Suy tim độ 4 vẫn có cơ hội bình phục nếu bạn không từ bỏ điều trị

A- A+

Suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất theo hệ thống phân loại của Hiệp hội tim mạch Mỹ NYHA. Theo thống kê chỉ có khoảng 50% - 60% người bệnh suy tim nặng sống sót sau 5 năm điều trị tích cực với các loại thuốc. 

Suy tim độ 4 khó điều trị, tuy nhiên nếu áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, bạn có thể đảo ngược tình trạng bệnh và có một cuộc sống tốt hơn.

Suy tim độ 4 là gì?

Suy tim độ 4 là giai đoạn cuối cùng của suy tim. Khi đó, người bệnh mất khả năng hoạt động thể lực, các triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở… xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Các biểu hiện ở giai đoạn này diễn ra nghiêm trọng hơn nhiều so với các giai đoạn suy tim độ 1, suy tim độ 2 hay suy tim độ 3 trước đó, bởi lúc này chức năng tim đã bị suy giảm trầm trọng.

Người bệnh suy tim độ 4 cần được chăm sóc đặc biệt

Người bệnh suy tim độ 4 cần được chăm sóc đặc biệt

Suy tim độ 4  có nguy hiểm không?

Suy tim độ 4 nguy hiểm bởi lúc này người bệnh phải đối mặt với những biến chứng trầm trọng, đe dọa đến tính mạng. Bắt đầu từ bệnh suy tim độ 3, người bệnh đã phải nhập viện thường xuyên hơn vì các cơn khó thở, ho và phù nề. Sang đến giai đoạn 4 là suy tim toàn bộ, máu và các chất lỏng tích tụ ở tất cả các khu vực khác nhau của cơ thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng. Cùng với đó là việc đáp ứng thuốc điều trị kém, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. 

- Viêm phổi, thuyên tắc phổi, thậm chí phù phổi cấp gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Suy giảm chức năng của hệ cơ quan: Các cơ quan thiếu máu nuôi dưỡng kéo dài gây rối loạn chức năng. Trong đó, xơ gan hay suy thận… là những biến chứng thường gặp trong suy tim, tình trạng này càng làm suy kiệt thêm sức khỏe của người bệnh.

- Nhồi máu cơ tim, đột tử do cục máu đông: Máu lưu thông kém và ứ trệ tại các buồng tim tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông. Từ đó gây tắc nghẽn các mạch máu và dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoại tử các cơ quan

Theo Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết người bệnh suy tim có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chán ăn, mất ngủ, táo bón… gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh. Cùng lắng nghe chi tiết những tư vấn của bác sĩ qua video sau:

Suy tim độ 4 có nguy hiểm không và cách trị bệnh hiệu quả - Tư vấn từ BS. Nguyễn Đình Hiến

Vì thế, ở giai đoạn này, người bệnh hoặc người chăm sóc cần chú ý và ghi chép lại những dấu hiệu bất thường hay tăng nặng của bệnh để giúp các bác sĩ tối ưu hóa điều trị nhằm giảm nhẹ các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của bệnh.

Triệu chứng của suy tim độ 4 

Biểu hiện của suy tim độ 4 rõ ràng và trầm trọng hơn rất nhiều so với suy tim các giai đoạn trước. Theo đó, các triệu chứng thường xuyên hơn bao gồm:

- Khó thở: cơn khó thở thường xảy ra mọi lúc, đặc biệt trầm trọng khi nằm. Người bệnh suy tim nặng thường gặp phải cơn khó thở kịch phát về đêm, có thể phải sử dụng đến bình oxy để duy trì chức năng hô hấp.

- Đau: Ngoài cơn đau ngực, nhiều người bệnh còn có cảm giác đau khắp cơ thể. Đôi khi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phiện để làm giảm cơn đau. Các thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) không được khuyến khích sử dụng, bởi nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc lợi tiểu, Thuốc ức chế men chuyển mà bệnh nhân đang sử dụng và khiến suy tim tiến triển nặng thêm.

- Mệt mỏi: Ngoài nguyên nhân do chức năng tim bị suy giảm, mệt mỏi còn xảy ra do tình trạng nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, yếu tố tâm lý… Mệt mỏi khiến người bệnh phải nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường và khi thực hiện các hoạt động bình thường như đi lại, mặc quần áo… phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

- Phù: Thường xuất hiện trong giai đoạn cuối cùng của suy tim, người bệnh bị sưng phù toàn bộ chân, tay, bụng, cơ thể tăng cân nhanh chóng. Nguy hiểm nhất là phù phổi - tình trạng ứ máu và dịch nghiêm trọng tại phổi, cần được cấp cứu khẩn cấp.

- Ho: Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể ho ra chất dịch có lẫn máu hoặc bọt có màu hồng, đặc biệt sau cơn phù phổi cấp.

- Lú lẫn: có liên quan đến tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng lên não, gây ảnh hưởng tới chức năng của vùng trí nhớ và tư duy gây nhầm lẫn, mất trí nhớ.

- Trầm cảm: Tâm lý lo lắng, kết hợp với sự tự ti khi cuộc sống phải lệ thuộc vào người khác khiến người bệnh khó tránh khỏi trầm cảm. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở người mắc suy tim.

Suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu?

Bị suy tim độ 4 hay suy tim giai đoạn cuối hoàn toàn có thể lên tới hơn 10 năm nếu được điều trị đúng cách. Quan trọng là người bệnh cần tìm ra được những phương pháp chữa trị phù hợp. Cùng lắng chia sẻ trải nghiệm của một người bệnh cũng bị suy tim độ 4, nhưng đã thoát cửa tử nhờ tìm đúng giải pháp qua video sau:

Anh Sơn – Phú Thọ chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim giai đoạn cuối hiệu quả

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù và làm giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim độ 4. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

gọi điẹn

Một nghiên cứu năm 2016 ước tính rằng khoảng 80% số người bị suy tim nặng chỉ sống được dưới 5 năm sau khi được chẩn đoán. Một số nghiên cứu của khoa Tim mạch - Đại học Y kanazawa, Nhật bản cho thấy tỷ lệ sống 1 năm ở người bệnh suy tim sung huyết là 78.5% thì 5 năm sau chỉ còn là 50,4%. Còn đối với bệnh nhân ở giai đoạn 4 - giai đoạn cuối cùng của suy tim, rất khó tiên lượng, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: di truyền, lối sống cá nhân, phương pháp điều trị, nguyên nhân gây suy tim, độ tuổi, giới tính...

Xem thêm: Suy tim độ 4 sống được bao lâu? Liệu có phải đã cận kề cửa tử

Chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 4 cần lưu ý những gì?

Người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối hầu hết không tự chăm sóc được bản thân, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc nhiều vào người thân. Dưới đây là những cách chăm sóc bệnh nhân suy tim, đặc biệt là bệnh nhân suy tim độ 4.

- Thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 0,5g muối/ngày.

- Hạn chế lượng nước uống: chỉ uống khi khát hoặc dựa theo lượng nước tiểu trong 24 giờ để uống bù nước. Lượng nước uống vào sẽ bằng số lượng nước tiểu thải ra cộng thêm 300ml - nếu phù nhiều. Khi thấy nước tiểu sẫm màu có thể uống thêm.

- Ăn nhiều trái cây giàu vitamin và kali như chuối tiêu, cam, cà chua, cà rốt, bơ…

- Lựa chọn thức ăn lỏng mềm, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (nâng cao đầu) nếu suy tim rất nặng.

- Người chăm sóc cần thường xuyên xoa bóp ở 2 chi dưới giúp máu lưu thông và giảm nguy cơ tắc mạch.

- Tập các bài tập thể dục cho người suy tim thường xuyên 

- Kê cao gối khi ngủ để giảm bớt ho, khó thở về đêm. Nếu khó thở nhiều có thể dùng oxy để hỗ trợ thở.

Chế độ ăn giảm muối là cần thiết với người bệnh suy tim độ 4

Chế độ ăn giảm muối là cần thiết với người bệnh suy tim độ 4

Xem thêm: Chế độ ăn hợp lý nhất cho người bệnh suy tim

Cách chữa suy tim độ 4

Điều trị suy tim độ 4 bằng thuốc

Ở giai đoạn này việc điều trị bằng thuốc rất ít đáp ứng, tuy nhiên người bệnh vẫn phải dùng chúng để kiểm soát một phần triệu chứng, biến chứng. 

thuốc điều trị suy tim được dùng nhằm mục đích chính là giải quyết ứ trệ tuần hoàn và cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Các thuốc điều trị cơ bản bao gồm các thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn Beta, thuốc ức chế men chuyển… Ngoài ra, người bệnh suy tim độ 4 còn có thể được chỉ định một số thuốc như:  

- Thuốc chống trầm cảm: thường dùng nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Tránh sử dụng nhóm chống trầm cảm 3 vòng vì có thể gây hạ áp quá mức và rối rối loạn nhịp tim.

- Thuốc an thần: Nhằm cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.

- Thuốc giảm đau: các thuốc thường dùng là pa-ra-ce-ta-mol hay mor-phin sulfat (thuốc phiện) nếu người bệnh đau nhiều.

Suy tim giai đoạn cuối làm suy giảm nặng nề không chỉ sức khỏe mà còn cả tinh thần của người bệnh. Bởi vậy, các nhà khoa học đang nỗ lực không ngừng để điều trị bệnh suy tim nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Dùng giải pháp Đông y hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Nhiều chuyên gia tim mạch cho rằng, ngoài phác đồ điều trị cơ bản của Tây y, kết hợp sử dụng thêm Đông y sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh. Bởi hai phương pháp này hỗ trợ và bổ sung cho nhau sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm nhanh các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim.

Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp Đông Tây y kết hợp trong điều trị suy tim đã được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu  của Canada tháng 10/2014 cho thấy: TPCN Ích Tâm Khang giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu.

Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Ích Tâm Khang với người bệnh tim mạch 

Thực tế đã có nhiều người bệnh suy tim nặng độ 3, độ 4 đã có đáp ứng rất tốt với phương pháp điều trị này. Lắng nghe chia sẻ của Ông Thịnh – Thái Nguyên về trải nghiệm của mình khi áp dụng phương pháp này qua video sau:

Kinh nghiệm điều trị suy tim độ 3 của ông Thịnh (Thái Nguyên)

Phẫu thuật can thiệp điều chỉnh chức năng tim

Tùy từng nguyên nhân cụ thể gây suy tim và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như cấy máy tạo nhịp, phẫu thuật sửa chữa van tim, thay van, ghép tim…

Ở chặng cuối cùng của suy tim, người bệnh sẽ như ngọn đèn trước gió nếu không được chăm sóc và điều trị đúng phương pháp. Bởi vậy, nếu người thân của bạn bị suy tim độ 4 hãy thường xuyên trò chuyện, khuyến khích họ tiếp tục chiến đấu với bệnh tật và tuân thủ phác đồ điều trị, để kéo dài hơn nữa tuổi thọ và giúp họ cảm thấy mỗi ngày đều có ý nghĩa hơn.

Nguồn tham khảo: medscape.com nursingtimes.net

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

Danh sách bình luận
  • Mạnh ĐX
    Mạnh ĐX
    15:11 03/02/2021
    Chào bác sĩ. Bố tôi đã 80 tuổi, bị suy tim độ 4, có dùng Ích Tâm Khang được không ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:55 12/05/2022
      Chào bác,
      Bác hoàn toàn có thể sử dụng sớm Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần, uống cách thuốc tây từ 1-2 tiếng, tối thiểu sử dụng từ 3-6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ích Tâm Khang có tác dụng cung cấp năng lượng cho tim hoạt động, giãn mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn từ đó mà làm giảm nhanh các triệu chứng như đau ngực, ho, phù, khó thở và hạn chế tiến triển của bệnh, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Bác có thể lắng nghe kinh nghiệm điều trị của một người bệnh bị suy tim độ 4 nhưng giờ đây có thể sống khỏe mạnh như những người bình thường trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=nqM8vTuFrgY
      Ngoài ra, lối sống có cũng có ảnh hưởng đến kết quả điều trị: tốt nhất là bác nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…ăn giảm muối, thay vào đó thì nên ăn nhiều rau củ quả tươi, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, tránh ngủ quá muộn, tập hít thở sâu để giải tỏa căng thẳng.
      Chúc bác nhiều sức khỏe!
  • Đặng Thanh Thống
    Đặng Thanh Thống
    09:24 03/02/2021
    Chào bác sĩ cháu bị suy tim độ 4 thường xuyên bị mệt mỏi khó thở cháu sử dụng trợ tim nhưng bệnh vẫn tái phát
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:55 12/05/2022
      Chào bạn,
      Suy tim độ 4 đã là mức độ suy tim nặng, nên để phục hồi sức khỏe và chung sống khỏe mạnh với bệnh này cần phải có thời gian và có hướng điều trị tích cực. Bên cạnh các thuốc điều trị bạn cần phải điều chỉnh lối sống, chế độ ăn và tập luyện: ăn giảm muối, thực hiện chế độ ăn nhạt, hạn chế ăn những thực phẩm khó tiêu như lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ,...; thay vào đó nên bổ sung các loại rau quả tươi, ăn những đồ dễ tiêu, tránh hoạt động gắng sức, nhưng lại nên tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức và thường xuyên. Bạn có thể xem chi tiết các động tác cụ thể dành cho người bệnh suy tim ở bài viết sau:
      http://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/8-bai-tap-the-duc-lam-tang-hieu-qua-dieu-tri-suy-tim.html
      Với trường hợp bệnh nặng như bạn, có thể chỉ thuốc điều trị không là chưa đủ, bạn nên phối hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ phù hợp. Điển hình như Ích Tâm Khang là sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị suy tim, với tác dụng tăng cường sức bóp cho tim, giảm gánh nặng cho tim giúp tim hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau ngực, khó thở, ho, phù,... do tim. Hiệu quả này cùng với mức độ an toàn của sản phẩm Ích Tâm Khang cũng đã được chứng minh lâm sàng và được tạp chí quốc tế công nhận. Thực thế cũng có rất nhiều người bệnh suy tim dù suy tim mức độ nặng, nhưng sức khỏe đã được trở về như những người bình thường sau khi sử dụng Ích Tâm Khang đúng liều trình, đủ liều. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một người bệnh qua video sau:
      https://www.youtube.com/watch?v=CgH03I7QifQ&list=PLM9GS9CJrvmuwTtBD89s6xwH-aLZIfF9v&index=5
      Chúc bạn sức khỏe.
      Thân mến!
  • Thắng
    Thắng
    09:24 03/02/2021
    Chào bác sĩ. Bố tôi đã 80 tuổi, bị suy tim độ 4, có dùng Ích Tâm Khang được không ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:56 12/05/2022
      Chào bác,
      Bác hoàn toàn có thể sử dụng sớm Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần, uống cách thuốc tây từ 1-2 tiếng, tối thiểu sử dụng từ 3-6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ích Tâm Khang có tác dụng cung cấp năng lượng cho tim hoạt động, giãn mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn từ đó mà làm giảm nhanh các triệu chứng như đau ngực, ho, phù, khó thở và hạn chế tiến triển của bệnh, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Bác có thể lắng nghe kinh nghiệm điều trị của một người bệnh bị suy tim độ 4 nhưng giờ đây có thể sống khỏe mạnh như những người bình thường trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=nqM8vTuFrgY
      Ngoài ra, lối sống có cũng có ảnh hưởng đến kết quả điều trị: tốt nhất là bác nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…ăn giảm muối, thay vào đó thì nên ăn nhiều rau củ quả tươi, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, tránh ngủ quá muộn, tập hít thở sâu để giải tỏa căng thẳng.
      Chúc bác nhiều sức khỏe!