Phẫu thuật bắc cầu mạch vành nguy hiểm không? Rủi ro & chi phí

A- A+

Kể từ khi được công bố lần đầu tiên vào năm 1970, phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành đã trở thành một phát minh mang tính đột phá trong lịch sử ngành phẫu thuật tim mạch thế giới. Sau hơn 40 năm, phương pháp này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh mạch vành.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là gì?

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (hay phẫu thuật bắt cầu chủ vành) là phương pháp mổ bắc cầu trên những động mạch vành bị hẹp nặng hoặc tắc mà không thể đặt stent. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh mạch vành, hội chứng mạch vành cấp

Khi nào cần phẫu thuật bắc cầu mạch vành?

Người bệnh mạch vành sẽ được chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành trong những trường hợp:

  • Đau thắt ngực ổn định (thường chỉ xuất hiện đau khi gắng sức), mức độ đau không thể chịu đựng được mặc dù đã được điều trị nội khoa đầy đủ.
  • Tổn thương mạch vành nặng: tổn thương thân chung, hẹp nhiều nhánh, chức năng bơm máu của tâm thất trái kém hoặc có bệnh tiểu đường.
  • Có nguy cơ cao đột tử hoặc nhồi máu cơ tim trong tương lai (được đánh giá khi làm các nghiệm pháp gắng sức).
  • Đau thắt ngực không ổn định (đau cả khi nghỉ ngơi, mức độ đau nhiều, cơn đau kéo dài lâu hơn hoặc không đáp ứng với điều trị bằng thuốc).
  • Người bệnh sau nhồi máu cơ tim có động mạch bị tắc không thể mở thông lại bằng đặt stent mạch vành.

Sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, khoảng 95% người bệnh sẽ giảm được hoặc hết hẳn triệu chứng đau ngực; 85 - 90% người bệnh không bị đau ngực trở lại trong vòng 1 đến 3 năm sau mổ. Khoảng 75% không đau ngực và không có các biến cố lớn về bệnh mạch vành ở thời điểm 5 năm sau mổ.

Nếu bị hẹp mạch vành nặng không thể đặt stent, bạn sẽ phải bắc cầu chủ vành

Nếu bị hẹp mạch vành nặng không thể đặt stent, bạn sẽ phải bắc cầu chủ vành

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành nguy hiểm không?

Giống như tất cả các phẫu thuật hay can thiệp tim mạch khác, phẫu thuật bắc cầu mạch vành cũng có những rủi ro biến chứng nhất định:

  • Thường gặp: rối loạn nhịp tim, rung nhĩ. Trong đó tỷ lệ người bệnh bị rung nhĩ sau phẫu thuật tới 40%. 
  • Ít phổ biến hơn: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu, suy chức năng nội tạng, suy thận (5%), thiếu máu cơ tim cục bộ, cơ tim suy yếu tạm thời, tràn dịch màng phổi, nhồi máu cơ tim (1%), tử vong (chủ yếu do người bệnh đã có bệnh lý nền khác trước đó).

Ngoài ra sau khi thực hiện phẫu thuật cầu mạch vành, người bệnh sẽ cần có thời gian phục hồi tương đối lâu, từ vài tuần đến vài tháng. Trong thời gian này, người bệnh có thể bị đau ở vết mổ, chán ăn trong khoảng vài tuần. Khoảng 1/3 người bệnh có thể bị trầm cảm sau khi mổ bắc cầu mạch vành.

Để giảm rủi ro sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định, duy trì lối sống điều độ và sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang. Sản phẩm đã được chứng minh có hiệu quả giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ngăn ngừa tắc hẹp mạch vành và nhồi máu cơ tim. Hãy liên hệ ngay số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

Chi phí phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Chi phí phẫu thuật bắc cầu mạch vành là khoảng 100 - 120 triệu cho 1 cầu. Bệnh nhân bắc nhiều cầu mạch vành, chi phí sẽ càng cao. Mức giá này cũng sẽ thay đổi tùy theo bệnh viện tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và bảo hiểm y tế.

Nên phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở đâu?

Biến chứng sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành có thể đến từ nguyên nhân cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện phẫu thuật cũng như số năm kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ về địa chỉ phẫu thuật tim tốt. Bạn có thể tham khảo các bệnh viện tim tốt nhất ở Việt Nam trong bài viết: “Khám tim mạch ở bệnh viện nào tốt nhất?

Quá trình phẫu thuật bắc cầu mạch vành diễn ra thế nào?

Hiện nay có 3 cách phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG): mổ truyền thống, mổ không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể và mổ xâm lấn tối thiểu. Quy trình thực hiện của mỗi phương pháp sẽ khác nhau đôi chút.

Phẫu thuật CABG truyền thống

Mổ bắc cầu mạch vành theo cách truyền thống có nhiều rủi ro

Mổ bắc cầu mạch vành theo cách truyền thống có nhiều rủi ro

Bác sĩ sẽ mở ngực theo xương ức, sau đó sẽ sử dụng máy tim - phổi nhân tạo để tạo tuần hoàn ngoài cơ thể. Trong quá trình phẫu thuật tim sẽ ngừng đập. Sau đó bác sĩ sẽ dùng 1 đoạn động mạch cẳng tay, lồng ngực, vú hoặc tĩnh mạch chân để ghép vào đoạn mạch vành cần bắc cầu.

Một cuộc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành theo cách truyền thống thường kéo dài 4 - 6 tiếng. Sau phẫu thuật người bệnh sẽ cần nằm viện khoảng 4 - 5 ngày để theo dõi.

Mổ bắc cầu không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể

Đây là phương pháp phẫu thuật bắc cầu mới, giúp hạn chế các biến chứng do cắt xương ức và sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể của phương pháp mổ truyền thống.

Phương pháp này không cần ngừng tim trong quá trình phẫu thuật mà sẽ mở một đường nhỏ cạnh xương ức hoặc mở ở khe liên sườn, sau đó sẽ tiến hành nội soi hoặc nhờ sự trợ giúp của robot trong quá trình phẫu thuật.

Tuy nhiên vì tim vẫn đập và hoạt động trong quá trình mổ nên tim cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn nếu chẳng may bị thiếu máu tạm thời.

Mổ bắc cầu xâm lấn tối thiểu

Phương pháp này cũng có ưu điểm là không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể nên ít phải truyền máu, thời gian nằm viện ngắn hơn, chi phí thấp hơn. Tuy nhiên CABG xâm lấn tối thiểu sẽ khó thực hiện đối với trường hợp cần phẫu thuật bắc cầu mạch vành nhiều nhánh, đặc biệt nếu cần thực hiện với các mạch máu mặt sau của tim. 

Một số nghiên cứu còn cho thấy, tỷ lệ rủi ro sau phẫu thuật bằng kỹ thuật này tương đương như cách truyền thống.

Sau mổ bắc cầu mạch vành, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc kỹ.

Sau mổ bắc cầu mạch vành, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc kỹ.

Chăm sóc sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể được coi là ca đại phẫu. Bởi vậy chế độ chăm sóc sau phẫu thuật rất quan trọng, quyết định thời gian phục hồi sức khỏe của người bệnh và khả năng ngừa biến chứng sau phẫu thuật. Tùy thuộc bạn ở nhà hay ở bệnh viện mà có cách chăm sóc không giống nhau.

Chăm sóc tại bệnh viện

Kết thúc phẫu thuật, người bệnh được đưa về phòng hồi sức và được chăm sóc đặc biệt. Người bệnh liên tục được theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở và mức độ oxy trong máu bằng máy monitor. 

Người bệnh có thể sẽ được thở máy cho đến khi hơi thở ổn định. Tuy nhiên, đa số người bệnh không cần phải thở máy. Y tá sẽ giúp người bệnh ho và hít thở sâu trong hai giờ để bong lớp nhầy trên niêm mạc phế nang, phòng ngừa viêm phổi. Hoạt động này có thể gây đau nhức, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Khi đó, người bệnh sẽ được ôm chặt một chiếc gối trước ngực để giảm bớt khó chịu.

Vết mổ dài trên ngực sẽ gây đau trong nhiều ngày sau phẫu thuật. Người bệnh nên dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được quên uống aspirin hoặc các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu khác. Tuân thủ điều trị theo đơn thuốc được kê.

Người bệnh được uống sữa, thức ăn dạng lỏng và chuyển dần qua các loại thức ăn bình thường khi sức khỏe đã được cải thiện. Khi đó, người bệnh sẽ được chuyển phòng từ hồi sức tích cực sang các phòng điều dưỡng sau phẫu thuật.

Chăm sóc tại nhà

Gia đình cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu tại nhà

Gia đình cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu tại nhà

Sau 3 – 5 ngày theo dõi ở bệnh viện, nếu tiến triển tốt, người bệnh sẽ được đưa về chăm sóc tại nhà. Điều quan trọng là vết mổ cần được chăm sóc tốt, luôn sạch sẽ và khô thoáng. Nếu xuất hiện một số dấu hiệu nguy hiểm sau, người bệnh cần được đi bệnh viện ngay:

  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Đỏ, sưng tấy, chảy máu hoặc chảy dịch ở bất kì vị trí nào tại vết mổ
  • Cảm giác đau đớn tăng dần ở vết mổ
  • Khó thở, nhịp tim nhanh bất thường
  • Sưng phù ở chân
  • Tê cánh tay, chân
  • Buồn nôn hoặc nôn

Thời gian cần thiết để lành vết mổ kéo dài từ 6 đến 8 tuần. Nếu bạn làm công việc văn phòng, có thể đi làm trở lại sau 4 đến 6 tuần. Với những công việc đòi hỏi phải mang vác nặng, đặc biệt là phải dùng nhiều lực ở phần thân trên thì có thể đi làm lại sau 3 tháng. 

Quan trọng nhất, phẫu thuật bắc cầu mạch vành chỉ giúp điều trị “phần ngọn”, mảng xơ vữa mới vẫn có thể phát triển gây tái tắc hẹp và đau thắt ngực. Do đó sau phẫu thuật, người bệnh cần duy trì dùng thuốc (nếu bác sĩ chỉ định), ăn giảm mỡ, giảm muối kết hợp với các giải pháp hỗ trợ giảm nguy cơ tái tắc hẹp.

Sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành, người bệnh cần chú ý phòng tái tắc hẹp.

Sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành, người bệnh cần chú ý phòng tái tắc hẹp.

Một trong những giải pháp ngăn chặn tái tắc hẹp được nhiều người lựa chọn hiện nay là sử dụng Ích Tâm Khang. Hầu hết những người đã sử dụng giải pháp này đều phản hồi sức khỏe hồi phục nhanh hơn, không phải tái nhập viện vì động mạch vành bị tắc hẹp trở lại.

Những hiệu quả mà Ích Tâm Khang mang lại cho người bệnh tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện và ghi nhận trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada vào năm 2014. 

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bà Loan (Đào Tấn, Hà Nội) trong video dưới đây để thấy được cảm nhận thực tế của người bệnh mạch vành sau khi sử dụng Ích Tâm Khang:

Kinh nghiệm chữa bệnh mạch vành hiệu quả từ bà Loan (Hà Nội)

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành nếu kết hợp với một chế độ chăm sóc khoa học sau phẫu thuật sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể gánh nặng bệnh tật cho người bệnh mạch vành.

Tham khảo: hopkinsmedicine.org

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]