Tăng huyết áp - những điều cần biết để tránh đột quỵ

A- A+

Tăng huyết áp nếu không điều trị có thể gây biến chứng đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, giảm thị lực…. thậm chí đe dọa tính người bệnh. Theo tổ chức y tế thế giới WHO cứ 3 người trưởng thành (≥ 25 tuổi) thì có 1 người bị tăng huyết áp. Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về tăng huyết áp sẽ giúp bạn ngăn chặn được các nguy cơ gây bệnh và có phương pháp điều trị bệnh tốt hơn.

Sự thiếu hiểu biết về bệnh tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Sự thiếu hiểu biết về bệnh tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn bình thường trong thời gian dài.

Chỉ số huyết áp của một người sẽ bao gồm:

  • Chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số lớn) thể hiện áp lực thành mạch máu khi cơ tim co bóp.
  • Chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số nhỏ) thể hiện áp lực của dòng máu lên thành mạch máu khi cơ tim giãn. 

Bạn có thể bị tăng huyết áp tâm thu, tâm trương đơn độc hoặc tăng cả hai chỉ số này. Tăng huyết áp tâm trương đơn độc thường gặp ở người trẻ. Trong khi đó tăng huyết áp tâm thu đơn độc lại phổ biến ở người cao tuổi

Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?

Theo hướng dẫn của Chương trình Phòng chống Tăng huyết áp quốc gia, huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương 85 - 89 mmHg được coi là bình thường cao. Nếu huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên được coi là tăng huyết áp.

Loại huyết áp

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu

< 120

< 80

Huyết áp bình thường

120 - 129

80 - 84

Huyết áp bình thường cao

130 - 139

85 - 89

Tăng huyết áp độ 1

140 - 159 

90 - 99

Tăng huyết áp độ 2

160 - 179 

100 - 109

Tăng huyết áp độ 3

> 180

>  100

Bảng chỉ số huyết áp tối ưu, huyết áp bình thường và phân độ tăng huyết áp

Lưu ý: Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại. 

  • Những trường hợp chỉ có huyết áp tâm thu tăng cao (≥ 140 mmHg) được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
  • Những trường hợp chỉ có huyết áp tâm trương tăng cao (≥ 90 mmHg) được gọi là tăng huyết áp tâm trương đơn độc.

Ngoài ra, chỉ số huyết áp có thể thay đổi theo độ tuổi. Huyết áp bình thường ở người trẻ thường thấp hơn ở người cao tuổi. Để biết chỉ số huyết áp của mình có thực sự cao hay không, bạn có thể tra cứu trong bài viết: Chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Nguyên nhân tăng huyết áp

Nguyên nhân gây tăng huyết áp có thể xuất phát từ các bệnh lý về thận (hẹp động mạch thận, thận đa nang, viêm cầu thận...), bệnh tim mạch (hẹp eo động mạch chủ, Takayasu…), bệnh lý vỏ thượng thận, hội chứng Cushing, cường giáp, hội chứng Crohn, rối loạn hệ thần kinh thể dịch...

Tuy nhiên chỉ 10% trường hợp bị tăng huyết áp xác định được chính xác do các nguyên nhân kể trên (tăng huyết áp thứ phát). 90% còn lại không tìm ra nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp vô căn)

Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân này, cơ chế chúng gây tăng huyết áp, bạn có thể tìm hiểu trong bài viết: Nguyên nhân tăng huyết áp 

Nghiên cứu tại bệnh viện 108 cho thấy, sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang giúp ổn định chỉ số huyết áp, giảm mệt mỏi, đau ngực, khó thở, hồi hộp, trống ngực, phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp. Hãy gọi tới số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

hotline

Ai là người có nguy cơ bị tăng huyết áp?

Nếu bạn có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp dưới đây, khả năng bạn bị cao huyết áp sẽ tăng lên:

  • Tuổi cao: Tuổi càng cao, bạn sẽ càng dễ bị tăng huyết áp, đặc biệt là tăng huyết áp tâm thu.
  • Tiền sử gia đình có người cao huyết áp (di truyền): Bạn sẽ dễ bị mắc tăng huyết áp hơn người khác nếu trong gia đình có người bị tăng huyết áp.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Những người béo phì có nguy cơ bị huyết cao cao gấp từ 2 đến 6 lần so với những người có cân nặng khỏe mạnh.
  • Sử dụng thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều hoạt chất gây co mạch. Khi mạch bị co, huyết áp cũng sẽ tăng lên.
  • Uống nhiều rượu: Bệnh cao huyết áp rất nhạy cảm với những người hay sử dụng rượu bia. Uống đồ uống có cồn làm tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn nhiều muối: Những người ăn mặn thường có chỉ số huyết áp tăng cao hơn những người ăn nhạt. Điều này là do muối có thể khiến cơ thể bạn giữ nước, gây tăng áp lực trong lòng mạch.
  • Ít tập thể dục: những người ngồi chỗ quá lâu, có thể tăng nguy cơ béo phì và tăng huyết áp
  • Căng thẳng: Một số nghiên cứu cho thấy khi căng thẳng, áp lực động mạch có thể tăng lên 30–40%.
  • Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố vào nửa sau của thai kỳ (sau tuần thứ 20) cũng khiến phụ nữ dễ bị tăng huyết áp.

75% người có độ tuổi từ 70 trở lên bị tăng huyết áp

75% người có độ tuổi từ 70 trở lên bị tăng huyết áp 

Triệu chứng cảnh báo tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng. Một số trường hợp có thể có các triệu chứng tăng huyết áp thoáng qua như đau đầu vào buổi sáng sớm, chảy máu cam, choáng váng, nhịp tim không đều, thay đổi thị lực và ù tai. 

Chỉ khi tăng huyết áp nặng (cơn tăng huyết áp cấp cứu), người bệnh mới có các triệu chứng rõ rệt như đau đầu dữ dội, đau ngực, khó thở, đau lưng, tê bì / yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn… Khi có các triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.

Huyết áp cao có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh không gây triệu chứng nhưng lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, gây đột quỵ, đau tim, suy tim cùng nhiều biến chứng khác trên thận, mắt, não...

  • Đau tim, đột quỵ: Huyết áp cao gây xơ cứng và dày thành động mạch (xơ vữa động mạch), dẫn đến nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
  • Suy tim: Khi bơm máu ra tuần hoàn, tim phải làm việc nhiều hơn để thắng được áp lực cao trong lòng mạch. Điều này làm cho cơ tim dày lên (phì đại thất trái). Lâu ngày cơ tim dày lên khiến tim khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể dẫn đến suy tim.

Ông Nguyễn Thái Đào ở Long Biên là một trường hợp bị tăng huyết áp dẫn đến suy tim. Cùng lắng nghe câu chuyện của ông qua video sau:

Ông Đào chia sẻ quá trình diễn tiến từ cao huyết áp tới suy tim

Xem thêm: 6 biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm thường gặp

Các phương pháp điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi thường xuyên và điều trị lâu dài. Mục tiêu là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Huyết áp mục tiêu tối thiểu mà người bệnh và bác sĩ cần hướng tới là < 140/90 mmHg. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì con số này cần thấp hơn < 130/80 mmHg.

Tùy vào mức huyết áp, nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, mỗi người bệnh sẽ được điều trị với một phác đồ riêng. Nhưng tựu chung sẽ có 2 phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc Tây, bổ sung cây thuốc nam và kết hợp thay đổi lối sống:

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng hiện nay bao gồm:

Theo phác đồ phác đồ điều trị tăng huyết áp mới nhất của Bộ Y Tế, việc lựa chọn thuốc sẽ phụ thuộc vào phân độ tăng huyết áp và mức độ đáp ứng của bệnh nhân.

  • Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazid liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
  • Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm.

Để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình, bạn cần đến bệnh viện hàng tháng hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.

Xem thêm: Thuốc điều trị tăng huyết áp - Những lưu ý khi sử dụng

Bạn hãy dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định

Bạn hãy dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định

Các cây thuốc nam chữa tăng huyết áp hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y thì dùng cây thuốc nam điều trị tăng huyết áp là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn được nhiều người bệnh áp dụng. Dưới đây là một số cây thuốc nam có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả:

  • Đan sâm: Đan sâm có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu đến nuôi cơ tim làm hạ huyết áp, giảm cơn đau thắt ngực, tiêu trừ huyết khối, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy tim.
  • Hoàng đằng: Hoạt chất berberin trong Hoàng đằng có thể kích thích giải phóng nitric oxide (NO), từ đó giúp giảm huyết áp. Thảo dược này cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch vành, giảm mỡ máu hiệu quả.
  • Cây cần tây: Không chỉ là một nguyên liệu chế biến món ăn, cây cần tây còn chứa chiết xuất giúp làm chậm nhịp tim và giãn mạch, do đó có tác dụng làm hạ huyết áp rất tốt.
  • Cây hoa hòe: Trong hoa hòe có chứa rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Rutin thường dùng cho bệnh nhân bị cao huyết áp có mạch máu dễ vỡ để đề phòng xuất huyết não.
  • Cao Natto (đậu tương lên men): Ngoài hỗ trợ hạ huyết áp, cao natto còn giúp tiêu cục máu đông, giảm nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim cho người bệnh.

Để sử dụng những loại thảo dược trên hiệu quả, người bệnh sẽ cần biết điều chế và phối hợp đúng liều lượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Vì vậy, Viện thực phẩm chức năng đã cho ra đời viên uống Ích Tâm Khang kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto cùng hoạt chất L - carnitine giúp tăng năng lượng cho tim.

Sử dụng Ích Tâm Khang không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn giúp ngăn ngừa phì đại thất trái, suy tim - hậu quả không thể tránh khỏi của bệnh tăng huyết áp. Hiệu quả của Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng tại bệnh viện 108 và được nhiều chuyên gia, người bệnh khắp cả nước đánh giá cao.

Chia sẻ của bà Long - một bệnh nhân cao huyết áp lâu năm về Ích Tâm Khang

Để được tư vấn kỹ hơn về Ích Tâm Khang, bạn có thể gọi điện tới số điện thoại sau để nhận được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia tim mạch: 0983.103.844

hotline

Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh chỉ giúp giảm một phần nhỏ huyết áp. Nhưng nếu không áp dụng giải pháp này, huyết áp của bạn sẽ càng tăng cao và khó kiểm soát hơn.

Người bệnh huyết áp cao nên ăn gì?

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên:

  • Ăn nhạt, giảm lượng muối (xuống dưới 5g mỗi ngày), giảm thực phẩm nhiều muối như đồ đóng hộp, chế biến sẵn, giò chả, xúc xích...
  • Ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt béo, các sản phẩm sữa nguyên chất béo và các loại dầu nhiệt đới như dừa, hạt cọ và dầu cọ.
  • Hạn chế đồ uống có đường và đồ ngọt.
  • Tránh uống rượu bia, thuốc lá và đồ ăn vặt.

Bạn có thể tham khảo thêm chế độ ăn DASH - chế độ ăn uống cân bằng và linh hoạt được xây dựng bởi Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ cho chế độ ăn của mình.

Xem thêm: Các thực phẩm giúp hạ huyết áp hiệu quả

Lưu ý về lối sống dành cho người tăng huyết áp

Các hướng dẫn điều trị đều khuyến cáo tất cả những người bị tăng huyết áp nên tăng cường tập luyện thể dục ít nhất 5 ngày một tuần. Mỗi tuần 150 phút tập với cường độ vừa phải, tập thể dục nhịp điệu hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao. Một số hoạt động phù hợp với người bệnh là đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.

Người cao huyết áp cũng nên tránh hoặc học cách kiểm soát căng thẳng. Thiền, tắm nước ấm, yoga hay đơn giản đi bộ đường dài là những kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả, góp phần kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý tăng huyết áp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để phòng ngừa huyết áp cao cũng như ổn định huyết áp hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.