Coversyl - Thuốc trị tăng huyết áp, chữa suy tim & lưu ý sử dụng

A- A+

Hầu hết những người bệnh đều chỉ biết Coversyl với một tác dụng duy nhất đó là trị tăng huyết áp, mà không hề có một vốn kiến thức hiểu biết và những tác dụng khác của nó trên bệnh suy tim, mạch vành... hay những tác dụng phụ nhất định của Coversyl. Nếu không muốn gặp phải những tác dụng bất lợi của loại thuốc này, người bệnh tim mạch cần nắm rõ những lưu ý trong sử dụng thuốc sau đây.

Tác dụng của Coversyl với bệnh tim mạch

Hoạt chất chính trong CoversylPerindopril tert-butylamine đã mang lại tác dụng cho Coversyl cụ thể như: ức chế men chuyển angiotensin I thành angiotensin II - chất gây co mạch, đồng thời giảm sự bài tiết aldosteron. Từ đó, mà Coversyl có tác dụng thư giãn mạch máu, tăng đào thải nước tiểu, không gây giữ muối nước, làm hạ huyết áp.

Coversyl được sử dụng trong trường hợp nào?

Từ những tác dụng trên mà Coversyl thường được sử dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp. Perindopril có hiệu lực ở mọi giai đoạn của cao huyết áp (nhẹ, vừa và nặng). Tác động hạ huyết áp tối đa từ 4 - 6 giờ sau khi dùng liều duy nhất và duy trì ít nhất trong 24 giờ. Ở những người bệnh có đáp ứng, huyết áp được trở lại bình thường sau 1 tháng điều trị, và duy trì ở mức ổn định. Khi ngưng thuốc không xảy ra hiện tượng huyết áp tăng vọt trở lại.

Coversyl có chỉ định chính là điều trị bệnh tăng huyết áp

Coversyl có chỉ định chính là điều trị bệnh tăng huyết áp

Ngoài ra Coversyl còn được sử dụng trong trường hợp:

  • Bệnh mạch vành: Những người mắc bệnh mạch vành, dẫn đến thiếu máu tới tim do bị hẹp mạch vành. Vì vậy khi sử dụng Coversyl có tác dụng thư giãn mạch vành, giúp tăng cường lượng máu tới tim.
  • Suy tim: Trong trường hợp này Coversyl có tác dụng làm giảm gánh nặng cho tim, giúp tim hoạt động được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Perindopril có đặc tính giãn mạch, khôi phục lại tính đàn hồi của động mạch lớn và làm giảm phì đại thất trái dosuy tim gây nên.

TPCN Ích Tâm Khang giúp giảm khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho khan, phù và phòng tránh suy tim do bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hẹp hở van tim, bệnh mạch vành. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983 103 844  (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Liều lượng và cách dùng Coversyl

Có phải cứ dùng Coversyl thì sẽ đạt hiệu quả? Để đạt hiệu quả trong điều trị và ngăn ngừa tác dụng phụ mà Coversyl gây ra, người bệnh cần phải có cách sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Thông thường Perindopril nên uống trước bữa ăn và uống một lần duy nhất trong ngày, vào buổi sáng. Về liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa đáp ứng với thuốc của từng người và được điều chỉnh liều ở từng giai đoạn. Hãy trao đổi với bác sĩ, để có sự chỉ dẫn dùng thuốc tốt nhất.

Thuốc Coversyl - những tác dụng phụ cần lưu ý

Thuốc tây luôn là con dao hai lưỡi, bên cạnh những tác dụng trong điều trị, Coversyl cũng có những tác dụng phụ nhất định, cụ thể như:

  • Những đối tượng có cơ địa dị ứng với Coversyl sau khi sử dụng thuốc này có thể sẽ nổi phát ban ở da
  • Ho khan: là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc này, khiến nhiều người bệnh phải giảm liều dùng, thậm chí thay đổi bằng thuốc khác. Nếu bạn bị ho và đã loại trừ các nguyên nhân thông thường khác như viêm họng, cảm cúm… hãy báo cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
  • Phù mạch: Phù mạch ở mặt, đầu chi, môi, lưỡi hoặc thanh quản đôi khi cũng được ghi nhận nhưng ít gặp. Trong những trường hợp này, phải ngưng ngay perindopril và theo dõi bệnh nhân cho đến khi hết hẳn phù. Nếu chỉ bị phù ở mặt và lưỡi, có thể tự khỏi không cần phải điều trị. Nếu phù mạch phối hợp với phù thanh quản có thể gây tử vong. Nếu phù sang đến lưỡi, thanh môn hoặc thanh quản, có thể gây nghẹt thở, cần phải được xử lý ngay lập tức và áp dụng các biện pháp cấp cứu thích hợp.
  • Rối loạn chức năng thận: Xảy ra nặng hơn nếu phối hợp với các thuốc lợi tiểu hoặc thuốc hạ huyết áp. Nếu bạn mắc bệnh thận, cần phải hiệu chỉnh liều và giám sát chức năng thận.
  • Giảm huyết áp: Nếu có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, ù tai… có thể là do huyết áp hạ quá mức khi tăng liều Coversyl, và những đối tượng có chế độ ăn giảm muối, mất nước do tiêu chảy, nôn mửa; sử dụng thuốc hạ áp khác…có thể làm tăng nguy cơ này. Trong trường hợp này người bệnh thường được khuyên uống liều đầu tiên trước khi đi ngủ.

Tụt huyết áp là một trong những tác dụng phụ của Coversyl

Tụt huyết áp là một trong những tác dụng phụ của Coversyl

  • Suy giảm chức năng gan: Khi sử dụng thuốc, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc… hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể đó là dấu hiệu của suy giảm chức năng gan do Corversyl gây nên.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Nhức đầu, suy nhược cơ thể, cảm giác chóng mặt do tụt huyết áp quá mức, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn.

Ai không nên dùng Coversyl?

Coversyl có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, vì thế trong số trường hợp cần tránh sử dụng thuốc này:

  • Quá mẫn cảm với perindopril.
  • Tiền sử bị phù mạch có liên quan đến việc dùng thuốc ức chế men chuyển.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Những trường hợp thận trọng khi dùng:

  • Hẹp động mạch thận hai bên hoặc khi chỉ có một thận còn hoạt động
  • Tăng kali huyết.
  • Những đối tượng đang sử dụng thuốc lợi tiểu.

Coversyl có tương tác với các thuốc khác, thực phẩm không?

Trong quá trình sử dụng Coversyl cần thận trọng khi dùng với các thuốc tây và thực phẩm sau:

Thuốc lợi tiểu: Khi dùng kèm Coversyl với các thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ hạ huyết áp đột ngột. Đặc biệt là loại thuốc lợi tiểu tăng kali huyết (spironolactone, triamtérène...), kali (dạng muối): Tăng kali huyết (có thể gây tử vong), nhất là ở bệnh nhân suy thận. Vì vậy, không phối hợp thuốc lợi tiểu tăng kali huyết với thuốc Coversyl, trừ trường hợp bệnh nhân bị hạ kali huyết.

Thuốc trị đái tháo đường (insuline, sulfamide):

Coversyl có thể làm giảm tác dụng của insulin, sulfamide và các thuốc điều trị tiểu đường khác, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Trong nhiều trường hợp, cũng có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết. Vì thế, người bệnh đái tháo đường cần theo dõi đường huyết khi sử dụng Coversyl.

Coversyl có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường, gây tăng đường huyết

Coversyl có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường, gây tăng đường huyết

- Thuốc điều trị gout và ức chế miễn dịch

Khi sử dụng Coversyl với các thuốc điều trị gout và ức chế miễn  dịch làm giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Do đó khi kết hợp với các thuốc này, bạn nên xét nghiệm máu thường xuyên.

- Tương tác của Coversyl với thức ăn

Perindopril khi vào cơ thể được thủy phân thành perindoprilate có hoạt tính giãn mạch. Thức ăn có thể ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi này do đó thuốc được khuyên uống trước bữa ăn.

Do thuốc có tác dụng làm tăng kali huyết nên người bệnh cần hạn chế các món ăn chứa nhiều Kali như chuối, măng tây, đậu bắp và  các rau họ cải như bắp cải, cải bó xôi, súp lơ… trong bữa ăn hằng ngày…

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của bạn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn:

  • Ngừng dùng một trong các loại thuốc,
  • Thay đổi một trong những loại thuốc này sang loại khác,
  • Thay đổi cách bạn dùng một hoặc cả hai loại thuốc, hoặc dùng đồng thời nếu không có gây tương kỵ, tương tác với nhau.

Sử dụng Coversyl để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ là không hề đơn giản, vì vậy chỉ có bác sĩ mới có thể quyết định cách sử dụng Coversyl như thế nào. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc này cũng như tự ý bỏ thuốc. Hãy là người bệnh thông thái để dùng thuốc đạt hiệu quả cao nhất mà không gặp phải tác dụng phụ hay tương tác đáng tiếc bằng cách đọc và ghi chép những lưu ý trong bài viết trên.

Xem thêm:

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả

Nghiên cứu hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch của Ích Tâm Khang 

Tài liệu tham khảo: 

https://www.dieutri.vn/c/coversyl

http://www.medbroadcast.com/drug/getdrug/coversyl