Thuốc Atenolol và lưu ý trong điều trị bệnh tim mạch!

A- A+

Cũng giống như những thuốc điều trị tim mạch khác, bên cạnh những lợi ích mà Atenolol mang đến thì trong thời gian sử dụng người bệnh vẫn có thể gặp những tác dụng không mong muốn mà nó gây ra. Vậy nên, để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, người bệnh cần nắm bắt thêm thông tin và lưu ý qua bài viết dưới đây.

Stadnolol là biệt dược của atenolol được sử dụng nhiều tại Việt Nam

Stadnolol là biệt dược của atenolol được sử dụng nhiều tại Việt Nam

Atenolol được sử dụng khi nào? Giá bao nhiêu?

Atenolol thuộc nhóm chẹn thụ thể beta (Beta blocker), hoạt động với cơ chế co mạch do chẹn thụ thể beta 1 và beta 2. Từ đó, ức chế các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline hoạt động làm mạch máu được thư giãn và làm giảm nhịp tim. Thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp: 

  • Tăng huyết áp.
  • Đau thắt ngực mạn tính ổn định.
  • Loạn nhịp nhanh trên thất.
  • Can thiệp sớm vào giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim và dự phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim. 

Hiện nay ở Việt Nam, Atenolol chủ yếu được sử dụng ở hàm lượng 50mg với các biệt dược như: Atenolol 50mg, Stadnolol 50. Sản phẩm đang được bán gần như tại tất các nhà thuốc trên toàn quốc và có giá từ 80.000 ngàn đồng một hộp, hộp 10 vỉ x 10 viên. 

Cách dùng Atenolol an toàn, hiệu quả 

Việc tuân thủ liều dùng theo chỉ định của bác sĩ và những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Đồng thời tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn. 

Cách dùng và liều dùng 

Cách dùng: Atenolol thường được dùng qua đường uống. Thuốc không ảnh hưởng bởi thức ăn hay acid dịch vị nên có thể uống trước hay sau ăn đều được. 

Lưu ý: Nên uống thuốc vào một giờ nhất định. Không được tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc đột ngột khi không có sự đồng ý của bác sĩ. 

Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều tránh quên thuốc và làm tăng hiệu quả điều trị

Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều tránh quên thuốc và làm tăng hiệu quả điều trị

Liều dùng: Liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.

  • Tăng huyết áp: Liều khởi đầu thường dùng ở người lớn là 25-50mg x 1 lần/ngày, tác dụng hạ huyết áp đầy đủ sẽ đạt được sau 1-2 tuần. Có thể tăng liều đến 100mg x 1 lần/ngày. Nhưng việc tăng liều quá 100mg/ngày thường không làm cải thiện được việc kiểm soát bệnh. 
  • Đau thắt ngực: Liều khởi đầu của atenolol ở người bị đau thắt ngực ổn định mãn tính là 50mg x 1 lần/ngày. Có thể tăng đến 100mg x 1 lần/ngày nếu không đạt được hiệu quả tối ưu trong 1 tuần. 
  • Loạn nhịp tim: Sau khi được kiểm soát bằng tiêm tĩnh mạch, liều duy trì thích hợp là 50-100mg/ngày.
  • Điều trị sớm nhồi máu cơ tim cấp: Nếu bệnh nhân dung nạp được tổng liều 10mg đường tĩnh mạch thì uống 50mg ngay sau khi tiêm 10 phút, sau 12 giờ tiếp tục uống thêm 50mg nữa. Duy trì 100mg/ngày từ 6-9 ngày, có thể uống trong 1 lần hoặc chia làm 2 lần. 
  • Điều trị điều trị lo âu, dự phòng giãn tĩnh mạch thực quản, đau nửa đầu: Liều 50mg x 1 lần/ngày, uống liên tục 2-3 tháng.

 Làm gì khi quá liều/ quên liều?

Trong trường hợp quên uống thuốc, hãy uống luôn khi nhớ. Nếu đã quên liều quá 8 tiếng, bạn hãy bỏ hẳn liều đó và dùng liều tiếp theo như bình thường, không uống bù gấp đôi liều. 

Trong tình huống dùng quá liều, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế nếu thấy các triệu chứng sau: Tim đập chậm, hạ huyết áp, co thắt phế quản, móng tay xanh nhạt màu, yếu, ngất xỉu hoặc co giật.

Hạ huyết áp quá mức là tác dụng phụ khi dùng thuốc cần được người bệnh thận trọng

Hạ huyết áp quá mức là tác dụng phụ khi dùng thuốc cần được người bệnh thận trọng

Một số lưu ý cần nhớ để sử dụng Atenolol an toàn

Không phải đối tượng người bệnh nào cũng có thể sử dụng Atenolol an toàn mà không gặp bất kỳ một tác dụng phụ nào. Vậy nên, để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả bạn nên chú ý những điều sau:

Đối tượng thận trọng khi dùng Atenolol

Nếu thấy mình nằm trong danh sách này thì hãy thận trọng khi dùng thuốc. Khi có triệu chứng bất thường hãy liên lạc ngay với bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý:

  • Người mẫn cảm với Atenolol hoặc bất kỳ loại thuốc chẹn beta nào khác.
  • Người bị hen suyễn hoặc có tiền sử viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. 
  • Người mắc bệnh đái tháo đường không ổn định do nguy cơ có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng.
  • Người đang trong thời gian ăn kiêng, hay hoạt động gắp sức.
  • Người bị suy giảm chức năng thận. 
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

 Những tác dụng phụ của Atenolol cần lưu ý 

Trong thời gian sử dụng thuốc bạn có thể gặp hoặc không gặp một trong những tác dụng không mong muốn của thuốc. Cụ thể như: 

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc: Nổi mề đay, mẩn ngứa, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều, hạ huyết áp.
  • Chóng mặt, hồi hộp, choáng váng, ngất xỉu.
  • Yếu cơ, mệt mỏi, thấy lạnh hoặc ớn lạnh ở bàn tay, bàn chân.
  • Buồn nôn, tiêu chảy, vàng da hoặc tròng mắt, chán ăn
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Giảm ham muốn tình dục, khó đạt cực khoái khi quan hệ.

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng Atenolol

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng Atenolol

Tương tác khi sử Atenolol với các thuốc khác

Bạn hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các thuốc sau khi được chỉ định dùng Atenolol. Bao gồm: 

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch như: Nifedipine, Hydrochlorothiazide…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như: Barbiturat, Amitriptylin,...
  • Thuốc điều trị suy tim: Digoxin, Digitalis...
  • Thuốc điều trị nhịp tim nhanh khác như: Amiodarone, Clonidine...
  • Thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống: Insulin, Metformin, Gliclazide...
  • Thuốc kích thích lên hệ thần kinh giao cảm adrenalin, noradrenalin.
  • Thuốc giãn cơ ngoại vi, gây tê, gây mê.

Lời kết 

Trên đây là thông tin đã được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tin về các sử dụng cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng Atenolol. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết làm thế nào để phát huy tốt nhất công dụng của thuốc.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/atenolol.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-11035/atenolol-oral/details

https://www.nhs.uk/medicines/atenolol/

https://www.healthline.com/health/drugs/atenolol-oral-tablet

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]