Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành gồm có dùng thuốc, nong mạch vành đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và tái thông mạch bằng sóng xung kích. Ngoài ra, người bệnh còn cần tuân thủ chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị. Chi tiết về các cách điều trị bệnh động mạch vành này sẽ có trong bài viết sau.
Sử dụng thuốc là giải pháp đầu tiên được lựa chọn khi người bệnh có triệu chứng, hoặc đã thay đổi lối sống nhưng bệnh mạch vành không thuyên giảm. Dựa theo mục đích sử dụng, các thuốc điều trị bệnh mạch vành sẽ được chia thành các nhóm:
Các thuốc thuộc nhóm giảm đau thắt ngực bao gồm thuốc chẹn beta, nitrat hoặc chẹn kênh canxi.
Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng chẹn beta và chẹn kênh canxi trước. Sau đó nếu người bệnh đáp ứng kém với thuốc, bác sĩ sẽ thêm các thuốc khác cũng có tác dụng giảm đau thắt ngực như Ivabradine, Nicorandil, Trimetazidine.
Để giảm đau thắt ngực, người bệnh mạch vành cần dùng thuốc theo chỉ định
Các thuốc này bao gồm thuốc kháng kết tập tiểu cầu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin.
Để sử dụng các thuốc điều trị bệnh mạch vành hiệu quả và an toàn, bạn hãy tham khảo thêm bài viết: Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh động mạch vành.
Tăng huyết áp, đái tháo đường là những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương mạch máu, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành. Những bệnh này thường mắc cùng với bệnh mạch vành làm tình trạng xơ vữa mạch vành xấu hơn. Do vậy, người bệnh cần được kiểm soát đồng thời cả huyết áp và đường máu.
Sự phối hợp các nhóm thuốc và liều lượng thuốc tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Để nhanh chóng kiểm soát được bệnh và phòng tránh các biến chứng bệnh mạch vành gây ra, bạn cần tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh mạch vành có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược như Ích Tâm Khang để tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc Tây.
Ích Tâm Khang có tác dụng cải thiện tuần hoàn mạch vành, làm giảm đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi do thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa xơ vữa mạch vành tiến triển và phòng tránh biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim.
Hiệu quả của Ích Tâm Khang không những đã được kiểm chứng lâm sàng tại viện 108, được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada mà còn được nhiều người bệnh và các chuyên gia tim mạch hàng đầu Việt Nam đánh giá cao. Lắng nghe chia sẻ của họ về sản phẩm trong video dưới đây:
Bà Loan (Hà Nội) trì hoãn đặt stent nhờ tìm được giải pháp điều trị hiệu quả
Chuyên gia đánh giá về hiệu quả của Ích Tâm Khang
Xem thêm: Thông tin chi tiết về Ích Tâm Khang
Sóng xung kích, hay shockwave là một phương pháp điều trị bệnh mạch vành không xâm lấn. Phương pháp này được chỉ định cho:
Người bệnh sẽ được thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm trước như kiểm tra tần suất đau ngực, làm các xét nghiệm sinh hóa, ECG... rồi mới bắt đầu điều trị bằng sóng xung kích.
Ban đầu, dòng điện truyền qua nước đi tới đầu phát sóng tạo thành tia lửa điện bắn lại dung dịch nước. Quá trình này tạo thành vi bong bóng nước. Vi bong bóng nước vỡ ra tạo thành sóng xung kích năng lượng lớn. Cuối cùng, sóng phản xạ rồi tập trung lại vào khu vực thiếu máu.
Tác dụng của phương pháp này là làm giãn mạch lập tức, đồng thời giảm đau, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Trong một nghiên cứu nhỏ trên 20 người ở bệnh viện TWQĐ 108, 75% người bệnh giảm đau ngực, tăng sức khoẻ, tăng tưới máu mạch vành sau 3 tháng điều trị. Hiện cũng chưa thấy trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ. Chi phí sơ bộ cho 3 tháng điều trị bằng phương pháp này là 35.000.000Đ/người bệnh.
Trong trường hợp bệnh mạch vành tiến triển nặng, sử dụng thuốc điều trị không đủ để kiểm soát bệnh, người bệnh sẽ được yêu cầu can thiệp ngoại khoa. Thường dùng nhất là nong mạch vành và đặt stent
Nong mạch vành và đặt stent là phương pháp can thiệp động mạch vành qua da giúp mở rộng mạch vành ít xâm lấn. Một trái bóng nhỏ được luồn qua động mạch, chẹn vào ngay chỗ chít hẹp, sau đó bóng được bơm phồng để nong rộng mạch vành. Cuối cùng, người bệnh được đặt thêm giá đỡ nhỏ dạng lưới (stent) để giảm tỷ lệ mảng xơ vữa phát triển trở lại.
Đặt stent mạch vành sẽ giúp tái thông mạch một cách nhanh chóng
Khi nào cần đặt stent mạch vành?
Đặt stent mạch vành được thực hiện trong các trường hợp bệnh nhân tắc hẹp mạch vành nặng khoảng trên 70%, có mảng xơ vữa không ổn định với biểu hiện đau thắt ngực ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc khi bị nhồi máu cơ tim cần phải đặt stent ngay. Sau can thiệp, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái tắc hẹp nếu không tuân thủ tốt chỉ định dùng thuốc cũng như có lối sống và chế độ ăn uống kém lành mạnh.
Ngoài ra, những trường hợp không được chỉ định đặt stent mạch vành bao gồm:
Các loại stent mạch vành phổ biến
Cùng với sự phát triển của ngành tim mạch can thiệp thì các loại stent mạch vành mới hơn cũng ra đời với nhiều ưu việt. Hiện các loại stent đang được ứng dụng rộng rãi là:
Để cùng bác sĩ thảo luận về loại stent phù hợp với tình trạng bệnh của mình, bạn hãy tham khảo thêm bài viết: Các loại stent mạch vành: Nên chọn loại nào?
Việc chọn loại stent mạch vành cần cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả điều trị.
Một động mạch hoặc tĩnh mạch từ phần khác trong cơ thể người bệnh được lấy ra, nối vòng qua phần mạch máu bị tắc nghẽn giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa đau tim. Phương pháp này được thực hiện khi:
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành có thể giúp cải thiện lưu lượng máu về tim ngay lập tức. Tuy nhiên, về lâu dài, người bệnh vẫn cần điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống để ngăn ngừa xơ vữa mạch vành phát triển ở các vị trí khác hoặc trên chính các đoạn mạch đã được sử dụng làm cầu nối.
TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh có hiệu quả giúp giảm đau thắt ngực, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, tăng tuổi thọ stent mạch vành. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.
Lối sống lành mạnh không những cải thiện được bệnh mạch vành mà còn ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật khác. Riêng với bệnh mạch vành, một số trường hợp bệnh nhẹ chưa gây biến chứng, chỉ cần người bệnh thay đổi lối sống là đã điều trị được.
Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh giúp người bệnh luôn duy trì được cân nặng trong mức cho phép, đồng thời hạn chế lượng cholesterol có hại trong máu. Cụ thể, cần lưu ý những vấn đề trong chế độ ăn uống như sau:
Chế độ ăn giàu chất xơ có lợi cho điều trị bệnh mạch vành
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể đốt cháy được lượng chất béo dư thừa, tăng cường sức khỏe và phát triển hệ thống tuần hoàn bàng hệ giúp ngăn bệnh mạch vành tiến triển, làm giảm nguy cơ về bệnh tim mạch.
Người bệnh nên tập thể dục 30 - 60 phút mỗi ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga... Cần lưu ý không nên tập luyện quá sức, không chơi các môn thể thao có tính cạnh tranh cao, nên tập với cường độ và mức độ vừa sức và tăng dần lên theo thời gian. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân vừa thực hiện điều trị bằng can thiệp hoặc phẫu thuật chỉ nên vận động thể lực sau từ 4 - 7 ngày kể từ ngày sau khi phẫu thuật.
Xem thêm: 5 bài tập dành cho người bệnh mạch vành
Hàm lượng nicotine trong thuốc lá cao làm tăng quá trình oxy hoá gây tổn thương mạch máu. Bên cạnh đó, các loại chất kích thích khác như rượu, bia khi lạm dụng quá nhiều cũng làm cơ thể bị ngộ độc và ảnh hưởng lên cả hệ thần kinh. Phải nhớ rằng ngoài việc hút thuốc, người bệnh cần phải tránh tiếp xúc với cả khói thuốc lá.
Hầu hết các trường hợp nhồi máu cơ tim ở người bệnh mạch vành được ghi nhận có liên quan đến biến cố tâm lý, thường là cơn giận dữ quá mức của người bệnh. Vì vậy, tránh căng thẳng, biết cách thư giãn và đối mặt với mọi chuyện một cách nhẹ nhàng là điều rất quan trọng để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa biến chứng. Bạn có thể thư giãn bằng nhiều cách như đọc sách, nghe nhạc, câu cá, ngồi thiền, yoga…
Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mạch vành, mỗi phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng. Cho dù sử dụng phương pháp điều trị nào, bạn cũng phải luôn kiên trì tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ để cải thiện sức khỏe và kiểm soát tình hình bệnh một cách hiệu quả nhất.
Tham khảo: nhlbi.nih.gov, Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành Bộ Y Tế
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh