Phẫu thuật hở van tim thường tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, đây là chỉ định cần thiết để sửa chữa hay thay thế van khi không thực hiện được các phương pháp điều trị khác. Vì thế, bạn cần biết những kiến thức về cách chăm sóc trước và sau mổ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Mổ hở van tim có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh
Mổ hay phẫu thuật hở van tim là một trong những phẫu thuật kinh điển và phức tạp nhất trong điều trị các bệnh lý tim mạch. Bác sĩ buộc phải mổ lồng ngực của người bệnh, tiếp cận đến các cấu trúc bên trong như các van tim, thành tim để sửa chữa những khiếm khuyết tại van tim (sửa chữa van) hoặc thay van nhân tạo.
- Phẫu thuật sửa van tim: Đối với hình thức phẫu thuật này, người bệnh sẽ bảo tồn được van tim tự nhiên, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng van tim, giảm liều lượng thuốc chống đông máu phải sử dụng.
- Phẫu thuật thay van tim: Là hình thức phẫu thuật thay van tim mới hoàn toàn cho người bệnh, van mới có thể là van sinh học hoặc van cơ học.
Người bệnh thường tỉnh dần trong khoảng 2 giờ, đôi khi có thể lâu hơn tùy theo sức khỏe từng người. Một số trường hợp gặp phải tình trạng nghe hoặc mở mắt được nhưng không vận động được tay chân. Điều này là bình thường sau mổ vì cơ thể vẫn còn chịu ảnh hưởng của thuốc gây mê. Khi thuốc hết tác dụng thì người bệnh có thể cử động trở lại như thường.
Thông thường, những trường hợp sau đây sẽ được chỉ định phẫu thuật thay van tim:
- Các phương pháp điều trị nội khoa đã không còn hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
- Những trường hợp bị hở van mức độ nặng (thường từ 3/4 đến 4/4).
- Chức năng tim bị suy giảm nghiêm trọng và các triệu chứng của bệnh hở van tim xuất hiện với tần suất dày đặc và thường xuyên.
- Đường kính buồng tim trái lớn và xuất hiện rung nhĩ.
Những trường hợp phải chỉ định mổ hở van tim sẽ được các bác sĩ tim mạch xem xét cũng như cân nhắc kỹ lưỡng. Để tìm hiểu chính xác hơn về những trường hợp cần phẫu thuật thay van tim tại bài viết sau đây:
Bệnh van tim khi nào cần phẫu thuật? Biết để điều trị đúng cách
Những trường hợp phẫu thuật hở van tim sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng
Mổ hở van tim là cần thiết trong các trường hợp hở van tim nặng kèm theo triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, đánh trống ngực, phù… Một số rủi ro từ biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải như:
- Sau mổ tim hở vết mổ lớn có thể khiến người bệnh đau nhiều, mất máu nhiều, thời gian hồi phục lâu hơn so với mổ nội soi.
- Biến chứng nhiễm trùng màng tim, xuất hiện cục máu đông, rối loạn nhịp tim, biến cố về gây mê…
- Có thể xuất hiện biến chứng viêm nội tâm mạc, làm hư hỏng van và sẽ phải phẫu thuật lần 2.
- Đặc biệt, biến chứng đáng chú ý của phẫu thuật mổ tim hở là nhiễm trùng xương ức, đây là biến chứng có tỉ lệ thấp (< 1%) nhưng khi xảy ra sẽ làm tăng nguy cơ tử vong từ 30 - 50% hoặc thời gian nằm viện kéo dài.
Tùy vào loại van tim cần thay thế, sửa chữa mà chi phí phẫu thuật hở van tim sẽ khác nhau. Đó là chưa kể đến các yếu tố khác như: các loại thuốc sử dụng trong quá trình điều trị, thời gian nằm viện, bảo hiểm người bệnh được hưởng trong quá trình phục hồi, điều trị trái tuyến hay đúng tuyến...
Chi phí cho một ca mổ hở van tim sẽ có mức giá giao động từ 80 - 300 triệu, tùy từng ca bệnh. Còn đối với các ca mổ sửa van tim sẽ ít tốn kém hơn thay van tim. Nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được chi trả tối đa 45 tháng lương cơ bản ~ 67 triệu đồng. Bạn có thể xem cụ thể hơn về mức giá tại bài viết sau đây:
Chi phí thay van tim, mức Bảo hiểm Y tế chi trả tối đa là bao nhiêu?
Chi phí phẫu thuật hở van tim thường thấp hơn so với chi phí mổ nội soi tim
Sau khi thay van tim, sức khỏe của người bệnh được phục hồi gần như về trạng thái sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, tuổi thọ sẽ không thể được như người bình thường, bởi sau thay van người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc điều trị để duy trì kết quả điều trị. Người bệnh vẫn có thể gặp rủi ro do thuốc điều trị, van hư hỏng,...
Để tìm hiểu kỹ hơn về tuổi thọ theo từng mức độ bệnh sau khi phẫu thuật thay van, bạn có thể xem thêm bài viết: Tuổi thọ sau thay van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ
Phẫu thuật mổ hở van tim là một phẫu thuật lớn, nhiều rủi ro. Vì thế phục hồi sau thay van tim, sửa chữa, nong van là một thách thức với người bệnh. Quá trình hồi phục ở mỗi người sẽ không giống nhau nhưng việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm đau đớn, chóng hồi phục.
Do phẫu thuật mổ hở phải mở lồng ngực và cần một thời gian để xương ức liền sẹo trở lại. Ngay sau thời gian phẫu thuật người bệnh có thể ngồi trên ghế hay đi lại nhẹ nhàng nhưng tránh vận động 2 tay quá nhiều vì có thể tăng đau.
- Trong vòng vài ngày đầu sau mổ, nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, hạn chế muối.
- Khi ngủ nên nằm tư thế đầu cao 45 độ là thoải mái nhất, thay đổi tư thế thường xuyên sau vài giờ.
- Tập ho nhẹ nhàng và tập thở sâu để tránh biến chứng về phổi.
Trong những ngày đầu sau mổ, người bệnh hở van tim nên ngủ ở tư thế đầu cao.
Trong thời gian 6 tuần sau mổ, khi vận động người bệnh cần lưu ý tránh làm ảnh hưởng đến vết mổ ở xương ức.
- Không ưỡn người về phía trước hoặc về phía sau.
- Nếu bạn cần ngồi dậy thì nên nhờ người thân giúp đỡ.
- Không nhấc vật nặng trên 2kg trong thời gian 3 tháng đầu sau mổ.
- Không giơ cao tay hơn đầu.
- Thực hiện các động tác chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Khi tắm tuyệt đối không làm nhiễm nước vào vết mổ trong thời gian 1-2 tuần đầu.
- Chú ý thay băng thường xuyên theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế để chăm sóc vết mổ cho đến khi lành hoàn toàn.
Sau phẫu thuật, cần theo dõi sát sao quá trình phục hồi của người bệnh, nếu có dấu hiệu bất thường như khó thở, đau tức ngực, đau đầu, tê yếu một nửa người, sốt cao,... thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được chỉ dẫn, xử lý kịp thời.
Xem thêm: Phương pháp giúp phục hồi và dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sau phẫu thuật tim
Người bệnh nên ăn nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, thịt nạc, cá và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Nên hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, đường, muối và natri (dưa muối, thịt đông lạnh…). Nói chung, chế độ ăn ít chất béo, giàu chất xơ là tốt nhất.
Chế độ ăn ít chất béo sẽ giúp người bệnh phẫu thuật hở van tim phục hồi nhanh hơn
Sau khi thay van tim, đặc biệt ở những người thay van nhân tạo phải dùng thuốc chống đông máu thường xuyên. Do đó người bệnh cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau xanh lá thẫm, các loại cải (cải xoăn, cải bắp…), khoai tây, quả bơ, súp lơ xanh, măng tây… Bởi những thực phẩm này làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông.
Xem thêm: Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh sau thay van tim.
Cùng với chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh có thể kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để chóng hồi phục sức khỏe, cải thiện chức năng tim như TPCN Ích Tâm Khang.
Đây là một trong số thực phẩm chức năng tốt cho tim đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada có hiệu quả làm giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực ở người bệnh tim mạch, suy tim.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có lời giải đáp cho băn khoăn “Mổ hở van tim có nguy hiểm không”. Thực tế, sau mổ hở van tim thành công cũng không có nghĩa là bệnh tim khỏi hoàn toàn, mà chỉ là chuyển từ tình trạng bệnh lý nặng sang tình trạng bệnh ổn định hơn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, tái khám đầy đủ hàng năm, kết hợp với lối sống khoa học, lành mạnh là giải pháp hữu hiệu giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tài liệu tham khảo: epainassist.com, heartfoundation.org.nz, tapchi.vnha.org.vn, texasheart.org, heart.org
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.