Cách chăm sóc đẩy nhanh quá trình phục hồi sau thay van tim

A- A+

Để phục hồi sau thay van tim tốt, người bệnh cần phải tái khám định kỳ, thường xuyên theo dõi cân nặng, duy trì chế độ ăn uống khoa học, hoạt động tình dục vừa phải, theo dõi các chỉ số đông máu.. và tuân thủ một số lưu ý khác. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế biến chứng và kéo dài tuổi thọ van tim.

Điều gì xảy ra nếu không chăm sóc cẩn thận sau thay van tim?

Nếu quá trình phục hồi sau thay van tim không tốt, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng trung thất, xương ức, vết mổ…
  • Suy nội tạng: Suy thận, suy gan, suy tim, suy đa tạng kết hợp
  • Các biến chứng về thần kinh hoặc biến chứng hô hấp.

May mắn là việc tuân thủ các lưu ý dưới đây sẽ giúp người bệnh ít gặp biến chứng, phục hồi sau thay van tim nhanh hơn, đặc biệt là kéo dài tuổi thọ van tim trong những năm về sau.

Cách chăm sóc bệnh nhân ngay sau phẫu thuật thay van tim

Ngay sau khi mổ thay van tim, người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng

Ngay sau khi mổ thay van tim, người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng

Sẽ chỉ mất vài giờ để hoàn tất một cuộc phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van tim. Thế nhưng, thời gian để cơ thể phục hồi hoàn toàn có thể lên tới vài tuần. Để rút ngắn thời gian này, gia đình và bản thân người bệnh sẽ cần tuân thủ các lưu ý dưới đây: 

  • Theo dõi thời gian người bệnh tỉnh lại: Thông thường, người bệnh sẽ tỉnh dần sau 2 tiếng từ lúc kết thúc mổ thay van. Do đó, nếu quá thời gian này bệnh nhân chưa tỉnh lại, gia đình cần báo với đội ngũ bác sĩ ngay lập tức.
  • Hạn chế người vào thăm ngay sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật sửa chữa hay thay van tim một vài giờ, người thân của bạn có thể được vào thăm trong chốc lát, nhưng nên hạn chế để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tập hít thở sâu và tập ho: Việc này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Hầu hết người bệnh do sợ đau nên không dám ho sau mổ. Nhưng thực tế, ho không gây ảnh hưởng tới vết mổ cũng như cầu nối tại tim. Ngược lại việc này sẽ giúp làm giảm tình trạng ứ trệ ở phổi, giảm nguy cơ viêm phổi và sốt. Bạn sẽ dễ ho hơn nếu kê một chiếc gối dưới lưng. 
  • Thay đổi tư thế nằm: Thay đổi tư thế nằm thường xuyên và liên tục trở mình cũng giúp quá trình phục hồi sau thay van tim, sửa chữa van tim tốt hơn. Trong khi ngủ, bạn nên nằm nghiêng về một bên và thường xuyên trở mình, thay đổi tư thế vài tiếng một lần nếu được. Bởi việc nằm ngửa trong một thời gian dài sẽ không tốt cho phổi của bạn.
  • Ăn thức ăn lỏng: Khi ống nội khí quản được rút ra, bạn sẽ có thể ăn được các thức ăn lỏng như súp, cháo. Tùy vào hệ tiêu hoá của bạn mà có thể chuyển từ thức ăn lỏng sang ăn như bình thường lâu hay nhanh.
  • Vận động nhẹ nhàng: Thường sau mổ 2 ngày, bạn có thể ngồi dậy hoặc đi lại xung quanh phòng. Sau đó, có thể đi bộ những quãng ngắn ngoài hành lang, thậm chí là lên cầu thang hay đi bộ dài hơn để chuẩn bị về nhà. Trong vòng 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật, bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường nhưng không nên làm việc gắng sức, bê vác hay dùng sức kéo bất kỳ một vật nặng nào có trọng lượng hơn 50 kg.
  • Vệ sinh thân thể: Bạn có thể lau người ngay sau khi mổ. Sau một vài ngày, bạn có thể gội đầu, tắm với vòi hoa sen và sử dụng xà phòng để giữ cơ thể sạch sẽ.
  • Chú ý vết mổ: Bác sĩ hoặc y tá sẽ hướng dẫn bạn cách thay băng, rửa vết mổ khi về nhà. Điều bạn cần làm là tuân thủ đúng các hướng dẫn này. Nếu vết mổ có các dấu hiệu bất thường (sưng, đau, chảy dịch…) hãy báo ngay cho bác sĩ.

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng sớm viên uống thảo dược Ích Tâm Khang giúp làm giảm mệt mỏi, khó thở, đau ngực, tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật, hạn chế nguy cơ biến chứng, tái hẹp hở van sau phẫu thuật van tim. Hãy gọi tới số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

Cách kéo dài tuổi thọ van tim cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Van tim sửa chữa hoặc thay thế thường không có tuổi thọ vĩnh viễn. Vì thế khi sức khỏe đã phục hồi sau thay van tim, bạn nên nghĩ đến việc làm thế nào để kéo dài tuổi thọ van tim. Một số lời khuyên dành dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều này.

Tái khám đều đặn

Sau khi ra viện, bạn sẽ được hẹn khi nào thì cần quay lại tái khám. Trong vòng 3 tháng đầu, bạn nên đi khám lại đều đặn để các bác sĩ kiểm tra chế độ dùng thuốc và tìm ra liều phù hợp có tác dụng ổn định với bạn. Sau đó, ít nhất bạn cần phải đi kiểm tra lại 2 lần/năm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào thì cần khám thêm.

Theo dõi cân nặng

Bạn nên theo dõi cân nặng hàng ngày. Trong khoảng 3 tuần đầu sau phẫu thuật, bạn có thể bị sút cân một chút. Nếu bạn tăng hơn 2,5 kg/tuần, có thể bạn đang bị phù. Đây là dấu hiệu xấu và cũng cần đi khám lại ngay.

Duy trì chế độ ăn khoa học

Sau khi phẫu thuật van tim, bạn nên hạn chế ăn muối và các thực phẩm chứa nhiều muối (như dưa, cà muối, các loại đồ hộp, cá khô, đồ ăn nhanh…). Bữa ăn cần đầy đủ dưỡng chất với tỉ lệ cân đối các loại thịt, cá, rau xanh, rau củ. Nếu cần, bạn có thể đến gặp các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng hoặc gọi tới trung tâm tư vấn 0983.103.844 để xây dựng được một chế độ ăn phù hợp với cơ thể bạn.

Chế độ ăn sau thay van tim tốt sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn

Chế độ ăn sau thay van tim tốt sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục đều đặn sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên bạn nên tránh những hoạt động thể lực mạnh, khiến tim của bạn phải làm việc gắng sức. Chỉ nên tập luyện với những môn vừa sức, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe... Phần lớn người bệnh sau phẫu thuật vài tuần có thể đi bộ 3 - 4km mỗi ngày.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim không chỉ hữu ích với người chưa phẫu thuật van tim. Với những người đã sửa chữa hoặc thay van tim, giải pháp này cũng giúp tăng tốc độ hồi phục và bảo vệ van tim mới.

Trong số các sản phẩm này, chắc chắn phải kể đến Ích Tâm Khang. Không chỉ được nhiều người bệnh hẹp hở van tim lựa chọn, đây còn là sản phẩm duy nhất hiện nay đã được kiểm chứng hiệu quả tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang được đăng tải trên tạp chí Quốc tế càng khẳng định chắc chắn hơn mức độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm này.

Thông tin hữu ích cho bạn: Đánh giá của người bệnh về Ích Tâm Khang 

Theo dõi chỉ số đông máu

Sau mổ, bạn cần dùng thuốc chống đông máu đều đặn để phòng huyết khối hình thành ở van tim nhân tạo. Tuy nhiên, những thuốc này có tác dụng là làm kéo dài thời gian đông máu (prothrombin time, viết tắt là PT), nên bạn sẽ phải xét nghiệm chỉ số PT định kỳ để theo dõi ảnh hưởng của thuốc. Qua đó, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh về liều để duy trì chỉ số này trong giới hạn cho phép.

Uống thuốc đúng chỉ dẫn

Bạn chỉ nên uống thuốc mà bác sĩ đã kê đơn và không nên tự ý dùng thêm bất cứ một loại thuốc nào nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Để tránh quên uống thuốc, bạn nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu quên, hãy gọi cho bác sĩ của bạn để được hướng dẫn, tuyệt đối không được tự ý tăng gấp đôi liều vào ngày hôm sau.

Cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì kết quả sau thay van

Cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì kết quả sau thay van

Làm việc vừa sức

Để sức khoẻ được phục hồi sau thay van trở về bình thường, trung bình bạn sẽ mất khoảng từ 4 - 6 tuần. Với công việc văn phòng, bạn có thể đi làm trở lại sau khoảng 4 tuần. Với những công việc có cường độ vận động cao hơn, thì cần nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần trước khi bắt tay vào làm việc trở lại. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để được biết khi nào sức khỏe của bạn đã hồi phục hoàn toàn.

Một số trường hợp vẫn còn suy tim đáng kể sau phẫu thuật và không thể trở lại làm công việc trước đây, khi đó bạn nên được tư vấn hướng nghiệp để tìm ra công việc phù hợp với sức khỏe hiện tại.

Hoạt động tình dục vừa phải

Bạn có thể bắt đầu các sinh hoạt tình dục khi sức khỏe đã sẵn sàng. Nhưng cần tránh các tác động mạnh lên ngực trong thời gian xương ức đang liền. Bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề này trong bài viết “Bệnh tim và hoạt động tình dục”.

Dự phòng viêm nội tâm mạc

Người bị bệnh van tim hay sau phẫu thuật van tim thường có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng van tim, xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào trong dòng máu, làm loét sùi van tim và có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng. 

Vì vậy, nếu phải thực hiện bất kỳ một thủ thuật hoặc phẫu thuật nào đó trên cơ thể, bạn cần phải trao đổi trước với bác sĩ để được dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn. Nếu được dùng thuốc kháng sinh, nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong các tình huống này rất nhỏ. 

Ngoài ra, bạn cũng cần cho các bác sĩ biết bạn đang dùng thuốc chống đông máu. Bởi trong quá trình làm thủ thuật hay phẫu thuật, bạn sẽ phải tạm thời ngưng dùng thuốc chống đông để tránh tình trạng chảy máu.

Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa nội Tim Mạch Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội trong buổi phỏng vấn cũng đã đưa ra những hướng dẫn để giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ của van hơn. Mời bạn đọc lắng nghe tư vấn của Bs qua video sau:

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ thay van tim

Dấu hiệu cảnh báo người bệnh phẫu thuật van tim cần tái khám

Giống như nhiều phẫu thuật khác, phẫu thuật van tim cũng có thể xảy ra các biến chứng trước, trong hay sau mổ. Sau phẫu thuật, nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ hay nhồi máu cơ tim sau đây thì hãy gọi ngay cho đội cấp cứu để được đưa đến bệnh viện: 

  • Đau thắt ngực hoặc khó chịu vùng ngực; 
  • Khó thở;
  • Đột ngột tê và yếu mặt, tay, chân; hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Đột ngột bất tỉnh hoặc ngơ ngác, thờ ơ, không hiểu hay không trả lời đúng các câu hỏi.
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột mà không rõ lý do.
  • Đột ngột xuất hiện các rối loạn về khả năng nhìn ở 1 hoặc 2 mắt.

Ngoài ra, nếu gặp một số dấu hiệu nào khác như sốt, vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, tăng cân bất thường, phù mắt cá chân, mệt mỏi, chảy máu bất thường, loạn nhịp tim… Bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn!

Hy vọng chế độ chăm sóc được hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn có thể phục hồi sau thay van tim một cách tốt nhất. Dù là phẫu thuật phức tạp, bạn vẫn hoàn toàn nắm thế chủ động trong hành trình tìm lại sức khỏe cho trái tim.  

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh van tim hiệu quả

Tham khảo: Tạp chí tim mạch học Việt Nam

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.