Những điều cần biết về thuốc hạ mỡ máu statin trong điều trị mạch vành

A- A+

Statin thường được sử dụng trong điều trị bệnh mạch vành để giúp giảm cholesterol máu, ngăn xơ vữa mạch vành tiến triển và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.

Statin làm giảm cholesterol trong máu bằng cách ức chế sinh tổng hợp cholesterol và làm giảm cholesterol trong tế bào gan. Statins bao gồm các thuốc như atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Altoprev), pitavastatin (Livalo), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor) và simvastatin (Zocor)

Khi nào người bệnh mạch vành cần dùng statin?

Statin chỉ được sử dụng khi được sự đồng ý của bác sỹ

Statin chỉ được sử dụng khi được sự đồng ý của bác sỹ

Statin được chỉ định sau khi bác sỹ đánh giá mức cholesterol trong máu và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Mức cholesterol lý tưởng là dưới 200mg/dL (6,22mmol/L), LDL cholesterol (cholesterol xấu) dưới 100mg/dL (3,37mmol/L).

Nếu nguy cơ nhồi máu cơ timđột quỵ thấp nhất, bạn sẽ không cần đến statin, trừ khi LDL cholesterol trên 190mg/dL (4,9mmol/L). Nếu bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim trong quá khứ, bạn cũng có thể được chỉ định statin, kể cả khi mức cholesterol không cao, để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát

Những lợi ích khác của statin trên tim mạch

Không chỉ làm giảm cholesterol, điều trị bệnh mạch vành, statin còn có những lợi ích khác. Một trong số đó là đặc tính chống viêm, giúp ổn định lớp niêm mạc mạch máu. Đặc tính này có ảnh hưởng sâu rộng, từ não bộ đến tim, mach máu và các cơ quan trên khắp cơ thể. 

Đối với trái tim, ổn định lớp niêm mạc mạch máu giúp giảm giảm khả năng vỡ mạch máu, từ đó phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Statin cũng giúp thư giãn mạch máu và hạ huyết áp.

Người bệnh mạch vành cần sử dụng statin trong bao lâu?

Nhiều người ngưng sử dụng thuốc hạ mỡ máu statin ngay sau khi thấy mức cholesterol giảm. Tuy nhiên, điều này có thể làm cho mức cholesterol của bạn tăng trở lại, vì vậy bạn nên duy trì sử dụng thuốc lâu dài cho đến khi có sự điều chỉnh từ bác sĩ.

Trong trường hợp, mức cholesterol của bạn đã được kiểm soát tốt bằng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học và duy trì cân nặng lành mạnh, bác sỹ có thể cho tạm ngưng sử dùng trong một thời gian.

Các tác dụng phụ của statin

Statin được dung nạp tốt bởi hầu hết người bệnh, tuy nhiên thuốc vẫn có những tác dụng phụ nhất định.

Tác dụng phụ thường gặp, ít nghiêm trọng của statin

 Bao gồm đau cơ và đau khớp (phổ biến nhất); đau đầu; buồn nôn.

Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng

Vấn đề về cơ bắp: Statin có thể gây đau và tổn thương cơ bắp, đặc biệt là nếu bạn đang dùng statin liều cao. Trong trường hợp nặng, các tế bào cơ thể bị phá vỡ (tiêu cơ vân) sẽ phát hành một loại protein có tên myoglobin vào trong máu. Myoglobin có thể làm hỏng thận.

Statin có thể gây tổn thương gan

Statin có thể gây tổn thương gan

Tổn thương gan: Sử dụng statin kéo dài cũng có thể làm tăng men gan. Nếu chỉ tăng nhẹ, bạn có thể tiếp dục dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn nên đi khám ngay nếu có triệu chứng mệt mỏi bất thường, mất cảm giác ngon miệng, đau bụng trên, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc vàng mắt.

Tăng đường huyết hoặc bệnh đái tháo đường type 2: Đường trong máu có thể tăng lên khi dùng statin, dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.

Vấn đề về nhận thức: Một số người bị mất nhớ và nhầm lẫn sau khi sử dụng statin. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học không cung cấp bằng chứng cho thấy statin thực sự gây ra các vấn đề về nhận thức.

Ngoài ra, statin có thể tương tác với các thuốc hoặc chất bổ sung khác. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc sử dụng các loại thuốc khác trong quá trình sử dụng statin.

Lưu ý sử dụng statin

Không ăn bưởi hay nước ép bưởi khi uống thuốc statin

Tác dụng phụ của nhóm statin và khả năng tương tác của nhóm này với các thuốc điều trị hay thực phẩm có khác nhau, tùy theo từng loại thuốc. Nhưng riêng với bưởi hoặc nước ép bưởi có thể gây ra phản ứng tiêu cực nhất đối với gan, thận, đặc biệt là cơ vân (cơ vận động gắn với xương). Trong nước bưởi có một hoạt chất có khả năng ức chế sự hoạt động của enzyme cytochrom P450 nên làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc, tích lũy nồng độ thuốc gây hại cho cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, tiêu cơ vân, thậm chí là suy thận. 

Không tập thể dục với các môn tập nặng

Tập các bài thể dục mạnh có thể  làm tăng nguy cơ chấn thương cơ bắp ở những người uống statin. Để hạn chế rủi ro này, bạn cần tập với cường độ và thời gian phù hợp

Một số thuốc có thể làm tăng tác dụng phụ của các thuốc trong nhóm statin như

thuốc chống loạn nhịp Amidaron, thuốc hạ mỡ máu gemfibrozil, thuốc kháng sinh nhóm clarithromycin và một số thuốc chống nấm, thuốc ức chế miễn dịch. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng của tất cả các loại thuốc khi dung chung với các thuốc statin – vì đôi khi các bác sỹ cũng không để ý hết được những vấn đề này.

Uống statin khi nào là tốt nhất

-  Thời điểm uống thích hợp nhất của các thuốc nhóm statin vào buổi tối là tốt nhất, vì thời gian này các enzyme tổng hợp cholesterol hoạt động mạnh nhất (80% cholesterol trong cơ thể là do gan tổng hợp từ nguồn năng lượng dự trữ, chỉ có 20% là được hấp thu qua đường ăn uống). Nhưng cũng có 1 vài loại trong nhóm này có thời gian bán hủy nhanh, nên thời điểm uống là 2 lần/ngày (thời gian bán thải là thời gian một nửa liều thuốc được đào thải ra ngoài).

Xem thêm:

6 nguyên nhân gây tăng cholesterol máu

Phòng tránh bệnh tim với chế độ ăn giảm Cholesterol