Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, tác dụng phụ đáng lo ngại nhất là tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa, nhưng nếu biết cách sử dụng sẽ ngừa được rủi ro này. Ngoài ra, loại thuốc này còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn khác. Cùng tìm hiểu những tác dụng phụ của thuốc chống kết tập tiểu cầu và cách phòng tránh ở bài viết dưới đây.
Một số bệnh tim mạch làm tăng kết dính tiểu cầu trong lòng mạch máu
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu và ức chế quá trình hình thành huyết khối, nên thuộc nhóm thuốc chống đông máu. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Nhóm thuốc này có nhiều loại với các cơ chế khác nhau như: Tác động đến chuyển hóa acid arachidonic bằng cách ức chế men cyclo-oxygenase cản trở hình thành thromboxan A2 nên có khả năng chống kết tập tiểu cầu, thuốc điển hình là Aspirin; ức chế thụ thể GP IIb/III, thuốc điển hình là Clopidogrel (plavix) và một số thuốc khác có cơ chế tăng AMP vòng của tiểu cầu như dipyridam-ol (persantln)...
Tuy nhiên, được sử dụng nhiều nhất là Aspir-in và Clopidogrel, có thể dùng đơn độc từng loại hoặc sử dụng phối hợp cả 2 loại này để làm tăng hiệu quả điều trị.
Aspirin, clopidogrel là 2 loại thuộc nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng nhiều
Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh tim mạch, chủ yếu là trong các trường hợp có nguy cơ hình thành huyết khối cao như:
- Dự phòng huyết khối tim mạch.
- Dự phòng đau thắt ngực, đặc biệt trong đau thắt ngực không ổn định.
- Dự phòng tái phát cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Dự phòng các rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành.
- Kiểm soát và dự phòng tái phát ở một số bệnh dễ tạo huyết khối như xơ vữa mạch vành, bệnh nhân sau đặt stent, suy tim…
Còn với những người có tiền sử bị hen, đang bị loét dạ dày, tá tràng hay những người có nguy cơ chảy máu, suy gan, suy thận và phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu.
Biến chứng đáng sợ nhất của nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu là chảy máu đường tiêu hóa. Nếu người bệnh dùng không cẩn thận, nhất là với người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ dễ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và tử vong. Các biến chứng nhẹ hơn trên đường tiêu hóa bao gồm khó tiêu, viêm thực quản, xuất huyết ở lớp trong dạ dày.
Dù các bác sĩ thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân dùng loại thuốc chống kết tập tiểu cầu, nhưng với cơ địa nhạy cảm trong quá trình sử dụng vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ này. Nếu người bệnh có biểu hiện đi ngoài phân đen hoặc là nôn ra máu, thì cần phải chú ý đó là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày do tác dụng phụ của thuốc.
Theo PGs. Ts Nguyễn Văn Quýnh - BV TƯQĐ 108, để khắc phục được tác dụng phụ trên dạ dày của thuốc chống kết tập tiểu cầu, người bệnh không được ngưng dùng thuốc. Thay vào đó cần đi tái khám lại ngay để bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều thuốc và cho dùng kết hợp thêm với nhóm thuốc dạ dày như nhóm thuốc bơm proton để ngăn ngừa quá quá trình chảy máu. Trong quá trình kê đơn, các bác sĩ sẽ xem thêm tiền sử bệnh là có viêm loét dạ dày không. Thậm chí ở nhiều bệnh viện, trước khi kê đơn còn cho bệnh nhân nội soi dạ dày trước.
PGs. Ts Nguyễn Văn Quýnh tư vấn cách xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống kết tập tiểu cầu
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ khác như: Rối loạn tiêu hóa với hiểu hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm dạ dày; nổi mẩn da do dị ứng với thuốc; giảm tiểu cầu gây xuất huyết dưới da (trường hợp này rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/200.000 bệnh nhân).
Thuốc điều trị luôn là con dao hai lưỡi, khi sử dụng đúng cách bạn sẽ phát huy được tối đa tác dụng điều trị. Nhưng chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến bạn gặp phải những rủi ro không mong muốn. Bởi vậy mà những lưu ý trong dùng thuốc là điều vô cùng quan trọng.
Ở nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu, tất cả các loại thuốc đều nên uống sau khi đã ăn no. Bên cạnh đó tránh kết hợp với các nhóm thuốc khác cũng có tác dụng chống đông như heparin, coumarin,.. bởi điều này sẽ làm tăng chảy máu gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý tới liều lượng sử dụng và dạng phối hợp. Khuyến cáo mới nhất trong nhồi máu cơ tim và cơn đau thắt ngực không ổn định là dùng Aspirin liều đầu tiên 300 - 500mg tiêm tĩnh mạch hoặc nhai viên thuốc. Sau đó duy trì liều hàng ngày từ 75 - 162mg, dùng kéo dài nếu như không có chống chỉ định.
Aspirin pH8 có khả năng làm giảm tác dụng phụ của thuốc chống kết tập tiểu cầu
Dù đã có nhiều loại thuốc chống đông, nhưng Aspirin, Clopidogrel vẫn được ưu tiên sử dụng vì Aspirin chi phí rẻ và dễ hấp thu còn Clopidogrel ít gây tác dụng không mong muốn.
Hiện nay, có một dạng Aspirin được bào chế chỉ hấp thu trong ruột (aspirin pH8) tránh được tổn thương dạ dày sau khi uống và thích hợp cho bệnh nhân có bệnh ở dạ dày tá tràng.
Trong một số trường hợp Aspirin không đủ để chống huyết khối, nên phải phối hợp với thuốc kháng tiểu cầu khác để tăng tác dụng điều trị thì được gọi là thuốc kháng tiểu cầu kép. Trong đó, phối hợp giữa Aspirin và Clopidogrel là được sử dụng nhiều nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy phối hợp này giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tai biến tim mạch trong các trường hợp sau đặt stent, bắc cầu mạch vành, đau thắt ngực không ổn định.
Để phát huy được tối đa tác dụng điều trị và được bác sĩ giảm liều thuốc, người bệnh có thể phối hợp sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tốt cho tim mạch. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm để người bệnh có thể tham khảo dùng. Tuy nhiên, hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ này không giống nhau. Theo PGs. Ts Nguyễn Văn Quýnh cho biết: Để nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh tim mạch có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bổ trợ có nguồn gốc từ thảo dược. Hiện nay trên thị trường thực phẩm chức năng có thể dùng Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ tốt có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol, giảm quá trình hình thành cục máu đông, giúp giảm đau ngực, mệt mỏi.
Chia sẻ của PGs. Ts Nguyễn Văn Quýnh về việc dùng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Không riêng thuốc chống kết tập tiểu cầu, dùng bất kể loại thuốc nào cũng đều có thể gây rủi ro. Nhưng nếu bạn biết cách dùng, sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và quay lại tái khám khi có dấu hiệu gặp tác dụng phụ thì không những phát huy được tác dụng chữa trị của thuốc mà còn ngừa được rủi ro mà thuốc gây nên.
Xem thêm: