Trò đùa trớ trêu của số phận đã khiến anh Nguyễn Hùng Sơn và gia đình nhỏ của mình ở xã Minh Tân, Việt Trì phải chịu bao cay đắng, anh chẳng may mắc phải căn bệnh suy tim độ 4. Thế nhưng, không bằng lòng với hai chữ “số phận”, anh đã thắng và làm chủ được vận mệnh của mình, dù có lúc tưởng chừng như phải buông xuôi tất cả.
Khi hỏi đến anh Nguyễn Hùng Sơn, gần như cả xã Minh Tân (Minh Đông, Việt Trì, Phú Thọ) này không ai là không biết – từ một người bị suy tim độ 4 phải nằm giường thở bình oxy lại bỗng dưng khỏe mạnh và mở được tiệm sửa xe đạp. Ở vùng quê nghèo lam lũ, bị suy tim độ 4 là điều gì đó thật kinh khủng, thế nên khỏi được bệnh thì quả thực đáng ngạc nhiên.
Bệnh trọng, mỗi năm anh Sơn phải nhập viện 6 – 7 lần. Đến năm 2009, anh được chuyển lên tuyến trên điều trị. Lúc đó, anh không thể thở nếu thiếu bình oxy.
“Thời gian đầu khám và chữa ở Bệnh viện Phú Thọ, bác sỹ bảo tôi bị suy tim độ 3, sau đó tăng lên độ 4. Khi chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe của tôi đã kém lắm rồi. Bác sỹ hỏi tại sao để nặng như vậy mới đưa đến, vợ chồng tôi chỉ biết thở dài”, anh Sơn nhớ lại.
Theo lời bác sỹ, giải pháp tốt nhất đối với bệnh tình của anh Sơn lúc bấy giờ là phẫu thuật tim với chi phí lên tới 80 triệu đồng. Nhà có 4 người thì 2 đứa con đang tuổi ăn học, kể từ khi anh Sơn mắc bệnh, gánh nặng kinh tế đè lên đôi vai người vợ - chị Lê Thị Kim Lan. Dù bươn chải kiếm sống, nhưng may mắn lắm cũng chỉ đủ lo cho con đi học và sống qua ngày.
Biết chồng mắc bệnh nan y, chị vừa hốt hoảng vừa lo lắng về chi phí điều trị. “Bác sỹ bảo mổ mất 80 triệu, tôi chỉ biết khóc. Họ hàng hai bên chỉ hỗ trợ được phần nhỏ, còn chủ yếu là gia đình phải tự lo. Bán nhà, bán đất thì không có chỗ ở, mà mổ cũng chưa chắc đã khỏi bệnh. Thôi thì vợ chồng bàn bạc với nhau không mổ nữa, chỉ mua thuốc uống cầm chừng, sống được thêm ngày nào hay ngày đấy…”, người đàn bà lam lũ có phần già hơn tuổi kể lại.
Nhìn vào bức ảnh chân dung của mình trong tủ, anh Sơn nửa đùa nửa thật, lúc đó cảm thấy khó mà qua được nên năm 2010 nhờ chị gái làm cho một cái ảnh, coi như chuẩn bị sẵn…
“Có lúc tuyệt vọng, tôi xác định buông xuôi tất cả, gọi vợ con lại dặn dò lời cuối rồi đợi đến giờ Ngọ pha một ấm chè thật đặc để kết thúc cuộc sống này. Dằn vặt mãi rồi lại nghĩ tại sao nhiều người khổ hơn mình họ vẫn vượt qua được, mình lại dễ dàng buông xuôi? Vậy là tôi đổ bỏ ấm chè, lên giường tiếp tục thở bình oxy”, anh Sơn trải lòng.
Chia sẻ của anh Nguyễn Hùng Sơn về hành trình vượt qua căn bệnh suy tim độ 4
Chi phí chữa bệnh tăng lên từng ngày, đồ vật có giá trị trong nhà cũng dần đội nón ra đi. Hàng ngày chị Lan đi làm, con đi học, làm bạn với anh Sơn chỉ có một chiếc đài nhỏ và bình oxy để duy trì sự sống.
Nghĩ đến những ngày tháng đó, anh Sơn vừa buồn lại vừa vui. Người ta bảo, anh vì nghèo mà thoát hiểm, tưởng như một nghịch lý nhưng lại thật đúng. Thường, chỉ những người kinh tế khá giả mới đủ khả năng tiếp cận các phương pháp điều trị hiện đại, có cơ may thoát bệnh hiểm nghèo. Nhưng trường hợp khó tin mà có thật của anh dường như là minh chứng cho điều ngược lại.
“Sau khi nghe được chương trình về sản phẩm Ích Tâm Khang trên đài, linh tính mách bảo chắc chắn lần này sẽ được. Lúc đó trong túi chỉ còn đúng 72.000 đồng, tôi đành nhờ chị gái hỗ trợ tiền để mua về uống cùng với thuốc bác sỹ kê đơn. Ban đầu uống 6 viên/ngày, sau đó giảm xuống 4 viên. Khi uống đến hộp thứ 3, tôi không phải thở oxy nữa, lúc đó mới thấy rằng mình đã sống. Uống đến hộp thứ 32 có thể bế được mẹ, chạy được lên dốc…”, cuộc sống của anh Sơn bắt đầu trở lại từ đó.
Giây phút bỏ được bình oxy và thở được bằng chính sức lực của mình có lẽ anh Sơn không bao giờ quên được. Mặc dù sức khỏe không thể trở lại 100% như trước, nhưng đối với anh Sơn, có thể mở tiệm sửa xe phụ giúp gánh nặng tài chính cho vợ, đã là hạnh phúc lắm rồi.
“Nhắc đến suy tim độ 4, chắc ai cũng sẽ nhăn mặt vào nhưng riêng tôi lại thở phào nhẹ nhõm. Vừa qua đi khám lại thì bác sỹ nói bệnh suy tim của tôi đã ổn định. Nếu hồi đó mổ, tôi chắc gì đã được thế này, mà vợ con tôi chắc chắn không còn nhà để ở. Nếu hồi đó nhắm mắt uống nước chè đặc, có lẽ mọi chuyện cũng đã xong… Thật sự là mình phải làm chủ số phận của mình”, anh Sơn nói.
Điều kỳ diệu đã xảy ra khi anh tuyệt vọng nhất, đã giúp anh chiến thắng trong trò chơi bất đắc dĩ với số phận. Đối với anh Sơn, gặp đúng thầy, đúng thuốc là một cái may lớn. Anh trân quý đến độ nâng niu, cất giữ từng vỏ hộp Ích Tâm Khang, cũng là minh chứng cho ý chí và nỗ lực vượt qua cửa tử của mình.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm thoát cửa tử của người suy tim độ 3, độ 4
*Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.