Suy tim - Hậu quả tất yếu của các bệnh tim mạch

A- A+

Suy tim là hậu quả cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, khó chữa khỏi, nhưng người bệnh có nhiều cơ hội để làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Suy tim không có nghĩa là tim ngừng đập chỉ là sức bơm của tim yếu đi, không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho cơ thể. Khi đó cơ thể của bạn có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Tim không bơm đủ máu, cơ thể không nhận được đầy đủ ôxy và chất dinh dưỡng, khiến người bệnh bị mệt mỏi triền miên
  • Máu bị ứ lại trong tim và trong các mô của cơ thể. Khi đó dịch tích tụ trong cơ thể, làm sưng bàn chân, mắt cá chân và ống chân. Dịch cũng tích tụ trong phổi gây ho phù khó thở. Tình trạng này gọi là "phù phổi".

Tất cả các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim… đều có thể dẫn đến suy tim.

Suy tim là bệnh mạn tính, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn và là hậu quả chung của tất cả các bệnh tim mạch.

Suy tim là bệnh mạn tính, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn và là hậu quả chung của tất cả các bệnh tim mạch.

Xem thêm: Nguyên nhân gây suy tim

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm để tránh hậu quả của các bệnh tim mạch tiến triển nặng hơn

Giai đoạn đầu khi các bệnh tim mạch chuyển suy tim, các dấu hiệu triệu chứng rất khó nhận biết nên nhiều người bệnh đã đánh mất đi cơ hội được chữa trị sớm. Còn ở giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng điển hình của suy tim như:

  • Khó thở: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim. Biểu hiện khó thở có thể xảy ra khi gắng sức, khi nằm hoặc tư thế đầu thấp ở người này nhưng với người khác chỉ cần đi bộ, leo cầu thang, tắm giặt cũng khó thở. Khi suy tim độ 3, suy tim độ 4, người bệnh khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Suy tim giai đoạn cuối, người bệnh phải ngủ ngồi mới có thể thở được.
  • Mệt mỏi: Người bệnh luôn cảm thấy kiệt sức hoặc mệt mỏi ngay cả khi thực hiện những hoạt động thường nhật và đơn giản như: khi sinh hoạt cá nhân, đi lại, leo cầu thang, hay đơn giản khi đi bộ chỉ chừng vài chục mét cũng phải dừng lại để nghỉ mới có thể đi tiếp.

 Với những bệnh nhân suy tim, những hoạt động thường nhật cũng có thể khiến họ mệt mỏi, khó thở

Với những bệnh nhân suy tim, những hoạt động thường nhật cũng có thể khiến họ mệt mỏi, khó thở, …

  • Ho: Ho khan, ho dai dẳng, ho từng cơn, từng tràng, khó khạc đờm, không rõ nguyên nhân – là một trong những dấu hiệu cho thấy suy tim đang tiến triển khiến máu bị ứ lại ở phổi. Khi suy tim tiến triển nặng, người bệnh cứ nằm là ho, buộc phải ngồi mới cảm thấy dễ chịu. Giai đoạn đầu của suy tim, các triệu chứng này rất dễ bị nhầm với các bệnh về đường hô hấp khác nên người bệnh thường bỏ qua hoặc bị chuẩn đoán sai.
  • Phù: Suy tim mức độ nhẹ, nặng ở hai mí mắt khi ngủ dậy. Khi bệnh tiến triển thường gặp phù ở chân, thường ở mắt cá chân, bàn chân, giày dẹp buổi sáng đi vừa đến chiều thấy chật hơn. Dùng tay ấn lên mắt cá chân, vẫn thấy lõm ngay cả khi nhấc ngón tay ra. Khi suy tim tiến triển nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề, mặt to ra. Khác với phù do thận, phù do suy tim thường nặng hơn vào buổi chiều.
  • Nhịp tim nhanh: Khi suy tim, cơ thể bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt bằng cách tăng nhịp tim, để duy trì lưu lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Nhịp nhanh làm cho người bệnh có cảm giác trống ngực, hồi hộp, đau tức ngực, nặng ngực, ngộp thở.  
  • Một số các dấu hiệu khác của suy tim như:

Chú ý mọi thay đổi của cơ thể để suy tim được chuẩn đoán sớm nhất.

Chú ý mọi thay đổi của cơ thể để suy tim được chuẩn đoán sớm nhất.

Thay đổi lối sống giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh tim mạch để phòng ngừa suy tim

Tiên lượng của người bệnh tim mạch khó có thể nói trước, nặng dần hoặc được cải thiện hơn theo thời gian tùy thuộc vào phương pháp điều trị, bệnh phát hiện sớm hay muộn.

Dưới đây là lời khuyên của GS. Phạm Gia Khải - Nguyên Giám đốc Viện Tim mạch Việt Nam dành cho người bệnh tim mạch để phòng ngừa suy tim:

  • Nên tập thể dục đều đặn vừa sức, nhưng cần tránh vận động quá sức
  • Kiêng rượu bia, các chất kích thích, bỏ thuốc lá
  • Hạn chế muối, đường ở mức thấp nhất
  • Hạn chế ăn chất béo
  • Uống nước vừa đủ
  • Tránh bị stress, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ
  • Duy trì cân nặng lý tưởng và kiểm tra cân nặng thường xuyên
  • Suy tim có thể trầm trọng hơn nếu bị bội nhiễm, vì thế nên tiêm phòng cúm để hạn chế tối đa nguy cơ bội nhiễm

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim

8 bài tập thể dục dành cho người bệnh suy tim

Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân suy tim

Tpcn Ích Tâm Khang – giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa suy tim

Mặc dù không phải là thuốc điều trị, nhưng Tpcn Ích Tâm Khang là một trong số ít sản phẩm đã khẳng định được hiệu quả trong vai trò hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và làm chậm lại tiến triển của suy tim và phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao.

Đề cập về vấn đề trên, trong chương trình “Nhịp sống đỏ” của VTC 14, Gs. Phạm Gia Khải cho biết “các thành phần có trong Ích Tâm Khang, không những đông y và cả tây y đều công nhận về tác dụng chống co mạch, giúp giãn mạch, tiêu cục máu đông’’.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu hiệu quả hỗ trợ của Ích Tâm Khang ở bệnh nhân suy tim mạn tính tại Bệnh viện 108. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu tại Canada năm 2014, cho thấy: các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt giảm đáng kể, giảm cholesterol TP và LDL-C máu, ổn định huyết động. Không có bệnh nhân nào phải nhập viện vì suy tim tiến triển trong 3 tháng. Sản phẩm sử dụng an toàn, chưa thấy các biểu hiện tổn thương gan, thận, cơ quan tạo máu và các tác dụng không mong muốn trong thời gian tiến hành nghiên cứu.

Xem chi tiết kết quả nghiên cứu

MK Ích Tâm khang

Xem thêm chia sẻ từ một người mắc bệnh tim mạch đã phải gánh chịu hậu quả của suy tim. Nhưng nhờ sử dụng thêm Ích Tâm Khang họ đã trở về với cuộc sống khoẻ mạnh như chưa hề mắc bệnh:

Bác Thịnh – Thái Nguyên chia sẻ quá trình cải thiện sức khoẻ của mình

Như vậy, mặc dù suy tim là hậu quả của các bệnh tim mạch, khó chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời là điều kiện tiên quyết để giúp người bệnh trở về với cuộc sống bình thường. Ngoài các phương pháp điều trị chính, các giải pháp hỗ trợ điều trị như chế độ ăn uống, tập luyện, hay sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Ích Tâm Khang trong quá trình điều trị cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị giúp người bệnh phòng tránh được nguy cơ suy tim.

Theo http://dantri.com.vn/