Để điều trị hẹp van tim hiệu quả, góp phần làm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Chi tiết các phương pháp bạn hãy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.
Hẹp van tim mức độ nhẹ có thể không cần điều trị, chỉ cần định kỳ tái khám theo dõi 6 tháng/1 lần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện hợp lý. Khi van tim bị hẹp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc điều trị kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp tăng cường chức năng tim, giảm nhẹ triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau ngực… và bảo tồn chức năng van tim, ngăn ngừa hở van tiến triển nặng hơn.
Thuốc không giúp van tim trở lại cấu trúc bình thường, nhưng có thể giúp làm giảm triệu chứng và phòng nguy cơ suy tim. Một số nhóm thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc chẹn beta: giúp thư giãn mạch máu, làm giảm huyết áp, giảm nhịp tim và giảm gánh nặng cho van tim.
- Thuốc chẹn kênh canxi: giúp giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của cơ tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.
- Thuốc ức chế men chuyển: giúp giãn mạch, giảm huyết áp, giảm áp lực cho tim.
- Thuốc lợi tiểu: giúp giảm huyết áp và giảm phù.
- Thuốc chống đông máu: Khi van tim bị hở máu sẽ bị ứ đọng tại các buồng tim và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó bạn có thể cần phải sử dụng các loại thuốc chống đông để giúp giảm thiểu rủi ro này
- Thuốc chống loạn nhịp tim: giúp bạn kiểm soát nhịp tim trong trường hợp có rối loạn nhịp.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc phối hợp nhiều loại thuốc cho bạn sau khi thăm khám, đánh giá tình trạng hẹp van và các bệnh khác mắc kèm khác.
Đan sâm - thảo dược đẩy lùi triệu chứng khó thở, đau ngực do hẹp van tim
Từ xa xưa, các thầy thuốc đã sử dụng rất nhiều vị thuốc nam chữa bệnh hẹp van tim, trong đó 3 vị thảo dược dưới đây được đánh giá là có hiệu quả hơn cả:
- Đan sâm: Đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành và các mạch máu ngoại vi, giúp tăng lưu lượng máu của động mạch vành, cải thiện tuần hoàn mạch máu và hạn chế tình trạng ứ huyết. Nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực cho người mắc bệnh tim, hẹp van tim.
- Hoàng đằng: Hoạt chất berberin trong Hoàng đằng làm giảm nồng độ lipid và ngăn ngừa sự tích tụ các loại mỡ xấu như triglyceride và cholesterol trong lòng mạch nên ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ xảy ra. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở những người bị bệnh hẹp van tim.
- Tam Thất: Có chứa 2 chất saponin (arasaponin A và B), là một vị thuốc bổ, dùng thay nhân sâm. Tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ, bổ huyết, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ (như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên...). Nhờ đó làm giảm các triệu chứng và nguy cơ biến chứng cho người hẹp van tim.
- Cây dừa cạn: trong y học cổ truyền các thầy thuốc hay dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để chữa bệnh cao huyết áp, đái tháo đường và làm thuốc lợi tiểu. Chính vì vậy cây thuốc nam này sẽ giúp ích cho những người bị hẹp van tim kèm cao huyết áp hoặc đang chuyển suy tim.
Việc ứng dụng các loại cây thuốc nam kết hợp trong thực phẩm chức năng được xem là giải pháp an toàn, hữu hiệu cho người bệnh và đang là xu hướng trong điều trị bệnh lý hẹp van tim. Trong đó có thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với thành phần bao gồm Đan sâm, Hoàng đằng, L - caitine, Cao Natto được gia giảm hàm lượng chính xác đem đến tác dụng hiệp đồng giúp tăng cường lưu thông máu, tiêu trừ huyết khối và cung cấp năng lượng cho tim. Nhờ vậy, người bệnh sẽ thoát khỏi các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ có thể xảy đến bất cứ lúc nào, không làm hư hại thêm van tim và hạn chế tiến triển biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cho đến thời điểm hiện nay, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ tim mạch duy nhất có hiệu quả làm giảm triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù, làm chậm tiến triển bệnh và làm giảm tần suất nhập viện cho người bệnh tim mạch, suy tim đã được chứng minh lâm sàng. Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang còn được đăng tải trên tạp chí quốc tế năm 2014.
Rất nhiều người bệnh hẹp van tim không chịu khuất phục trước bệnh hẹp van tim, họ đã tự cứu sống được mình khi biết đến và sử dụng Ích Tâm Khang. Điển hình là trường hợp của ông Đình Hoành ở Khánh Hòa bị hẹp van động mạch chủ nhưng hiện nay sức khỏe tốt, không còn lo sợ bị suy tim do hẹp van tim. Cùng lắng nghe đầy đủ những chia sẻ của ông qua video sau:
Bí quyết điều trị hẹp van động mạch chủ của ông Hoành
Trường hợp hẹp van tim nặng (mức độ hẹp với diện tích lỗ van < 1.5 cm2), có kèm theo triệu chứng cơ năng của suy tim như khó thở, mệt mỏi thường xuyên ngay cả khi nghỉ ngơi, không đáp ứng với điều trị nội khoa, thì bạn cần phải phẫu thuật.
Khi đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương của van, nếu chưa quá nặng, bác sĩ sẽ tiến hành sửa van để làm giảm tình trạng hẹp. Khi van tim tổn thương nặng, không phù hợp để sửa van, thì sẽ cần được thay van. Các phẫu thuật van tim bao gồm:
Khi van hai lá, van động mạch phổi hay van động mạch chủ chỉ bị hẹp khít đơn thuần (không kèm theo hở van hay chỉ hở van ở mức độ nhẹ) và không có huyết khối ở trong các buồng tim, bác sĩ có thể tiến hành tách các van bị hẹp bằng bóng qua da.
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách luồn một ống thông dài và mỏng có gắn một quả bóng trên đầu, xuyên qua da theo đường động mạch ở cánh tay hoặc tĩnh mạch đùi. Tia X được sử dụng để giúp dẫn ống thông đến van tim bị hẹp. Sau đó, quả bóng được bơm phồng với kích thước đã được tính toán và lựa chọn trước, giúp mở rộng van và tách nắp van. Bong bóng sau đó bị xì hơi, và ống thông và bóng bay được rút ra.
Nong van có thể cải thiện lưu lượng máu qua tim và giảm các triệu chứng của bệnh nhưng van có thể thu hẹp trở lại. Khi đó, bạn cần phải thực hiện nong van tim lại hoặc các thủ thuật khác, chẳng hạn như thay van.
Hiện nay, chi phí một ca nong van thông thường tốn khoảng 3 - 4 nghìn USD (tương đương 60 - 90 triệu đồng).
Với các van bị hẹp do chỉ bị dính mép van, tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách cắt, sửa các mép van bị dính. Lợi ích của việc sửa van là tổ chức van tự nhiên của bệnh nhân được bảo tồn, nên nguy cơ bị nhiễm trùng van hay dùng thuốc chống đông sau mổ sẽ giảm đi rất nhiều.
Chi phí cho một ca sửa van tim thông thường là 65 triệu đồng.
Khi phẫu thuật sửa van không phù hợp với tổn thương của van hoặc không hiệu quả, thì van cần phải cắt đi và thay thế bằng van tim nhân tạo. Van mới này sẽ được khâu một cách chắc chắn vào tổ chức mô của vòng van cũ.
Van được dùng để thay thế có nhiều loại, thường chia làm 2 nhóm: Van sinh học và van cơ học (được làm bằng kim loại, hay các chất tổng hợp khác...). Khi tiến hành phẫu thuật thay van, bác sĩ sẽ quyết định chọn loại van thích hợp với bạn dựa vào kinh nghiệm chuyên môn và tình trạng bệnh lý cụ thể của bạn. Những yếu tố là cơ sở để quyết định bác sĩ phẫu thuật lựa chọn: kích thước van, tuổi tác, khả năng tài chính của người bệnh, khả năng tuân thủ điều trị, phụ nữ có thai hoặc có nhu cầu sinh con?...
Chi phí cho một ca phẫu thuật thay van tim khoảng 80 - 100 triệu đồng/ 1 van tim). Tuy nhiên mức giá này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào từng bệnh viện, tình trạng bệnh cụ thể và quá trình tiến triển sau phẫu thuật.
Biến chứng do sự hình thành cục máu đông khá thường gặp ở bệnh nhân thay van nhân tạo và là thủ phạm gây tử vong với tỷ lệ 0,6 – 2,3%. Nếu nhẹ, cục máu đông chỉ làm tắc mạch chi nhưng nặng hơn có thể gây ra các biến cố như:
- Kẹt van tim do cục máu đông: Các dấu hiệu cảnh báo kẹt van tim người bệnh có thể gặp phải gồm: mệt mỏi hoặc khó thở tăng nặng hơn, kéo dài trong vài ngày. Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối, trường hợp nặng cần mổ thay van lần 2 hoặc mổ lấy huyết khối. Vì vậy, nếu người bệnh sau thay van tim nếu thấy có dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Đột quỵ: Đây là tình trạng khá phổ biến sau thay van tim, hậu quả của việc cục máu đông quanh van cơ học bong ra, theo dòng máu làm tắc nghẽn mạch máu não. Đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh sau điều trị. Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà người bệnh cần đặc biệt chú ý như đau đầu dữ dội, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, mắt nhìn mờ, ngất xỉu, mất ý thức...
- Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu rõ ràng nhưng cũng có thể khởi phát từ những cơn đau ngực âm ỉ, cảm giác nặng ngực hay khó chịu vùng ngực. Người bệnh thậm chí không để ý đến, hoặc chủ quan không thăm khám cho đến khi tình trạng bắt đầu trở nên nặng hơn.
Những triệu chứng nhồi máu cơ tim mà người bệnh cần đặc biệt chú ý gồm cơn đau tim có thể đi kèm cảm giác khó thở, đổ mồ hôi lạnh khắp người, hoa mắt, buồn nôn,… Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Phẫu thuật thay van tim làm gia tăng đáng kể nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, đặc biệt sau thủ thuật nha khoa, vì thế, người bệnh cần phải dùng kháng sinh dự phòng trước và sau khi thực hiện thủ thật.
- Xuất huyết khi dùng thuốc chống đông kéo dài: Nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân thay van khoảng 1%, thường gặp ở van cơ học nhiều hơn. Những người bệnh này cần được theo dõi cẩn thận.
- Van bị thoái hóa: Van sinh học có tuổi thọ ngắn hơn van cơ học và thoái hóa dần theo thời gian, tuổi thọ của các van sinh học trung bình từ 8 - 10 năm sau mổ. Hiện tại, theo các chuyên gia tim mạch số lượng người bệnh thay van sinh học là khá ít, chỉ trừ một số trường hợp đặt biệt khác.
- Biến chứng hở cạnh chân van: Biến chứng này xảy ra khi có tuột chỉ khâu van, nhiễm khuẩn, xơ hóa hoặc canxi hóa xung quanh vòng van. Biến cố này là lành tính nếu chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhưng nếu bị nặng cần mổ lại.
Một chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thay van tim rất quan trọng nhằm nhanh chóng cải thiện sức khỏe, giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc sau phẫu thuật van tim:
- Uống thuốc chống đông theo đúng chỉ định. Tuyệt đối không được uống thêm thuốc, tăng hoặc giảm liều mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Tái khám thường xuyên theo yêu cầu của bác sĩ: Khi tình trạng sau phẫu thuật đã ổn đã ổn định, bệnh nhân vẫn cần kiểm tra định kỳ ít nhất 2 lần/ năm.
- Theo dõi cân nặng: Cân nặng thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu xấu. Bệnh nhân sau phẫu thuật van tim nên kiểm tra cân nặng hằng ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
- Xây dựng một thực đơn với tỷ lệ cân đối các loại thịt, cá, rau xanh, rau củ cho mỗi bữa ăn, ăn nhạt, ăn giảm mỡ.
- Tập luyện thể dục: Từ khi còn đang nằm viện, người bệnh nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ trong phòng hay ngoài hành lang. Sau đó tăng dần hoạt động thể lực mỗi ngày, chỉ vài tuần sau phẫu thuật, phần lớn mọi người có thể đi bộ 3- 4km mỗi ngày.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị sớm.
Kiên trì kết hợp nhiều giải pháp là cách điều trị hẹp van tim toàn diện và hữu hiệu giúp người bệnh chung sống hòa bình với chiếc van tim bị lỗi của mình. Hy vọng với bài viết trên đây bạn sẽ có cho riêng mình phương pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm:
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim
Nguồn tham khảo: mayoclinic