Bệnh xơ vữa động mạch vành: Tất cả các thông tin cần biết

A- A+

Xơ vữa động mạch vành là một trong những căn bệnh tim mạch phổ biến nhất, với triệu chứng điển hình là đau thắt ngực. Nếu không được điều trị, xơ vữa mạch vành có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và suy tim.

Xơ vữa động mạch vành là gì?

Xơ vữa động mạch vành là tình trạng thành mạch vành nuôi tim bị xơ cứng và thu do sự lắng đọng của các chất béo trong lòng mạch, làm hình thành nên các mảng xơ vữa. Các mảng xơ này sẽ làm hẹp lòng mạch, hạn chế máu lưu thông và làm thiếu máu về tim cũng như máu đi nuôi cơ thể.

Theo thời gian, những mảng xơ vữa phát triển dày lên, gây thiếu máu cơ tim cục bộ, lâu dài dễ dẫn đến suy tim. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tim mạch trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có 16,3 triệu người mắc căn bệnh này, với hơn 400.000 ca tử vong mỗi năm.

Các mảng xơ vữa mạch vành làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim

Các mảng xơ vữa mạch vành làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành

Rối loạn cholesterol máu là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch vành. Sự gia tăng của cholesterol "xấu" (LDL-c) và sự giảm sút của cholesterol tốt (HDL-c) trong máu tạo tiền đề để chất béo tích tụ trong lòng động mạch vành. Chúng kích hoạt các phản ứng miễn dịch gây viêm mạn tính mạch máu và làm tổn thương lòng mạch. 

Chất béo trong máu lắng đọng xuống thành mạch, kết hợp với các tế bào bạch cầu, xác tế bào, canxi… hình thành các mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa phát triển dày lên và thu hẹp dần lòng mạch. Chúng có khả năng bong ra hoặc nứt vỡ, làm hình thành nên các cục máu đông gây nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân làm gia tăng LDL-C bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không khoa học với nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, nhiều mỡ động vật. 
  • Thừa cân, béo phì và có vòng eo lớn: Thông thường các đối tượng này dễ bị rối loạn chuyển hóa, đây là nguy cơ làm tăng khả năng xảy ra xơ vữa mạch vành.
  • Lối sống lười vận động và không tập thể dục;
  • Thường xuyên hút thuốc làm hỏng thành mạch máu, tác động đến việc tích tụ mảng xơ vữa.
  • Tuổi cao khiến quá trình chuyển hóa lipid bị thay đổi cũng sẽ dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa mạch vành.
  • Có các bệnh lý nền như suy giáp, tiểu đường, thận mạn tính, tăng huyết áp...

Ai là người có nguy cơ cao bị xơ vữa mạch vành?

Nếu bạn bị mỡ máu, huyết áp cao bạn sẽ có nguy cơ bị xơ vữa mạch vành tim cao hơn. Bởi lẽ huyết áp cao sẽ tạo ra áp lực lên các thành động mạch. Lâu dài, những áp lực này sẽ khiến thành mạch bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho các chất béo bám vào và hình thành mảng xơ vữa. 

Ngoài ra, những người có lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uống dư thừa chất béo, ít vận động, người cao tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành, hút thuốc lá, béo phì, căng thẳng, stress và tiểu đường… cũng dễ bị xơ vữa động mạch vành.

Người cao huyết áp sẽ dễ bị xơ vữa thành mạch vành

Người cao huyết áp sẽ dễ bị xơ vữa thành mạch vành

Dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ vữa động mạch vành

Bệnh xơ vữa mạch vành trong giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất mờ nhạt, khó nhận biết. Khi lòng mạch bị thu hẹp đáng kể, tim không nhận đủ máu và oxy để hoạt động, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh xơ vữa mạch vành. 

Tình trạng đau thắt ngực của người bệnh không giống nhau, tùy vào cảm nhận và sức khỏe của từng người. Cơn đau thắt ngực do xơ vữa mạch vành có thể chia thành 2 dạng: cơn đau thắt ngực ổn định (gặp khi bệnh nhân gắng sức) và cơn đau thắt ngực không ổn định (xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi, khi người bệnh đang ngủ hoặc sinh hoạt bình thường). Cụ thể như sau:

Cơn đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định thường chỉ xuất hiện khi bệnh nhân cố gắng hoạt động nặng như chơi thể thao, leo cầu thang, mang vác vật nặng hoặc bị căng thẳng tâm lý. Cơn đau sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. 

Các triệu chứng thường thấy của biểu hiện này bao gồm:

  • Cảm giác trái tim bị bóp chặt, đau đớn ở ngực, dưới xương ức.
  • Đau có thể lan ra cổ, cánh tay, bụng, lưng và vai trái.
  • Có cảm giác bị khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, căng thẳng.

TPCN Ích Tâm Khang đã được Viện 108 kiểm chứng về tác dụng giảm đau thắt ngực, giảm xơ vữa động mạch, giảm cholesterol máu, phòng tránh nhồi máu cơ tim, suy tim. Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp này, hãy gọi tới số 0983.103.844.

nutkeugoihanhdong-ITK.gif

Cơn đau thắt ngực không ổn định

Đây là biểu hiện nặng hơn khi bị xơ vữa động mạch vành. Biểu hiện này không xảy ra thường xuyên nhưng mỗi lần xảy ra thường đột ngột và đau dai dẳng ngay cả khi người bệnh đã nghỉ ngơi.

Cơn đau thắt ngực không ổn định không liên quan đến việc người bệnh có gắng sức hay không mà sẽ xảy ra bất chợt. Mỗi lần lên cơn đau thường sẽ kéo dài trên 15 phút. Bệnh nhân sẽ có cảm giác tim đang bị bóp chặt và đè nén ở trong lồng ngực. Khi có biểu hiện này cần lập tức đi khám tại các bệnh viện có khoa Tim mạch để phòng ngừa bị nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, phụ nữ, người già và những người có bệnh tiểu đường có thể gặp phải những triệu chứng xơ vữa mạch vành khác như mệt mỏi, khó thở, tay chân yếu ớt, vô lực.

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Bệnh xơ vữa mạch vành có nguy hiểm không?

Xơ vữa mạch vành nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. điển hình nhất là suy tim và nhồi máu cơ tim. Cụ thể như sau:

  • Hội chứng mạch vành cấp ACS
  • Suy tim: Sự tắc hẹp mạch vành trong thời gian dài sẽ khiến các tế bào cơ tim hoạt động trong tình trạng thiếu oxy và năng lượng. Hậu quả là làm cơ tim bị suy yếu và dẫn đến suy tim.
  • Nhồi máu cơ tim: Mảng xơ vữa có thể nứt vỡ tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Ngay cả khi may mắn sống sót, bạn cũng có nguy cơ cao bị gặp phải các biến chứng sau nhồi máu cơ tim như rung nhĩ hoặc rung thất.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất do xơ vữa mạch vành gây ra

Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất do xơ vữa mạch vành gây ra

Cách chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch vành

Khi có các triệu chứng cảnh báo xơ vữa mạch vành tim, người bệnh cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác bệnh sử của người bệnh, đo huyết áp, chỉ định các xét nghiệm cholesterol máu, đường huyết hoặc một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

Xét nghiệm ở giai đoạn nghi ngờ bệnh

  • Xét nghiệm sinh hóa Protein phản ứng C siêu nhạy (CPR): Giúp phát hiện tình trạng viêm nghiêm trọng.
  • Điện tâm đồ ECG để đo các hoạt động điện tim của người bệnh lúc nghỉ: Đây là xét nghiệm được các cơ sở y tế sử dụng khá nhiều bởi không quá phức tạp. Tuy nhiên, khoảng 50% bệnh nhân mạch vành sẽ có điện tâm đồ lúc nghỉ giống như người bình thường. 
  • Thử nghiệm gắng sức: Phát hiện các triệu chứng khi người bệnh vận động
  • Chụp X-quang tim phổi: Giúp bác sĩ có thể phát hiện nguyên nhân người bệnh đau ngực là do bệnh mạch vành hay do các bệnh lý liên quan đến phổi như lao phổi, tràn khí/tràn dịch màng phổi.

Xét nghiệm để phân loại tình trạng bệnh mạch vành

  • Điện tâm đồ gắng sức.
  • Siêu âm tim gắng sức/dobutamine.
  • Chụp cắt lớp điện toán đa điện (MSCT)
  • Thông tim và chụp động mạch vành

Từ những thông tin này, bác sỹ có thể chẩn đoán xác định được bệnh mạch vành và ước đoán nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ của bệnh nhân trong 10 năm tới.

Điện tâm đồ là một phương pháp giúp chẩn đoán xơ vữa động mạch vành

Điện tâm đồ là một phương pháp giúp chẩn đoán xơ vữa động mạch vành

Phương pháp điều trị xơ vữa mạch vành

Mục tiêu trong điều trị xơ vữa mạch vành là cải thiện lưu lượng máu về tim, giảm các cơn đau thắt ngực và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim. Càng phát hiện, điều trị bệnh sớm, khả năng phục hồi và cải thiện sức khỏe của người bệnh càng cao.

Sử dụng thuốc điều trị xơ vữa mạch vành

Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát bệnh xơ vữa mạch vành như thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống đông… Để tránh gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc, bạn hãy dùng đúng liều và đúng thời gian theo lời khuyên của bác sĩ

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ cải thiện tuần hoàn mạch vành

Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada cho thấy, TPCN Ích Tâm Khang có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch vành thông qua nhiều cơ chế:

  • Giúp giảm cholesterol máu và chống viêm mạnh.
  • Chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Giãn động mạch vành, bảo tồn chức năng cơ tim.

Nhờ đó, sử dụng Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm đau thắt ngực, cải thiện lưu lượng máu đến tim và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim hiệu quả. 

Nhờ kết hợp Ích Tâm Khang, rất nhiều người bệnh đã giảm được mức độ tắc hẹp mạch vành và các cơn đau thắt ngực, như chia sẻ của bà Loan, Đào Tấn, Hà Nội, một người mắc bệnh mạch vành lâu năm dưới đây là một ví dụ điển hình:

Tắc hẹp mạch vành 50%, tôi vẫn có thể làm việc mà không đau ngực, khó thở.

Xem thêm: Kinh nghiệm giảm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Thay đổi lối sống để ngăn xơ vữa mạch vành tiến triển

Việc thay đổi lối sống cũng đóng một vai trò quan trọng trong bệnh mạch vành. Theo các chuyên gia tim mạch Mỹ, giải pháp này nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

  • Bỏ thuốc lá nếu đang hút hoặc tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
  • Hạn chế các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trans có trong các loại mỡ động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) và các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên… 
  • Ưu tiên những loại thực phẩm chống xơ vữa mạch máu trong chế độ ăn như rau củ quả, cá, dầu olive…
  • Ăn giảm muối và đường
  • Tập thể dục nhẹ nhàng tối thiểu 150 phút hoặc 75 phút vận động mạnh mỗi tuần.
  • Theo dõi cân nặng để giảm cân khi thừa cân, béo phì.
  • Giải tỏa căng thẳng bằng thiền, yoga, các biện pháp tâm lý.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Can thiệp hoặc phẫu thuật giúp thông mạch vành bị tắc nghẽn

Để mở rộng mạch vành bị xơ vữa, bác sĩ có thể chỉ định nong mạch vành, đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (sử dụng những đoạn động mạch lấy từ khu vực khác trong cơ thể như tay, chân, ngực để bắc cầu cho dòng máu đi qua phần mạch vành bị tắc nghẽn). Tuy nhiên, sau can thiệp người bệnh vẫn có thể bị tái tắc hẹp mạch vành trở lại.

Cụ thể các phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật xơ vữa mạch vành như sau:

  • Can thiệp nong, đặt giá đỡ lòng mạch vành: Đây là thủ thuật can thiệp ít gây chảy máu cho người bệnh. Được thực hiện bằng việc luồn dây có chứa bong bóng cực nhỏ qua ống thông (catheter) để đến vị trí mạch vành đang bị hẹp. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm bóng và làm rộng vị trí bị xơ vữa, giúp lưu thông máu.
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Được áp dụng với trường hợp xơ vữa xuất hiện ở nhiều nhánh và nong không thể giải quyết được.

Xơ vữa động mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm, càng ngày khả năng làm việc của người bệnh càng giảm dần, thậm chí những việc sinh hoạt hằng ngày như thay quần áo, tự chăm sóc bản thân cũng không thể thực hiện một cách thoải mái. Vì vậy ngay từ khi phát hiện bệnh, bạn cần chủ động điều trị sớm.

Tham khảo nytimes, mdguidelines, hopkinsmedicine

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]