Nguyên nhân tăng huyết áp thường xuất phát từ những yếu tố như di truyền, các bệnh lý nền về tim mạch, nội tiết, thận. Ngoài ra còn do người bệnh sử dụng các loại thuốc không phù hợp đi kèm với lối sống lành mạnh. Vậy những nguyên nhân này tác động như thế nào đến tình trạng tăng huyết áp. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch, đặc trưng bởi chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp khi tim co bóp)/huyết áp tâm trương (huyết áp giữa 2 nhịp đập của tim). Tăng huyết áp xảy ra khi chỉ số này cao hơn 140/90mmHg.
Theo dự tính vào năm 2025 sẽ có tới 1,56 tỷ người phải sống chung với bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc nguy hiểm hơn là suy tim. Để điều trị cao huyết áp tốt hơn, việc xác định được nguyên nhân gây bệnh là cần thiết.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp, bao gồm yếu tố di truyền, bệnh lý về thận, nội tiết, tim mạch, do thuốc điều trị, lối sống không lành mạnh. Cụ thể như sau:
Di truyền là yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
Chuyên trang The Healthy - Mỹ đã cho biết rằng, nếu bố hoặc mẹ có các bệnh lý như tiểu đường, thừa cân béo phì thì con cái sẽ có nguy cơ bị mắc huyết áp cao.
Nhiều nghiên cứu đã xác định được các gen và đột biến khác liên quan đến huyết áp cao. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được biết đến chỉ chiếm 2 – 3% các trường hợp cao huyết áp. Đáng chú ý là những thay đổi gen nhất định xuất hiện từ trước khi đứa trẻ ra đời cũng có thể phát triển bệnh cao huyết áp về sau.
Thận là cỗ máy lọc máu của cơ thể, nó điều chỉnh cân bằng muối nước bằng cách loại bỏ một cách có chọn lọc nước, và các ion điện giải Natri, Kali ra ngoài theo đường tiểu. Đã có nhiều nghiên cứu về sự tương tác về tăng huyết áp và các bệnh lý từ thận. Cụ thể như sau:
Các bệnh lý về thận cũng là 1 trong các nguyên nhân tăng huyết áp
Các bệnh lý nội tiết như cường giáp, cường cận giáp, tuyến giáp... cũng là nguyên nhân tăng huyết áp. Ví dụ như:
Các bệnh lý tim mạch như hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, Takayasu… cũng có thể ảnh hưởng tới áp lực của máu lên thành mạch, gây ra huyết áp cao. Đặc biệt, nguy cơ này tăng lên khi có sự góp mặt của những mảng xơ vữa gây chít hẹp, xơ vữa thành mạch.
Ngoài làm huyết áp của người bệnh tăng lên, những bệnh lý này cũng làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch khác, khiến người bệnh dễ bị suy tim do tăng huyết áp.
Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada cho thấy, bổ sung sản phẩm thảo dược Ích Tâm Khang giúp ổn định chỉ số huyết áp, giảm mệt mỏi, đau ngực, khó thở, hồi hộp, trống ngực, phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép. Hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.
Một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn, hormon (bao gồm cả thuốc tránh thai và estrogen), thuốc trị cảm lạnh có thể làm tăng huyết áp. Bởi các thuốc này có thể tác động lên huyết áp của bạn theo những cách sau:
Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể xuất phát từ việc người bệnh tự sử dụng một số loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ để điều trị một số triệu chứng.
Những thói quen sống không lành mạnh có thể gây ra huyết áp cao, bao gồm:
Ăn quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp
Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên, sẽ có một số nguyên nhân tăng huyết áp ít phổ biến hơn như thừa cân, béo phì, chức năng và cấu trúc mạch máu thay đổi, hệ thống thần kinh giao cảm bị mất cân bằng, lối sống không phù hợp. Cụ thể như sau:
Hệ thống thần kinh giao cảm đảm nhiệm vai trò điều hòa huyết áp thông qua nhịp tim, huyết áp, nhịp thở... Nhiều nhà khoa học cho rằng, sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm cũng có thể gây tăng huyết áp, tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ mối liên quan này.
* Thừa cân, béo phì
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thừa cân béo phì với tăng huyết áp cho thấy, ở đối tượng này có sự gia tăng áp lực trong lòng mạch, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến tăng huyết áp. Đây cũng là đối tượng có nguy cơ cao xuất hiện mảng xơ vữa trong lòng mạch, thúc đẩy tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
* Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân cao huyết áp khác có thể kể đến như chứng ngưng thở khi ngủ, u tuyến thượng thận, tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, bệnh tiểu đường… Những bệnh lý này làm thay đổi cách cơ thể điều chỉnh lượng nước, muối và nồng độ hormon tham gia điều hòa huyết áp gây ra tăng huyết áp thứ phát.
Việc xác định các nguyên nhân sẽ giúp việc kiểm soát huyết áp của bạn hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cách điều trị tăng huyết áp có thể khác nhau, Chẳng hạn nếu là do bệnh mắc kèm bạn cần phải được điều trị các bệnh lý này, nếu do thuốc, bạn có thể sẽ phải thay thế hoặc ngừng sử dụng loại thuốc đó…
Nhưng dù nguyên nhân tăng huyết áp của bạn là gì thì việc áp dụng lối sống khoa học, kết hợp với sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim như Ích Tâm Khang sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả và phòng tránh các rủi ro trên tim mạch.
Tham khảo: nihseniorhealth.gov, medicalnewstoday.com, vnha.org.vn