6 biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm thường gặp

A- A+

Tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, suy thận, giảm thị lực, phình tách động mạch chủ... thậm chí tử vong. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các biến chứng tăng huyết áp trong bài viết dưới đây.

Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tăng huyết áp thường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh thường không gây ra triệu chứng (ngoại trừ cơn tăng huyết áp kịch phát) và âm thầm gây tổn hại động mạch, tim cùng nhiều cơ quan khác từ trước khi được chẩn đoán.

Những hậu quả do huyết áp cao có thể tiến triển theo thời gian nếu không được điều trị hợp lý. Các biến chứng do tăng huyết áp gây ra bao gồm:

Biến chứng tim mạch

Bệnh lý tim mạch là một trong những biến chứng tăng huyết áp phổ biến. Khi huyết áp tăng trong thời gian dài mà không được điều trị có thể gây ra các vấn đề tim mạch như sau:

Dày thất trái

Huyết áp (áp lực trong lòng mạch) tăng cao khiến tim phải co bóp mạnh hơn để thắng lại sức cản đó. Lâu dần tế bào cơ tim dày lên và cuối cùng là làm tăng độ dày thành tâm thất trái - buồng tim chịu trách nhiệm chính trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể.

Suy tim

Suy tim do tăng huyết áp cũng bắt nguồn từ việc tim phải làm việc gắng sức hơn để thắng lại áp lực trong lòng mạch. Theo thời gian, cấu trúc cơ tim bị thay đổi kết hợp với việc xuất hiện các rối loạn trong chức năng tim hay hệ thống dẫn truyền điện tim khiến tim bị suy yếu. 

Theo một nghiên cứu của Framingham, bệnh cao huyết áp làm tăng 50-60% nguy cơ bị suy tim. Đặc biệt nguy cơ này tăng gấp 3 lần ở nữ giới.

Sử dụng sớm Tpcn Ích Tâm Khang đã được viện 108 chứng minh có hiệu quả giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa nguy cơ suy tim. Hãy liên với chuyên gia theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

hotline

Thiếu máu cơ tim

Một biến chứng tăng huyết áp khác có thể thấy chính là thiếu máu cơ tim. Khi người bệnh bị tăng huyết áp trong thời gian dài, thành động mạch có thể bị tổn thương và xuất hiện các mô sẹo.

Đây chính là trạm dừng chân “lý tưởng” của cholesterol, canxi và các chất khác để hình thành nên mảng xơ vữa, khiến cho mạch máu bị thu hẹp lại gây thiếu máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim

Khi mảng xơ vữa do tăng huyết áp hình thành xuất hiện quá lâu và không được điều trị kịp thời, các mảng xơ vữa này sẽ bị nứt hoặc vỡ trong động mạch vành, hình thành các cục máu đông. 

Nếu cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn động mạch vành sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim với các biểu hiện đặc trưng như: Đau tức vùng sau xương ức, ở ngực trái hoặc thượng vị. Cơn đau khiến bệnh nhân cảm thấy như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực, thậm chí dần lan lên cổ, cằm (vùng hàm), hai vai, hai tay.

Huyết áp càng cao, nguy cơ gặp biến chứng nhồi máu cơ tim càng lớn

Huyết áp càng cao, nguy cơ gặp biến chứng nhồi máu cơ tim càng lớn

Biến chứng về não

Ngoài các biến chứng về tim mạch, tăng huyết áp còn có thể làm ảnh hưởng đến não bộ. Cụ thể sẽ xảy ra một số biến chứng như sau:

Xuất huyết não

Khi tăng huyết áp không được điều trị, áp lực lên thành mạch máu não cũng bị tăng theo và thường xuyên sẽ làm giãn mạch máu não, từ đó khiến cho phình mạch nhỏ trong não, dẫn đến vỡ mạch máu, xuất huyết trong não bộ. Nặng hơn có thể xuất hiện tai biến mạch máu não.

Nhồi máu não, nhũn não

Tương tự với xuất huyết não, tuy nhiên có một số trường hợp, áp lực máu cao tác động lên thành mạch bị suy yếu có thể gây vỡ mạch máu não, khiến máu chảy vào các mô sâu trong não hoặc không gian giữa não và hộp sọ gây chết một phần não bộ. Hiện tượng này gọi là nhồi máu não, nhũn não.

Bên cạnh mục tiêu ổn định huyết áp, người bệnh cần chủ động phòng ngừa sớm các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Hãy gọi tới số 0983.103.844 để được chuyên gia tư vấn chi tiết cách ngăn chặn các tác hại của tăng huyết áp.

hotline

Thiếu máu não

Cơn đột quỵ do tăng huyết áp xảy ra khi một phần não bộ không nhận được đủ máu và oxy cần thiết để duy trì chức năng, điều này có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại một số di chứng nặng nề như suy giảm trí nhớ, thị lực, tê liệt nửa người và rối loạn về ngôn ngữ… 

Đột quỵ do tăng huyết áp gây ra có thể do 2 nguyên nhân như sau:

  • Thiếu máu cục bộ (chiếm 87%): Do mảng xơ vữa mạch phát triển dày lên theo thời gian có thể gây nứt vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch não.
  • Xuất huyết não (chiếm 13%): Áp lực máu cao tác động lên thành mạch bị suy yếu có thể gây vỡ mạch máu não, khiến máu chảy vào các mô sâu trong não hoặc không gian giữa não và hộp sọ gây chết một phần não bộ.

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất do tăng huyết áp gây ra

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất do tăng huyết áp gây ra

Biến chứng trên thận 

Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn tới suy thận. Sự thu hẹp các mạch máu nuôi dưỡng cho thận gây ảnh hưởng tới chức năng lọc máu để điều chỉnh cân bằng muối nước trong cơ thể, có thể dẫn tới suy thận.

Mặt khác, thận cũng là một cơ quan quan trọng tham gia điều chỉnh huyết áp bằng cách sản xuất hormon renin giúp cơ thể điều hòa huyết áp. Tăng huyết áp khiến thận không thể đảm nhiệm tốt chức năng này, tạo nên một vòng bệnh lý luẩn quẩn gây không ít khó khăn trong việc điều trị.

Biến chứng về mắt

Huyết áp cao làm gia tăng áp lực lên các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cho mắt và dây thần kinh thị giác. Mạch máu có thể bị vỡ ra gây xuất huyết làm giảm thị lực của người bệnh với biểu hiện nhìn mờ, trường hợp nặng có thể dẫn tới mù lòa.

Ngoài ra, giảm thị lực có thể là hậu quả sau cơn đột quỵ do tăng huyết áp, do vùng não bộ chịu trách nhiệm xử lý thông tin hình ảnh bị tổn thương.

Chủ động ổn định huyết áp là cách tốt nhất để phòng biến chứng mắt cũng như các biến chứng khác do tăng huyết áp. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp, hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được chuyên gia tư vấn.

hotline

Biến chứng về mạch ngoại vi

Một biến chứng tăng huyết áp khác có thể gặp chính là biến chứng về mạch ngoại vi. Khi huyết áp tăng, động mạch chủ sẽ bị phình to và có thể bị bóc tách, vỡ dẫn đến tử vong cao.

Ngoài ra, tăng huyết áp cũng khiến cho động mạch chân, đù, chậu bị hẹp đi. Các động mạch chi dưới khi bị hẹp sẽ khiến cho người bệnh bị khó khăn khi di chuyển, thường phải đứng lại nghỉ ngơi khi đi một quãng đường ngắn.

Rối loạn chức năng sinh dục

Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng tới khả năng tình dục của cả nam giới và phụ nữ:

  • Ở nam giới: Sự bơm máu vào các mạch máu trong thể hang là cơ chế duy trì khả năng cương cứng của dương vật. Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thể hang, gây ra rối loạn chức năng cương dương.
  • Ở phụ nữ: huyết áp cao làm giảm lưu lượng tới cơ quan sinh dục, có thể gây khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục.

Huyết áp cao gây suy giảm trí nhớ

Huyết áp cao gây suy giảm trí nhớ

Ngoài những biến chứng tăng huyết áp ở trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác từ huyết áp cao. Ví dụ như:

  • Ảnh hưởng đến tư duy và trí nhớ: Người bị tăng huyết áp lâu năm có thể bị suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và học hỏi.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ, gây giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn. Thai nhi cũng có thể bị tăng trưởng chậm, cân nặng sau khi sinh bị thấp.
  • Ảnh hưởng đến xương: Tăng huyết áp khiến cơ thể đào thải canxi nhiều hơn, dễ dẫn đến tình trạng loãng xương, mất xương.

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính có thể gây biến chứng trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do các biến chứng này gây ra là kiểm soát tốt huyết áp bằng cách phối hợp các giải pháp từ Đông - Tây Y.

Nếu như Tây Y giúp đưa huyết áp của người bệnh về giới hạn cho phép nhanh chóng, Đông Y lại chiếm ưu thế trong việc ổn định huyết áp lâu dài và phòng ngừa các biến cố tim mạch do tăng huyết áp gây ra. Thực tế, việc kết hợp Đông - Tây Y đã giúp nhiều người bệnh tăng huyết áp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ông Nguyễn Thái Đào - Hà Nội là một ví dụ điển hình.

Từng bị tăng huyết áp kèm biến chứng suy tim nặng đến mức đi từ trong nhà ra bờ ao cũng thở không ra hơi, giờ đây ông Đào đã tìm lại được cuộc sống bình thường nhờ bổ sung thêm giải pháp Đông Y  Ích Tâm Khang: 

“Huyết áp của tôi khi chưa dùng Ích Tâm Khang có lúc lên tới 190mmHg, vừa qua đi khám lại chỉ còn 127/70mmHg. Đêm ngủ ngon giấc, ăn được, trí nhớ tốt. Nhịp tim cũng ổn định hơn, tôi có thể đi bộ, thậm chí là leo cầu thang bình thường, đi thăm người nhà ở bệnh viện trên tầng 4, tầng 5 cũng vô tư.”

Bác Đào chia sẻ hành trình chiến đấu với căn bệnh tăng huyết áp, suy tim

Để tìm hiểu thêm về giải pháp mà bác Đào đã áp dụng, bạn có thể tham khảo bài viết: Ích Tâm Khang sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch.

Nhìn chung, biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa. Hãy chủ động áp dụng các lời khuyên kể trên, thường xuyên theo dõi huyết áp và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chắc chắn bạn sẽ sớm đưa chỉ số huyết áp của mình về mức bình thường.

Xem thêm: 

Nguồn tham khảo: heart.org