Thay van tim có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương pháp phẫu thuật (mổ nội soi hay mổ tim hở), thay van cơ học hay van sinh học, các bệnh mắc kèm… Và khi tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, bạn vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro “ tiềm ẩn” trong quá trình điều trị.
Sự nguy hiểm của mổ thay van tim nằm ở những rủi ro không chỉ xuất hiện trong khi làm phẫu thuật mà cả trong quá trình hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật.
Ngay trong quá trình thực hiện phẫu thuật thay van tim, người bệnh có thể gặp phải những rủi ro sau đây:
- Phản ứng với thuốc gây mê: Một số bệnh nhân có thể sẽ có phản ứng tăng nhịp tim, tăng huyết áp khi sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật
- Chảy máu trong phẫu thuật: Bệnh nhân có thể chảy máu trong khi phẫu thuật, nếu lượng máu mất đi quá nhiều thì sẽ cần phải truyền máu.
- Chấn thương trong phẫu thuật: Phẫu thuật có thể vô tình gây ra thương tổn khác cho cơ thể người bệnh.
Nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mổ thay van tim
Nhiều người bị hẹp hay hở van tim hy vọng mổ thay van tim sẽ chữa khỏi hẳn bệnh. Thế nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. người bệnh sau phẫu thuật cần chú ý một số biến chứng nguy hiểm sau đây:
1. Hình thành cục máu đông
Những người thay van cơ học sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông hay còn gọi là huyết khối cao hơn so với thay van sinh học. Máu đông có thể gây kẹt van (hay gặp với thay van cơ học) hoặc rách lá van (hay gặp ở thay van sinh học), gây rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ (do cục máu đông di chuyển lên não làm tắc mạch máu não).
Để ngăn chặn tình trạng hình thành cục máu đông này, bạn cần dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi định kỳ chỉ số đông máu INR nhằm điều chỉnh thuốc kịp thời.
2. Xuất huyết do dùng thuốc
Việc sử dụng thuốc kháng đông lâu dài hoặc dùng với liều không phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu (xuất huyết) với biểu hiện là vết bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, nặng hơn là xuất huyết não. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này bằng cách kiểm soát tốt chỉ số đông máu.
3. Rối loạn nhịp tim
Rung nhĩ (một dạng của rối loạn nhịp tim) là biến chứng thường gặp nhất sau thay van tim. Biến chứng này nguy hiểm ở chỗ có thể gây ngưng tim, tăng nguy cơ đột tử người bệnh sau thay van.
4. Viêm nội tâm mạc
Đây là một biến chứng nguy hiểm, mặc dù ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao đến 40 - 50%. Viêm nội tâm mạc “sớm” xảy ra trong vòng 60 ngày sau phẫu thuật và viêm nội tâm mạc "muộn" xảy ra ở giai đoạn sau can thiệp một thời gian. Viêm nội tâm mạc dễ gây hư hỏng van và người bệnh có thể phải thay van lần 2.
Mặc dù thay van tim tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu mức độ nguy hiểm của phẫu thuật bằng cách kết hợp các giải pháp sau đây:
Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện với trang thiết bị hiện đại và các bác sĩ có khả năng thực hiện ca phẫu thuật thay van tim. Tuy nhiên, đó vẫn là một trong những ca phẫu thuật phức tạp, và có thể để lại hậu quả cũng như biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ là người giúp bạn quyết định phương pháp phẫu thuật và lựa chọn loại van tim nhân tạo phù hợp. Vì vậy, tốt nhất nếu có thể bạn nên tìm một chuyên gia tim mạch uy tín, giàu kinh nghiệm để tiến hành phẫu thuật.
Xem thêm: Khám tim mạch ở bệnh viện nào tốt nhất?
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc, giảm liều, bỏ liều vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm làm giảm tuổi thọ của van tim nhân tạo và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt, nếu dùng thuốc kháng đông dài ngày thì cần phải chú ý theo dõi chỉ số đông máu bằng xét nghiệm INR, nếu có dấu hiệu xuất hiện cần thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh sau phẫu thuật van tim thường có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Vì vậy, nếu phải thực hiện bất kỳ một thủ thuật hoặc phẫu thuật nào, bạn cần phải trao đổi trước với bác sĩ để được dùng thuốc kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.
Lối sống lành mạnh chính là “chìa khóa vàng” giúp đẩy lùi bệnh tật. Bạn hãy lưu ý những điều sau đây để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ của van tim nhân tạo:
Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể chọn những bài tập giúp tăng cường sức khỏe tim nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp tăng lưu thông máu, nâng cao sức khỏe trái tim.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá và ngũ cốc nguyên hạt; đồng thời bạn cần giảm ăn mặn, kiêng ăn đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Xem thêm: Chế độ ăn tốt cho người bệnh sau thay van tim
Tránh lo lắng, căng thẳng: Stress ảnh hưởng không tốt tới tim mạch. Bạn nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, câu cá, ngồi thiền, gặp gỡ bạn bè…
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe tim mạch
Thực phẩm bổ sung có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc theo đơn nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Dù không thay thế được thuốc điều trị, nhưng nhiều người bệnh đã cải thiện sức khỏe nhờ giảm triệu chứng bệnh khi phối hợp thêm liệu pháp bổ sung này.
Trong số các thực phẩm bổ sung, nổi bật nhất là Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu và đăng kết quả trên Tạp chí Quốc tế Toàn cầu (2014). Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có tác dụng giúp người bệnh cải thiện rõ rệt được tình trạng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết khối đồng thời hồi phục chức năng tim, từ đó phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật thay van tim.
Hở van động mạch chủ 2/4, hở van 2 lá khiến chị Nguyễn Thị Huệ Tp. Hồ Chí Minh) phải chịu đựng những cơn khó thở, mệt mỏi triền miên, đặc biệt là khi bệnh đã tiến triển thành suy tim. Thế nhưng, kể từ khi kết hợp sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang (*) với thuốc điều trị: “Căn bệnh suy tim từng khiến tôi mất ăn, mất ngủ đã thật sự thuyên giảm, chức năng tim hồi phục, đau ngực giảm hẳn, mệt mỏi, khó thở cũng không còn.”
Chị Huệ chia sẻ quá trình chữa bệnh hở van tim
Như sau cơn mưa trời lại sáng, chẳng có niềm vui mừng nào lớn hơn khi bạn vượt qua một giai đoạn bệnh tật đầy khó khăn và lo lắng. Cách tốt nhất để bạn vượt qua nỗi sợ hãi “Thay van tim có nguy hiểm không?” chính là đối mặt với mọi rủi ro bằng sự chủ động ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Theo báo Hellobacsi
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.