Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg được xem là bình thường, khi đó máu di chuyển qua cơ thể với một tốc độ nhất định. Nhưng nếu bạn được chẩn đoán với bệnh tăng huyết áp, chỉ số luôn ở trên 140/90 mmHg, máu sẽ di chuyển qua các động mạch ở áp suất cao, tạo sức ép nhiều hơn lên thành mạch, gây tổn hại cho tim và các mạch máu.
90% trường hợp suy tim có tiền sử tăng huyết áp
Số liệu thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy: 90% số trường hợp suy tim có tiền sử tăng huyết áp. Nếu điều trị tốt bệnh tăng huyết áp có thể làm giảm đến 50% nguy cơ mắc suy tim ở người bệnh. Nguy cơ suy tim sẽ tăng gấp 2 lần ở nam giới và gấp 3 lần ở nữ giới bị tăng huyết áp so với những người có huyết áp bình thường.
Suy tim do tăng huyết áp là một quá trình âm thầm diễn ra trong nhiều năm, bạn có thể không nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của bệnh. Ở giai đoạn đầu, huyết áp cao làm cho tim bơm máu khó khăn hơn, cơ tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để thắng sức cản trong lòng mạch. Tình trạng này tái diễn lâu ngày cơ tim sẽ phát triển dày lên và làm thay đổi cấu trúc tim. Những thay đổi này thường xảy ra trong buồng bơm chính của tim bên trái, gây dày thất trái, hở van 2 lá. Bạn có thể cảm thấy nặng ngực, khó chịu vùng ngực trái hoặc phát hiện nó qua siêu âm tim.
Cấu trúc tim thay đổi, kết hợp với sự dày lên của thành mạch máu do bệnh tăng huyết áp gây ra, làm giảm tính đàn hồi của mạch máu và tăng khả năng tích tụ cholesterol tại động mạch vành. Từ đó gây ra hàng loạt rối loạn liên quan đến chức năng tim và hệ thống dẫn truyền của tim. Bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau tim thường xuyên, và nguy cơ loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết.
Suy tim làm cho bạn mất dần khả năng hoạt động. Các triệu chứng thường gặp trong suy tim thay đổi tùy thuộc vào của tình trạng và sự tiến triển của bệnh, bao gồm khó thở và mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng, phù bàn chân hoặc mắt cá chân.
Khi bạn hay người thân bị tăng huyết áp, trước giai đoạn chuyển suy tim có thể gặp hiện tượng đau tức ngực, khó thở hay ho khan mỗi khi thay đổi tư thế. Bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để biết thêm thông tin về giải pháp hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng ngừa suy tim.
Chỉ có khoảng 5% người mắc tăng huyết áp xác định được nguyên nhân và có khả năng điều trị triệt để hơn, đó là:
95% còn lại không tìm được nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. Nhưng người ta nhận thấy, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hiện tại.
Trong đó, có yếu tố không thay đổi được và cũng có một số yếu tố thay đổi được
Nhưng cho dù bạn có nằm trong nhóm nguy cơ nào, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết chỉ số huyết áp của mình trên mỗi năm. Đồng thời cần đặt mục tiêu để thay đổi một cách tích cực nhất những yếu tố nguy cơ này, vì điều đó nằm trong tầm tay của bạn và chỉ có bạn mới có thể làm nó thay đổi được
Đo huyết áp là cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp
Cao huyết áp thường không có triệu chứng, có tới 33% người bệnh không hề biết mình bị tăng huyết áp, nên có thể bệnh kéo dài trong nhiều năm mà không được kiểm soát và điều trị, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khó hồi phục. Cách duy nhất đáng tin cậy để chẩn đoán tăng huyết áp là bạn cần kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên. Nếu bạn gặp một số các dấu hiệu: Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, giảm thị lực, kèm đau ngực, nặng ngực, khó thở hay tim đập không đều, bạn cần đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Huyết áp được thể hiện qua hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là chỉ số cao hơn, luôn được ghi ở phía trước, nó cho biết áp lực của dòng máu khi tim đang co bóp. Huyết áp tâm trương là chỉ số nhỏ hơn, cho thấy áp lực của dòng máu khi quả tim đang nghỉ giữa hai nhịp đập.
Huyết áp được xem là bình thường nếu nó nằm dưới 120/80mm Hg. Khi huyết áp đo được lớn hơn giá trị này, sẽ được gọi là cao. Huyết áp càng cao, rủi ro trên tim càng lớn.
Tùy vào mức độ, tăng huyết áp sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
Huyết áp là một con số có thể thay đổi liên tục trong ngày tùy thuộc vào sự vận động, tâm trạng của mỗi người. Đôi khi sự căng thẳng khi đứng trước bác sĩ cũng làm cho huyết áp tăng lên (hội chứng áo choàng trắng). Vì vậy, để chẩn đoán tăng huyết áp được chính xác, bác sĩ có thể sẽ phải đo huyết áp của bạn từ 2 - 3 lần tại một hoặc nhiều thời điểm khác nhau; hoặc yêu cầu bạn ghi lại bảng theo dõi huyết áp tại nhà để có được con số chính xác.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm một số xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, máu và điện tâm đồ… để giúp chẩn đoán bệnh.
Chỉ số 120/80mmHg hoặc thấp hơn được xem là huyết áp mục tiêu lý tưởng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, chỉ số huyết áp mục tiêu có thể sẽ khác nhau:
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện được chỉ số huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Điều này gồm có:
Nếu thay đổi lối sống vẫn chưa đủ để kiểm soát huyết áp, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thêm một số thuốc điều trị để giúp hạ huyết áp. Sử dụng loại thuốc nào với liều lượng ra sao sẽ phụ thuộc và chỉ số huyết áp và tình trạng sức khỏe chung của bạn. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Trích nguồn:
http://www.webmd.com
https://www.hypertension.ca
Xem thêm:
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim
Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp.