh tim mạch quả không sai, bởi cholesterol – “thủ phạm” gây hẹp mạch vành, thiếu máu – xuất phát những thứ bạn đưa vào miệng mỗi ngày.Một số lưu ý trong chế độ ăn mà người bị thiếu máu cơ tim nên tuân thủ:
Nhìn chung, điều trị thiếu máu cơ tim dù bằng cách nào cũng cần phải có sự kiên nhẫn vì trái tim cần một khoảng thời gian đủ để phục hồi tổn thương. Nếu sau khi đọc bài viết này, bạn vẫn còn phần nào chưa rõ về bệnh thiếu máu cơ tim và cách chữa trị, hãy gọi tới tổng đài 0983 103 844 để được chuyên gia tư vấn.
Tham khảo: drugs.com hopkinsmedicine.org aafp.org