Cholesterol và nguy cơ tim mạch

A- A+

Cholesterol là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn tới chứng xơ vữa động mạch, nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Tuy nhiên, điều này có thể được kiểm soát nếu tình trạng tăng Cholesterol máu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Ngày nay, y học hiện đại có thể phát hiện cholesterol máu cao đơn giản bằng các xét nghiệm hóa sinh máu và đã có rất nhiều phương pháp điều trị để làm giảm tình trạng này.

Cholesterol và tình trạng xơ vữa động mạch

Cholesterol là một chất dạng sáp, mềm có thể được tìm thấy trong trong máu và trong toàn bộ các tế bào của cơ thể. 75% cholesterol được tạo ra ở gan và 25% còn lại đến từ thức ăn. Trong cơ thể người Cholesterol có một vai trò quan trọng vì được sử dụng để hình thành màng tế bào, một số loại hormon và cần thiết cho nhiều chức năng khác của cơ thể. Tuy nhiên, nồng độ cholesterol cao quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là gây ra các bệnh tim mạch điển hình như: bệnh mạch vànhnhồi máu cơ tim. Với bệnh nhân tim mạch, có hai loại cholesterol quan trọng hay được nhắc tới đó là: LDL-c hay còn được gọi là "Cholesterol xấu" và HDL-c hay thường được gọi là "Cholesterol tốt".

Cholesterol cao là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

Cholesterol cao là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

"Cholesterol xấu" – LDLc

LDL (Lipoprotein mật độ thấp) là chất vận chuyển cholesterol chính trong máu. Nếu có quá nhiều LDL trong hệ tuần hoàn, nó có thể tích tụ lại ở các thành động mạch và tạo ra những mảng xơ vữa động mạch vành làm bít tắc động mạch. Tình trạng này được gọi là chứng xơ vữa động mạch.. Tình trạng LDL trong máu cao (160mg/dL hoặc hơn) phản ánh sự gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nếu bạn đang bị bệnh tim mạch, nồng độ LDL trong máu của bạn tốt nhất nên thấp hơn 100mg/dL hay thậm chí là dưới 70mg/dL. Đó là lý do tại sao LDL được gọi là cholesterol "xấu". Nồng độ LDL giảm phản ánh sự giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch của bệnh nhân.

Nếu cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.103.844 (trong giờ hành chính)

"Cholesterol Tốt" - HDLc

Có khoảng 1/3 đến 1/4 cholesterol máu được chuyên chở bởi HDL (Lipoprotein tỷ trọng cao). HDL chủ yếu chuyên chở cholesterol ra khỏi động mạch để quay trở về gan và loại khỏi cơ thể qua đường mật. Một số chuyên gia tin rằng HDL loại bỏ lượng cholesterol thừa trong máu từ và do đó làm chậm lại tiến trình hình thành mảng xơ vữa. Do đó HDL được biết đến là một loại cholesterol "tốt" vì nếu như có nồng độ cao trong cơ thể thì nó sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những cơn nhồi máu cơ tim. Và ngược lại, nếu nồng độ HDL thấp (dưới 40mg/dL ở nam và dưới 50mg/dL ở nữ) sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Các bệnh nhân tim mạch đó là nên sử dụng các chất béo chưa bão hòa, chẳng hạn như dầu ô liu để có thể giúp tăng "cholesterol tốt".

Cấu trúc của HDL - Cholesterol tốt và LDL là Cholesterol sấu
Cấu trúc của HDL - Cholesterol tốt và LDL là Cholesterol sấu

Kiểm tra Cholesterol thế nào?

Những người trên 20 tuổi nên kiểm tra nồng độ Cholesterol máu ít nhất mỗi năm 1 lần. Đây là một xét nghiệm máu đơn giản, đo lường các dạng khác nhau của Cholesterol đang lưu hành trong máu sau khi ăn 9 giờ đến 12 giờ. Kết quả sẽ cho thấy nồng độ cholesterol "xấu", cholesterol "tốt" và Triglyceride.

Chỉ số Cholesterol phản ánh điều gì?

Lượng calo, đường, và rượu dư thừa trong thức ăn sẽ được chuyển thành các chất béo dự trữ trong cơ thể. Những người hút thuốc lá, thừa cân, không hoạt động, hoặc là những người nghiện rượu nặng sẽ có xu hướng tích trữ chất béo cao và đương nhiên là chỉ số nồng độ Cholesterol trong máu cao. Chỉ số cholesterol toàn phần bao gồm LDL, HDL, và VLDL (lipoprotein tỷ trọng rất thấp, là một tiền chất của LDL) trong máu. Chỉ số Cholesterol toàn phần dưới 200 được xem là trong giới hạn bình thường. Người có chỉ số Cholesterol toàn phần trên 200 sẽ là những người có nguy cơ cao về bệnh tim mạch. Người ta thường tính toán tỉ lệ cholesterol bằng cách tính tỉ lệ giữa chỉ số Cholesterol toàn phần và chỉ số HDL. Ví dụ, một người có chỉ số Cholesterol toàn phần là 200 và HDL là 50 sẽ có tỉ lệ Cholesterol là 4:1 (200:50). Các bác sĩ khuyên nên duy trì tỉ lệ Cholesterol trong khoàng từ 4 đến 1 hoặc thấp hơn - càng nhỏ thì càng tốt. Đây là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim. Các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số Cholesterol toàn phần, HDL và LDL để xác định hướng điều trị.

Cholesterol tăng kéo dài gây xơ vữa động mạch

Cholesterol tăng cao trong máu thường không có bất kỳ triệu chứng nào để nhận diện bên ngoài cơ thể. Theo thời gian, cholesterol có thể dẫn đến sự tích tụ của mảng bám bên trong động mạch, dần dần hình thành các mảng xơ vữa tình trạng này làm thu hẹp lòng động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ sẽ hình thành cục máu đông có thể bít tắc động mạch, chặn dòng chảy của máu. nếu cục máu đông chặn dòng chảy của mạch máu đến não có thể gây ra đột quỵ.

Xem thêm: 

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

TPCN Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch