5 biến chứng sau phẫu thuật tim khiến người bệnh dễ gặp rủi ro

A- A+

Sau phẫu thuật tim, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… do cục máu đông, suy thận, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, xuất huyết do dùng thuốc chống đông kéo dài… Bằng cách hiểu rõ về các biến chứng sau phẫu thuật tim và có kế hoạch chăm sóc tốt, người bệnh có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi và sớm trở về cuộc sống bình thường.

Có nhiều biến chứng sau phẫu thuật thuật tim rất nguy hiểm

Có nhiều biến chứng sau phẫu thuật thuật tim rất nguy hiểm

Phẫu thuật tim thường được chỉ định trong các trường hợp điều trị bằng thuốc không còn đem lại hiệu quả nhằm: sửa chữa/thay van tim, sửa chữa dị tật bẩm sinh, cấy ghép thiết bị hỗ trợ chức năng tim, bắc cầu nối chủ vành hoặc thay tim.

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, nhiều biến cố nguy hiểm cũng có thể xảy ra như: chảy máu, nhiễm trùng, nhịp tim bất thường, ngưng tim, chèn ép tim. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, tỷ lệ các biến chứng trong quá trình mổ đã được giảm thiểu. Chủ yếu người bệnh và gia đình cần chú ý đến các biến chứng xuất hiện trong quá trình hậu phẫu.

5 biến chứng sau phẫu thuật tim người bệnh cần lưu ý 

Mổ tim có thể gây biến nhiều biến chứng. Tuy nhiên 5 biến chứng dưới đây là thường gặp và nguy hiểm nhất

Biến chứng do cục máu đông

Biến chứng do sự hình thành cục máu đông khá thường gặp ở bệnh nhân thực hiện phẫu thuật tim. Nếu nhẹ, cục máu đông chỉ làm tắc mạch chi nhưng nặng hơn có thể gây ra các biến cố như:

Kẹt van tim

Trường hợp huyết khối làm kẹt van tim nhân tạo chiếm 0,3 – 1,3% bệnh nhân thay van tim mỗi năm. Chủ yếu gặp ở người dừng thuốc chống đông máu đột ngột hoặc có thay đổi liều chống đông. 

Các dấu hiệu cảnh báo hình thành huyết khối mà người bệnh có thể gặp phải gồm: mệt mỏi hoặc khó thở tăng nặng hơn, kéo dài trong vài ngày. Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối, trường hợp nặng cần mổ lấy huyết khối hoặc đặt thiết bị lọc tĩnh mạch chủ dưới. Vì vậy, nếu người bệnh sau phẫu thuật  tim có dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Biến chứng kẹt van tim do cục máu đông khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở

Biến chứng kẹt van tim do cục máu đông khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở

Nhồi máu cơ tim

Ngoài gây kẹt van, xuất huyết não, cục máu đông còn có thể gây nhồi máu cơ tim. Đây là biến cố tim mạch cực kỳ nghiêm trọng, có thể lấy đi tính mạng người bệnh trong một thời gian ngắn. 

Những triệu chứng cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim mà người bệnh cần chú ý gồm: cảm giác nặng, khó chịu ở vùng ngực, cánh tay, lưng, hàm, bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi, khó thở… Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn nên theo dõi và sớm đến bệnh viện kiểm tra.

Nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada cho thấy, sử dụng sớm sản phẩm thảo dược Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật tim, đặc biệt là nguy cơ hỏng van, nhồi máu cơ tim, suy tim. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

hotline

Đột quỵ

Đột quỵ là hậu quả của việc cục máu đông di chuyển theo dòng máu làm tắc nghẽn mạch máu não. Đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh sau điều trị. Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà người bệnh cần đặc biệt chú ý là:

  • Có cảm giác tê vùng mặt, chân tay hoặc cả nửa người một cách đột ngột.
  • Ngất xỉu, mất ý thức, thờ ờ hoặc nhầm lẫn trong việc trả lời các câu hỏi.
  • Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn ba.
  • Chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng hoặc gặp khó khăn trong việc phối hợp động tác.
  • Đau đầu dữ dội.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Biến chứng sau phẫu thuật tim này là tình trạng nhiễm khuẩn trên bề mặt nội mạc của tim. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm, có thể gây hỏng van tim, áp xe cơ tim hoặc làm phình mạch xung quanh tim. Vì thế, người bệnh cần phải dùng kháng sinh dự phòng trước và sau khi thực hiện thủ thuật.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà người bệnh cần chú ý: Sốt cao nhiều ngày không rõ nguyên nhân, ớn lạnh, đau nhức xương khớp, chán ăn, mệt mỏi… Nếu bạn có dấu hiệu kể trên thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Đình Hiến (bệnh viện Xanh Pôn) tư vấn về biến chứng viêm nội tâm mạc sau thay van tim

Xuất huyết khi dùng thuốc chống đông kéo dài

Sử dụng thuốc chống đông làm gia tăng nguy cơ chảy máu ở người bệnh sau phẫu thuật tim mạch. Tình trạng này gặp phải ở khoảng 1% người bệnh, thường gặp ở phẫu thuật thay van tim là chính, đặc biệt là van tim cơ học nhiều hơn. Do người bệnh thay van tim cơ học phải dùng thuốc chống đông suốt đời. Vì thế, những người bệnh này cần được theo dõi nguy cơ chảy máu cẩn thận.

Suy giảm hoặc rối loạn chức năng thận

Theo các báo cáo, có khoảng 20/100 người bệnh sau phẫu thuật tim gặp vấn đề về thận. Đặc biệt, cứ 100 người sẽ có 1 người cần phải lọc máu một khoảng thời gian sau khi phẫu thuật tim đến khi thận có thể hoạt động lại bình thường.

Các biến chứng khác sau phẫu thuật tim

Ngoài những biến chứng sau phẫu thuật tim kể trên, người bệnh có thể gặp một số biến chứng và triệu chứng khó chịu khác như sau:

  • Van bị thoái hóa: Van tim thay thế thường chỉ duy trì được 15 - 20 năm với van cơ học và 8 - 10 năm với van sinh học. Vì thế để kéo dài tuổi thọ van tim, người bệnh cần có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật tốt.
  • Biến chứng hở cạnh chân van: Biến chứng này xảy ra khi có tuột chỉ khâu van, nhiễm khuẩn, xơ hóa hoặc canxi hóa xung quanh vòng van. Nếu bị nặng, bạn cần mổ lại.
  • Rung nhĩ: Thường gặp ở phẫu thuật liên quan đến ghép bắc cầu động mạch (3/10 người), thay van tim (4/10) người và phẫu thuật tim kết hợp (5/10 người). Nếu tình trạng rung nhĩ kéo dài bạn nên liên hệ với bác sĩ.
  • Bí tiểu, kém ăn, buồn nôn, giảm thị lực, mất ngủ, khó ngủ hoặc ra mồ hôi nhiều lúc ngủ: Các tình trạng này thường xảy ra trong vài tuần đầu và sẽ cải thiện nếu bạn có kế hoạch chăm sóc sau mổ tốt.
  • Đau họng, khàn giọng: Nguyên nhân là do trong lúc phẫu thuật bác sĩ có sử dụng các ống dẫn thông qua cổ họng. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày.

 Hở cạnh chân van là biến chứng sau mổ thay van tim có thể khiến người bệnh phải phẫu thuật lại

Hở cạnh chân van là biến chứng sau mổ thay van tim có thể khiến người bệnh phải phẫu thuật lại

Sau mổ tim bệnh nhân cần lưu ý gì để không xảy ra biến chứng?

Để phòng tránh các biến chứng sau phẫu thuật tim, các chuyên gia tim mạch đã khuyến cáo rằng người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi các dấu hiệu bất thường, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, cẩn thận trong hoạt động thể lực và bổ sung thảo dược tăng cường chức năng tim. Cụ thể như sau:

Theo dõi các triệu chứng và tái khám định kỳ đều đặn

Nếu người bệnh sau khi phẫu thuật tim xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C
  • Xuất hiện tình trạng đau thắt ngực như trước khi mổ
  • Bị tăng cân từ 0,9 - 1,3kg trong 1 - 2 ngày, chân tay bị phù, đặc biệt vùng mắt cá chân
  • Vết khâu mổ bị chảy dịch màu đỏ hoặc xuất hiện dịch như mủ
  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, ngất
  • Xuất hiện các vết thâm tím không rõ nguồn gốc.

thì cần báo ngay cho bác sĩ. Bởi đây là các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau phẫu thuật tim.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Ngoài thuốc điều trị, chế độ ăn, tập luyện thì giải pháp từ thảo dược như Ích Tâm Khang cũng góp phần làm giảm áp lực lên tim, làm tăng tuổi thọ của van tim, hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Nghiên cứu tại Bệnh viện TWQĐ 108 còn cho thấy: Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, đánh trống ngực, ho, phù và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Kết quả này cũng được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada. 

Thực tế, phần lớn người bệnh gặp các vấn đề tim mạch sử dụng kết hợp Ích Tâm Khang với thuốc điều trị đều cho kết quả tốt.

Cô Nhung - Nam Định chia sẻ trải nghiệm của mình trong quá trình điều trị bệnh

Xem thêm: Chia sẻ của chuyên gia, người bệnh tim mạch về Ích Tâm Khang

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Phần lớn bệnh nhân sẽ bị chán ăn sau phẫu thuật. Do đó, người nhà cần động viên người bệnh cố gắng ăn uống. Trường hợp bệnh nhân vẫn từ chối ăn uống, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị. 

Lưu ý, gia đình nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân, đa dạng thực phẩm, ưu tiên các đồ dễ tiêu nhằm đảm bảo dinh dưỡng mà không tạo thêm gánh nặng cho tim. Một số thực phẩm tốt cho người sau mổ tim là rau xanh, trái cây tươi, thịt trắng và ngũ cốc nguyên hạt, các gia vị như tỏi, nghệ, gừng, quế…

Với những người bệnh dùng dùng thuốc chống đông, nên tránh ăn thực phẩm giàu vitamin K như súp lơ xanh, rau cải, cần tây… và các sản phẩm có chứa cam thảo, nhân sâm để tránh bị xuất huyết. Ngoài ra, không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi nếu phải dùng thuốc hạ mỡ máu statin, không uống rượu, bia, ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật và da của gia cầm…

Xem thêm: Chế độ ăn tốt cho người bệnh sau thay van tim

Cẩn thận khi hoạt động thể lực

Để quá trình phục hồi sau phẫu thuật được nhanh hơn cũng như hạn chế nguy cơ bị các biến chứng sau phẫu thuật tim, người bệnh nên vận động. Tuy nhiên cần nhẹ nhàng bằng cách bắt đầu đi chậm từng bước, sau đó tăng dần cường độ và quãng đường. Nếu thấy các dấu hiệu: khó thở, chóng mặt hoặc đau ngực, nên dừng lại nghỉ ngơi và vận động tiếp khi cơ thể đã phục hồi.

Ngoài ra, gia đình và bệnh nhân sẽ cần lưu ý thêm các điều sau đây:

  • Không nên đứng tại chỗ quá 15 phút
  • Không nhấc hoặc kéo đẩy vật nặng từ 2kg trong 3 tháng đầu tiên
  • Có thể leo cầu thang nhưng phải thực hiện một cách từ từ (trừ trường hợp bị hạn chế theo yêu cầu của bác sĩ)
  • Không thực hiện những động tác gây căng lồng ngực hoặc như ưỡn người về phía sau, giơ tay cao hơn đầu, kéo tay người bệnh) trong 4 tuần đầu.
  • Không lái xe ít nhất trong 4-6 tuần, nếu được bạn nên nghỉ ngơi, không làm việc trong 8 tuần
  • Không đi du lịch trong 4 tuần đầu, sau đó có thể đi du lịch nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ để chuẩn bị thuốc trong quá trình di chuyển.
  • Chỉ nên quan hệ tình dục trở lại sau 4 tuần khi bệnh nhân có thể leo được cầu thang hoặc đi bộ 500m mà không bị mệt.

Trên đây là một số biến chứng sau phẫu thuật tim người bệnh cần lưu ý, tuy nhiên  không phải bất kỳ phẫu thuật tim nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro, nhưng tất cả những biến chứng sau thay van tim đều là trường hợp y tế khẩn cấp, cần phải cấp cứu ngay lập tức. Vì vậy, đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể để bảo vệ bản thân mình khỏi những rủi ro đáng tiếc.

Tham khảo: heartfoundation, suckhoedoisong.vn, vnha

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thuốc chữa bệnh.