Rối loạn nhịp tim uống thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng

A- A+

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ là ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, người rối loạn nhịp tim uống thuốc gì và cần lưu ý sử dụng như nào cho đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Đôi nét về rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường, xảy ra khi tim đập quá nhanh, quá chậm hay loạn nhịp. Cụ thể:

  • Khi nhịp đập nhanh hơn bình thường là rối loạn nhịp tim nhanh (> 100 nhịp/phút).
  • Khi nhịp đập chậm hơn bình thường là rối loạn nhịp tim chậm (< 60 nhịp/phút).

Nói cách khác, rối loạn nhịp tim là tốc độ nhịp tim không đều với tốc độ vốn dĩ của nó. Do đó, tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất là rung nhĩ.

Biến chứng rối loạn nhịp tim có thể gặp

Người bị rối loạn nhịp tim thường chủ quan bởi hầu hết nó sẽ biến mất khi nghỉ ngơi. Đó cũng là lý do khiến người bệnh bỏ qua các triệu chứng và không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài và nặng hơn sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm tới người bệnh, cụ thể như:

  • Suy tim: Rối loạn nhịp tim khiến tim hoạt động lúc nhanh, lúc chậm. Điều đó làm tăng áp lực cho tim khiến tim hoạt động nhiều hơn, lâu ngày tim bị suy yếu không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể. 
  • Đột quỵ: Nguyên nhân thường gặp của đột quỵ là do cục máu đông. Bởi nhịp tim không đều khiến áp lực và sự co bóp thành tim càng lớn, là yếu tố nguyên nhân gây vỡ cục máu đông. Nó có thể theo động mạch tới não gây tắc nghẽn và tổn thương não nặng nề, nghiêm trọng hơn có khả năng tử vong cao.

roi-loan-nhip-tim-la-can-benh-tim-dac-trung,-do-nhip-tim-dap-qua-nhanh-hoac-qua-cham

Rối loạn nhịp tim là căn bệnh tim đặc trưng, do nhịp tim đập quá nhanh hoặc quá chậm

Rối loạn nhịp tim uống thuốc gì để ngừa biến chứng?

Để phòng tránh nguy cơ biến chứng hiệu quả, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ kết hợp sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên để sử dụng thuốc được hiệu quả và hiểu rõ hơn tác dụng của chúng là việc cần thiết. Cụ thể: 

Thuốc chống loạn nhịp tim

Thuốc chống loạn nhịp sự lựa chọn hàng đầu khi đặt ra câu hỏi “Rối loạn nhịp tim uống thuốc gì”. Thuốc chống loạn nhịp thường được sử dụng như cụ thể Amiodarone (Cordarone), Quinidin, Ibutilide (Convert), … Thông tin về loại thuốc này như sau:

Tác dụng của thuốc

Nhóm này được sử dụng với trường hợp giúp ổn định trong trường hợp nhịp tim nhanh, ngăn chặn sự bất thường xung điện trong tim bằng cách tiêm tĩnh mạch trong trường hợp khẩn cấp hay sử dụng uống trong thời gian dài. Mục tiêu của tuốc giúp nhịp tim khôi phục về trạng thái bình thường, kéo dài thời gian trơ của tim, giảm tính tự động bất thường của nhịp tim.

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thuốc mang lại thì cũng đi kèm với những tác dụng không mong muốn khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Khi đó hãy liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để có biện pháp kịp thời. Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể kể đến như:

  • Buồn nôn, chán ăn, táo bón.
  • Hạ huyết áp, nhịp tim chậm quá mức, loạn nhịp,...
  • Mệt mỏi, khó chịu, rối loạn thị giác,...

thuoc-chong-loan-nhip-tim-giup-on-dinh-nhip-tim-cua-ban

Thuốc chống loạn nhịp tim giúp ổn định nhịp tim của bạn

Thuốc chẹn kênh calci điều trị đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim

Thuốc chẹn kênh calci là thuốc tây rối loạn nhịp tim tác động chủ yếu trên động mạch và cơ tim, được chia làm 3 nhóm chính với 3 công dụng. Thuốc chẹn kênh calci có trong: Amlodipine, Felodipine, Isradipine, Nifedipine,… Thông tin về thuốc như sau:

Tác dụng của thuốc

Mỗi nhóm thuốc có từng công dụng riêng, cụ thể:

  • Dihydropyridine (DHP) Tác động chủ yếu ở động mạch.
  • Phenylalkylamine có tác động chủ yếu lên cơ tim.
  • Benzothiazepine:có tác dụng trên cả cơ tim và động mạch.

Với công dụng giãn động mạch bằng cách giảm lưu lượng canxi vào tế bào, hạ huyết áp hiệu quả giúp điều trị đau thắt ngực hay rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, chúng còn ngăn ngừa các loại bệnh tim mạch hiệu quả.

Tác dụng phụ có thể gặp

Với công dụng mang lại hiệu quả cao, đồng nghĩa đi theo đó là nhiều tác dụng không mong muốn như: phù, nhức đầu, đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh.

thuoc-chen-kenh-calci-giup-ha-huyet-ap,-on-dinh-nhip-tim

Thuốc chẹn kênh calci giúp hạ huyết áp, ổn định nhịp tim

Thuốc chẹn beta 

Thuốc chẹn beta theo truyền thống chúng còn được gọi là thuốc “bảo vệ tim” vì vậy chúng có vai trò quan trọng với bệnh tim mạch. Thuốc chẹn beta phổ biến hiện nay là: Bisoprolol (Concor), Metoprolol (Betaloc), Acebutolol (Sectral),…

Tác dụng của nhóm thuốc

Với tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu, nhờ ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần adrenalin - một hormone có hoạt tính có mạch và làm tăng nhịp tim. Nhóm này thường được sử dụng cho tình trạng nhịp tim nhanh trên thất, nhịp nhanh tại nút nhĩ thất, cuồng nhĩ và rung nhĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp

Mệt mỏi, đau đầu, táo bón, tiêu chảy,…là những tác dụng không mong muốn của thuốc này. Đôi khi, chúng làm hạ nhịp tim quá mức. Bên cạnh đó, nhóm thuốc chẹn beta cũng có thể gây ra mệt mỏi, ho, khó thở, đau ngực,...

thuoc-bao-ve-tim-khong-the-thieu-voi-nguoi-roi-loan-nhip-tim

Thuốc bảo vệ tim không thể thiếu với người rối loạn nhịp tim

Thuốc chống đông máu

Các loại thuốc chống đông máu thường dùng với tình trạng rối loạn nhịp tim có thể kể đến như: 

  • Aspirin liều thấp ví dụ như Aspirin 100,...
  • Thuốc kháng vitamin K ví dụ như Sintrom, Warfarin. 
  • Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu ví dụ như Clopidogrel (Plavix),...
  • Thuốc chống đông đường uống mới ví dụ như Rivaroxaban (Xarelto), Edoxaban,...

Tác dụng của nhóm thuốc

Thuốc chống đông giúp giảm hình thành cục máu đông xuất hiện gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch, phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người bệnh rối loạn nhịp tim. 

Tác dụng phụ có thể gặp

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống đông máu là đau bụng, chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy và gia tăng nguy cơ xuất huyết (xuất huyết đường tiêu hóa, đường tiểu,…).

Bạn có thể thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: xuất huyết bất thường dưới da, chảy máu chân răng, hay các vết bầm tím bất thường,... Cần tránh dùng thuốc chống đông cho phụ nữ có thai và cho con bú, người có cơ địa dễ xuất huyết.

thuoc-chong-dong-giup-ngan-ngua-hinh-thanh-cuc-mau-dong 

Thuốc chống đông giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông 

Lưu ý gì trong quá trình sử dụng thuốc?

Sử dụng thuốc đúng cách là khi người bệnh tuân thủ theo những điều sau:

  • Sử dụng tất cả các thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn mang thuốc theo bên mình.
  • Không được ngừng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Khi thấy cơ thể gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy liên hệ tới bác sĩ điều trị, nặng hơn hãy gọi ngay tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Hỏi thêm ý kiến bác sĩ về thực phẩm mình có thể dùng hay đang dùng, tránh trường hợp tương tác với thuốc điều trị. 
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giảm muối và mì chính nhằm giảm gánh nặng cho tim.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp phát triển hệ tuần hoàn bàng hệ, tăng lưu thông máu.

Song song với việc điều trị chứng rối loạn nhịp tim thì việc tăng cường chức năng tim mạch là điều cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bạn nên lưu tâm bổ sung các loại thảo dược giúp ổn định nhịp tim và phòng ngừa biến chứng về tim mạch càng sớm càng tốt. 

Trên đây là bài viết chia sẻ về vấn đề rối loạn nhịp tim uống thuốc gì? Nếu còn băn khoăn gì về chứng rối loạn nhịp tim hay bệnh lý tim mạch, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia theo số 0983.103.844 để được hỗ trợ kịp thời nhất!

 

Nguồn tham khảo:

https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia/prevention--treatment-of-arrhythmia/medications-for-arrhythmia

https://medlineplus.gov/arrhythmia.html

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25737133/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30817899/


 

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]