Một chế độ ăn khoa học, ít chất béo sẽ có lợi cho sức khỏe, góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giúp giữ gìn một trái tim mạnh khỏe.
Cơ thể con người cần Cholesterol để hoạt động nhưng chúng ta thường tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày, cả hai loại này đều làm tăng lượng cholesterol xấu - LDLc. Cholesterol xấu làm xơ vữa động mạch, từ đó gây ra các bệnh tim mạch. Ngược lại, HDLc là loại cholesterol tốt, giúp vận chuyển Cholesterol từ các cơ quan trong cơ thể về gan và loại bỏ khỏi cơ thể. Vì thế bạn cần chú ý giảm lượng Cholesterol LDL và tăng lượng Cholesterol HDL, bắt đầu từ chế độ ăn uống và luyện tập. Ngay cả khi bạn đã được bác sĩ kê đơn thuốc để hạ Cholesterol thì yếu tố quyết định lâu dài để hạ Cholesterol vẫn là chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường vận động để tăng sức khỏe tim mạch.
Những bí quyết đơn giản sau sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng cholesterol trong máu.
Hãy lựa chọn thực phẩm cho 1 bữa ăn theo quy tắc một bàn tay để không làm tăng cholesterol máu
Chúng ta cũng thường có xu hướng ăn nhiều hơn mức cần thiết, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, dẫn đến việc tăng cân tăng Cholesterol trong máu. Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng kiểm soát khẩu phần cho một bữa ăn bằng cách sử dụng quy tắc "một bàn tay" nghĩa là: thông thường khẩu phần thịt hay cá chỉ cần nằm gọn trong lòng bàn tay là đủ, khẩu phần trái cây thì bằng khoảng nắm đấm của bạn, khẩu phần rau củ, gạo hay mì lại chỉ cần nằm gọn trong bàn tay hơi khum lại.
Dù bị bệnh tim mạch hay không thì bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây
Bạn nên dùng nhiều rau củ và trái cây, 5-9 khẩu phần /ngày, để giúp giảm lượng cholesterol LDL. Lượng chất chống oxy hóa trong các loại thức ăn trên sẽ rất hữu ích trong vấn đề này. Một lý do nữa là nếu bạn ăn nhiều rau củ và trái cây, bạn sẽ tự nhiên ăn ít các loại chất béo lại. Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây không chỉ giúp giảm cholesterol mà còn giúp bạn cung cấp nhiều chất xơ cần thiết cho việc tiêu hóa và chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa chất béo thực vật, sữa chua cũng giúp làm giảm cholesterol LDL.
Xem thêm: Phòng tránh bệnh tim với chế độ ăn giảm Cholesterol
Một chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe tim mạch thì trong thực đơn ít nhất phải sử dụng cá hai lần một tuần. Lý do bởi vì cá ít chất béo bão hòa, giàu omega-3, giúp giảm lượng triglyceride trong máu làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Hãy lựa chọn các loại cá hồi, cá ngừ, cá mòi, tuy nhiên không nên chế biến cá bằng cách chiên trong dầu mỡ mà chỉ nên ăn nướng hoặc hấp.
Một bát bột yến mạch hay ngũ cốc nguyên hạt mang lại rất nhiều lợi ích. Các chất xơ và bột trong ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, vì vậy bạn sẽ ít bị ăn quá nhiều vào bữa trưa. Chúng cũng giúp làm giảm cholesterol "xấu" và có thể là một phần quan trọng trong chiến lược giảm cân của bạn. Các loại ngũ cốc bạn có thể lựa chọn bao gồm gạo, bắp, gạo nâu và lúa mạch, bột mì.
Các loại hạt vừa giàu chất béo tốt vừa chứa nhiều chất xơ hòa tan rất tốt cho người bệnh tim mạch
Bạn cần ăn một bữa ăn nhẹ? Chỉ 1 nắm tay các loại hạt là có thể giúp bạn vừa ngon miệng, vừa giảm Cholesterol. Chất béo đơn không bão hòa trong các loại hạt giúp giảm cholesterol xấu (DLc) mà không ảnh hưởng đến lượng cholesterol tốt (HDL-c). Một vài nghiên cứu cho thấy những người dùng mỗi ngày khoảng 28 gram các loại hạt có nguy cơ tim mạch thấp hơn những người không dùng. Tuy nhiên, các loại hạt cũng chứa nhiều chất béo và calo, vì thế khi sử dụng không nên quá lạm dụng và tất nhiên là không dùng loại có bọc đường hay chocolate.
Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh lợi ích giảm triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, giảm cholesterol máu cho người bệnh tim mạch, suy tim. Kết quả này được đăng tải kết quả trên tạp chí quốc tế. Vì vậy, bạn có thể sử dụng sản phẩm hàng ngày để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh tim mạch.
Xem thêm:
- Chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả
- Nghiên cứu hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch của Ích Tâm Khang