Suy tim là con đường cuối của các bệnh tim mạch. Vì vậy, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim là vô cùng cần thiết giúp cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực triền miên.... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Người bệnh suy tim dẫn đến chức năng co bóp của tim không hiệu quả, máu không về hết đến tim và ứ lại một phần ở phổi, gây tăng áp lực trong các mao mạch phổi, làm chèn ép vào các tiểu phế quản và hạn chế quá trình trao đổi khí, khiến người bệnh khó thở thường xuyên. Trong trường hợp này, để chăm sóc bệnh nhân suy tim chúng ta cần phải làm gì?
- Trước tiên cần làm thông thoáng đường thở: mở rộng quần áo, hút đờm hay rỉ mũi nếu có.
- Cho người bệnh suy tim nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm. Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý khi chăm sóc bệnh nhân suy tim nên cho người bệnh uống thuốc vào buổi sáng để tránh mất ngủ do tiểu đêm. Một số loại thuốc lợi tiểu có thể gây hạ Kali máu, vì vậy cần theo dõi các biểu hiện thiếu Kali máu như mệt mỏi, chóng mặt, đau cơ… và khuyến khích người bệnh nên ăn các loại rau quả chứa nhiều Kali như súp lơ xanh, cải bó xôi, chuối…
- Cho người bệnh thở oxy khi có khuyến cáo của bác sĩ. Sau đó theo dõi tần số, tính chất thở, theo dõi tình trạng da niêm mạc? Lồng ngực có di động theo nhịp thở không?
Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cần lưu ý cả tư thế giúp người bệnh giảm khó thở về đêm
Trái tim và phổi có liên quan mật thiết với nhau. Chính vì vậy, khi trái tim bị suy yếu dẫn đến lượng máu đến phổi để trao đổi khí oxy và cacbonic giảm, làm giảm lượng máu giàu oxy-gọi là máu đỏ tươi, máu giàu cacbonic có tính chất xanh tím. Vì vậy, người bệnh bị suy tim có thể gặp phải dấu hiệu xanh tím. Trong trường hợp này người chăm sóc bệnh nhân suy tim cần lưu ý như sau:
- Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức. Tuy nhiên cần khuyên người bệnh vận động nhẹ nhàng các chi để phòng biến chứng tắc mạch.
- Sử dụng thuốc trợ tim khi có chỉ định của bác sĩ. Nhưng cần chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc.
- Sử dụng thuốc giãn mạch, đồng thời chú ý theo dõi huyết áp và tác dụng phụ của thuốc.
Suy tim làm giảm lượng máu đến thận, giảm khả năng bài trừ nước tiểu ở thận, dẫn đến lượng nước tiểu ít. Trong trường hợp này người bệnh cần chú ý:
- Nằm nghỉ nhiều.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu với liều và cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nên chú ý bù Kali và các chất điện giải.
- Người bệnh không ăn mặn, hạn chế nước uống.
- Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.
Lượng muối tùy từng mức độ suy tim khác nhau mà sẽ có quy định phù hợp. Theo đó, chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim sẽ tuân thủ theo nguyên tắc: Suy tim độ 1, suy tim độ 2 lượng muối ăn dưới 2 g /ngày, suy tim độ 3 và suy tim độ 4 lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.
Mặc dù suy tim là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi và có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, thay vì lo lắng người bệnh nên lạc quan, yêu đời, vui vẻ, bởi lo lắng sẽ làm tình trạng bệnh nặng lên. Vì vậy, hãy giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh theo hướng tích cực, nếu có một phương pháp điều trị phù hợp người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.
Suy tim trái, gây ứ máu ở phổi, dẫn đến tăng áp lực lên mạch máu ở phổi, và nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời có thể gây phù phổi cấp.
Vì vậy trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim bạn cần theo dõi các cơn khó thở: đặc điểm của khó thở do suy tim: lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau khó thở từng cơn, có khi khó thở đột ngột, khó thở tăng dần.
Theo dõi tính chất ho: Ho do suy tim hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, đôi khi đờm có lẫn máu bọt hồng.
Đặc biệt khi nằm cơ hoành nâng cao trong lúc nằm, kết hợp dồn máu tư thế dẫn đến làm tăng áp lực lên mao mạch phổi hơn. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng khó thở.
Phù phổi cấp ở người suy tim thường ho khi gắng sức và đờm có thể lẫn máu hồng
Đặc biệt, trong kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim, chế độ ăn và tập luyện cũng vô cùng cần thiết. Vấn đề tiên quyết đầu tiên trong suy tim là phải ăn nhạt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho người bệnh. Tuy nhiên cần hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… Bên cạnh đó, người bệnh suy tim cũng cần tập thể dục điều độ, vừa sức giúp máu lưu thông được tốt hơn.
Xem thêm:
Chế độ ăn cho người bệnh suy tim
8 bài tập thể dục cho người bệnh suy tim
Đồng thời, để hạn chế tiến triển của bệnh và làm giảm các triệu chứng cơ năng hiệu quả hơn, ngoài chế độ chăm sóc bệnh nhân suy tim và sử dụng thuốc điều trị suy tim, người bệnh nên tham khảo sử dụng thêm những loại cây thuốc nam tốt cho tim mạch. Để tiện lợi hơn, hiện nay có một số các sản phẩm có sự kết hợp hài hòa những loại cây thuốc nam này thành viên nén, giúp người bệnh sử dụng dễ dàng hơn. Điển hình như sản phẩm TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được kiểm chứng lâm sàng bài bản tại Bệnh viện TWQĐ 108. Theo nghiên cứu này, Ích Tâm Khang cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim (mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Kết quả của nghiên cứu cũng được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014.
Có rất nhiều người bệnh, mặc dù suy tim nặng, tuổi đã cao nhưng nhờ áp dụng đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với một chế độ chăm sóc bệnh nhân suy tim hợp lý và sử dụng thêm Ích Tâm Khang mà sức khỏe đã được cải thiện rõ rệt.
Bác Thi - Vũng Tàu chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả
Xem thêm: Chia sẻ từ người bệnh suy tim khác sức khỏe được cải thiện đáng kể
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu và biết cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim. Nhờ đó có thể tự chăm sóc người thân hoặc chính bản thân mình thật tốt.
Tham khảo: omicsonline.org